Tiền sản giật

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Tiền sản giật là biến chứng thai kỳ nguy hiểm đặc trưng bởi chỉ số huyết áp tăng cao bất thường. Tình trạng này được cảnh báo gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Kích thích chuyển dạ sinh sớm hoặc dùng thuốc hạ huyết áp, chống co giật là những biện pháp điều trị tiền sản giật phổ biến hiện nay. 

Tiền sản giật là biến chứng thai kỳ nghiêm trọng gây tổn thương nội tạng và có thể dẫn đến tử vong cả mẹ lẫn thai nhi

Tổng quan

Tiền sản giật (Preeclampsia) là tình trạng huyết áp tăng đột ngột trong thai kỳ gây và tổn thương các cơ quan nội tạng, điển hình là gan và thận. Tình trạng này thường bắt đầu vào khoảng giữa thai kỳ (sau tuần 20) và gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.

Theo thống kê, có khoảng 8% tổng số ca sinh nở trên toàn thế giới gặp phải tình trạng tiền sản giật. Rất nhiều trường hợp trong số này dẫn đến sinh non, thậm chí gây tử vong cho cả mẹ và bé nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Theo các chuyên gia, tiền sản giật được nghiên cứu chẩn đoán có liên quan đến chức năng của nhau thai, cơ quan quan trọng phát triển trong tử cung và có nhiệm vụ cung cấp nguồn oxy, dưỡng chất cần thiết cho thai nhi.

Đối với phụ nữ mang thai bị tiền sản giật, hệ thống các mạch máu hoạt động bất thường hoặc không hoạt động. Điều này khiến gây ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu cho nhau thai, ảnh hưởng đến sự điều hòa huyết áp và làm tăng nguy cơ khởi phát tiền sản giật.

Các vấn đề thường về nhau thai, mang đa thai hoặc bất thường hệ thống miễn dịch được cho là có liên quan đến tiền sản giật

Một số yếu tố dưới đây được xác định làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này như:

  • Phụ nữ mang thai lần đầu;
  • Mang đa thai (sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn);
  • Tiền sử bị tiền sản giật ở lần mang trước;
  • Tiền sử gia đình có người đã từng bị tiền sản giật;
  • Mang thai trễ (> 35 tuổi);
  • Người thừa cân - béo phì;
  • Mắc các bệnh lý như tiểu đường, bệnh thận, cao huyết áp mãn tính hoặc rối loạn tự miễn dịch;
  • Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất;
  • Thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ;

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Triệu chứng

Đa số những người bị tiền sản giật đều không có triệu chứng hay dấu hiệu báo trước. Hoặc nếu có triệu chứng cũng sẽ khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể. Có thể kể đến một số triệu chứng sau:

Bệnh nhân bị tiền sản giật thường gặp các triệu chứng như cao huyết áp, sưng tay, chân, mặt, đau bụng, thay đổi thị lực...

  • Chỉ số huyết áp tăng cao đến 160/110mmHg hoặc cao hơn;
  • Phát hiện protein trong nước tiểu;
  • Sưng phù tay, chân, mặt;
  • Tăng cân đột ngột;
  • Đau đầu;
  • Đau vùng bụng trên bên phải;
  • Nhìn mờ, xuất hiện những đốm đen trong tầm nhìn và nhạy cảm với ánh sáng;
  • Hụt hơi, khó thở;

Chẩn đoán

Chứng tiền sản giật thường được kiểm tra thường xuyên nhằm đưa ra chẩn đoán khi khám thai định kỳ. Bước đầu tiên là thăm khám sức khỏe và kiểm tra các triệu chứng lâm sàng. Đây là bước không thể bỏ qua vì góp phần chẩn đoán tiền sản giật chính xác.

Sau đó, để xác nhận chẩn đoán, bác sĩ thường yêu cầu thực hiện một loạt các xét nghiệm cần thiết có liên quan bao gồm:

  • Xét nghiệm máu, tổng phân tích tế bào máu;
  • Xét nghiệm máu bổ sung kiểm tra chức năng gan, thận;
  • Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ nhằm theo dõi chỉ số protein niệu;
  • Siêu âm hình thái thai nhi, đo kích thước và đánh giá chỉ số nước ối;
  • Soi đáy mắt đánh giá tình trạng suy giảm thị lực;

Biến chứng và tiên lượng

Tiền sản giật là tai biến cực kỳ nguy hiểm xảy ra trong thai kỳ, thậm chí có thể gây tử vong cho cả mẹ bầu và thai nhi. Tại thời điểm trước sinh, tiền sản giật có thể gây ra biến chứng sinh non, nhau bong non hoặc thai chậm phát triển, nhẹ cân.

Ngoài ra, tiền sản giật còn gây ra hội chứng HELLP, đặc trưng với các biểu hiện như tan máu, tăng men gan và số lượng tiểu cầu thấp. Đây là kết quả của tình trạng tiền sản giật gây tổn thương, suy giảm chức năng gan và các tế bào hồng cầu, gây cản trở quá trình đông máu. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác của hội chứng này như đau tức ngực, đau đầu, mờ mắt, chảy máu cam...

Tiền sản giật nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi

Khi tiền sản giật không được kiểm soát cũng làm tăng nguy cơ phát triển sản giật nguy hiểm. Trong trường hợp này, không chỉ gây ra những biến chứng tạm thời mà sản giật sẽ gây tổn thương vĩnh viễn nhiều cơ quan quan trọng như gan, thận, não, mất ý thức, hôn mê và tử vong.

Trường hợp bị tiền sản giật sau khi sinh con, người mẹ có thể đối diện với nguy cơ cao mắc phải các biến chứng sau:

  • Suy thận;
  • Suy tim;
  • Đột quỵ;
  • Tăng nguy cơ phát triển tiền sản giật trong những lần mang thai tiếp theo;

Điều trị

Không có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với chứng tiền sản giật. Nhưng tình trạng này có thể tự biến mất sau khi sinh con. Do đó, nếu người mẹ mang thai gần đủ tháng (thường > 37 tuần) có thể được chỉ định sinh sớm bằng phương pháp sinh thường hoặc sinh mổ tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp chưa đủ điều kiện sinh con sớm, mẹ bầu bị tiền sản giật nặng thường được kê toa thuốc điều trị bao gồm:

  • Thuốc hạ huyết áp nhằm mục đích kiểm soát chỉ số huyết áp về mức ổn định;
  • Thuốc chống co giật như magie sulfat (Anticonvulsive) giúp ngăn ngừa động kinh;
  • Thuốc Corticosteroid vừa giúp cải thiện chức năng gan và tiểu cầu khi mang thai vừa thúc đẩy phổi của thai nhi phát triển tốt hơn để chuẩn bị cho việc sinh sớm;

Kích thích chuyển dạ sinh sớm đối với những trường hợp sản phụ được chẩn đoán tiền sản giật gần cuối thai kỳ

Với những trường hợp bị tiền sản giật không quá nặng, bác sĩ thường khuyến nghị mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe, giảm chỉ số huyết áp và thúc đẩy tăng cường lưu lượng máu đến nhau thai, tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi phát triển trưởng thành.

Trường hợp cần thiết chỉ nên nằm yên hoặc chỉ ngồi, đứng trên giường, hạn chế tối đa các hoạt động dùng sức không cần thiết. Kết hợp thăm khám và theo dõi thường xuyên để kiểm tra các chỉ số, kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.

Trong trường hợp tiền sản giật nghiêm trọng, đe dọa tính mạng người mẹ bắt buộc phải thực hiện đình chỉ thai kỳ.

Phòng ngừa

Không có biện pháp phòng ngừa tiền sản giật tuyệt đối khi mang thai. Chỉ có thể thực hiện các biện pháp tránh các yếu tố rủi ro, giảm thiểu nguy cơ mắc chứng tiền sản giật. Bao gồm:

Sử dụng Aspirin hàng ngày với liều phù hợp có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển tiền sản giật

  • Kiểm soát chỉ số huyết áp và đường huyết khi mang thai.
  • Xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đủ chất, tránh caffein và ăn ít muối, tập thể dục điều độ mỗi ngày, ngủ đủ giấc...
  • Giảm cân an toàn nếu bị thừa cân, béo phì.
  • Sử dụng Aspirin hàng ngày được các chuyên gia chứng minh làm giảm khoảng 15% nguy cơ phát triển tiền sản giật khi mang thai.
  • Trường hợp bạn có các yếu tố nguy cơ bị tiền sản giật, bác sĩ thường khuyến nghị nên bắt đầu dùng aspirin khi thai được 12 tuần.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi có nguy cơ bị tiền sản giật không?

2. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán tiền sản giật?

3. Tôi có thể gặp phải những biến chứng gì khi bị tiền sản giật?

4. Chứng tiền sản giật có làm ảnh hưởng đến thai nhi không?

5. Phương pháp điều trị tốt nhất đối với tình trạng tiền sản giật của tôi?

6. Điều trị tiền sản giật mất bao lâu thì hồi phục?

7. Tôi nên sinh con sớm bằng phương pháp nào?

8. Làm cách nào để giảm nguy cơ tiền sản giật trong lần mang thai tiếp theo?

Tiền sản giật có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Tuy chưa có biện pháp điều trị và phòng ngừa đặc hiệu, tình trạng này vẫn có thể được kiểm soát tích cực nếu phát hiện sớm, áp dụng các biện pháp y tế hiệu quả. Các chuyên gia cũng khuyến nghị phụ nữ mang thai nên duy trì lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ phát triển tiền sản giật.

THAM KHẢO THÊM

Chia sẻ:
Bệnh Tan Máu Bẩm Sinh (thalassemia)
Bệnh tan máu bẩm sinh thalassemia là bệnh di truyền do thừa hưởng gen đột biến huyết sắc tố từ bố mẹ. Trẻ chào đời mắc bệnh thalassemia với nhiều…
Viêm Tuyến Vú
Viêm tuyến vú là tình trạng nhiễm trùng tuyến vú…
Hội Chứng Seckel (người tí hon)
Hội chứng Seckel là dị tật bẩm sinh hiếm gặp…
Ung thư cổ tử cung Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh…
Ốm nghén nặng

Ốm nghén nặng là một dạng ốm nghén nghiêm trọng khi mang thai, đặc trưng bởi tần suất buồn nôn…

Hở Eo Tử Cung

Hở eo tử cung xảy ra khi cổ tử cung giãn sớm dù chưa đến ngày dự sinh. Tình trạng…

Hội chứng Gorlin

Hội chứng Gorlin là một dạng rối loạn di truyền hiếm gặp gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác…

Bệnh Suy Buồng Trứng

Suy buồng trứng là nỗi ám ảnh của không ít chị em phụ nữ. Sự suy giảm chức năng buồng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua