Bệnh Polyp Cổ Tử Cung

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Polyp cổ tử cung là căn bệnh phụ khoa xảy ra chủ yếu ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở. Sự xuất hiện của các khối polyp lớn nhỏ trên bề mặt hoặc bên trong tử cung gây ra hàng loạt các biến chứng sản phụ khoa từ nhẹ đến nặng. Trong đó nguy hiểm nhất là vô sinh và ung thư. Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

Polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung là sự phát triển của các khối polyp trong lớp nội mạc tử cung

Tổng quan

Polyp cổ tử cung (tên tiếng Anh là Endometrial polyps) là những khối u nhỏ, được hình thành do sự quá phát của các tế bào niêm mạc cổ tử cung và ống cổ tử cung. Chúng thường có hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước < 1cm, mềm, màu đỏ tươi hoặc trắng hồng, xám, bóng, mọc rải rác hoặc tụ chung thành từng chùm lớn.

Đa phần những trường hợp chị em bị polyp cổ tử cung đều là lành tính, nhưng một số ít vẫn có thể tiến triển thành ung thư gây nguy hiểm cho sức khỏe. Hoặc biến chứng vô sinh hiếm muộn gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Cho đến nay, nguyên nhân gây polyp cổ tử cung vẫn chưa được lý giải rõ ràng vì cơ chế bệnh sinh bị tác động bởi nhiều yếu tố. Chẳng hạn như:

Polyp cổ tử cung
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến gây polyp cổ tử cung

  • Rối loạn hormone nội tiết: Nồng độ hormone estrogen trong cơ thể khi tăng hay giảm đột ngột một cách bất thường đều sẽ kích thích lớp nội mạc tử cung dày lên. Khi chỉ số hormone vượt ngưỡng cho phép, chị em sẽ có nguy cơ cao bị polyp cổ tử cung. Tùy theo độ tuổi mà chỉ số hormone bình thường khác nhau:
    • Phụ nữ tiền mãn kinh và trong độ tuổi sinh sản: từ 19 - 29 tuổi khoảng 149 pg/ml, từ 30 - 39 tuổi khoảng 210 pg/ml, từ 40 - 49 tuổi khoảng 152 pg/ml, từ 50 - 59 tuổi khoảng 130 pg/ml;
    • Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt: dao động trong khoảng 50 - 400 pg/ml;
  • Các yếu tố nguy cơ khác:
    • Tuổi tác càng cao sự thay đổi nội tiết càng lớn và dễ có nguy cơ bị polyp cổ tử cung hơn;
    • Phụ nữ thừa cân béo phì, chỉ số BMI ≥ 30 thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường, tỷ lệ là > 55%;
    • Chị em đang sử dụng thuốc điều trị ung thư vú (Tamoxifen) cũng làm tăng nguy cơ hình thành các khối polyp trong lòng tử cung;
    • Điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế, dùng thuốc chứa estrogen;
    • Chị em có tiền sử phá thai nhưng còn sót nhau thai, đặt vòng tránh thai;
    • Đã từng có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung...;
    • ...

Gợi ý: Các tổn thương ở cổ tử cung thường gặp và lưu ý

Triệu chứng và chẩn đoán

Đa phần các trường hợp bị polyp cổ tử cung đều không có triệu chứng đặc hiệu. Tuy nhiên, sự hiện diện của các khối polyp trong cổ tử cung có thể gây ra:

  • Chảy máu ở giai đoạn giữa của chu kỳ kinh, gây cường kinh;
  • Rối loạn kinh nguyệt thường xuyên;
  • Tiết dịch nhầy màu vàng;
  • Chảy máu, đau rát sau khi quan hệ;
  • Khô âm đạo;
  • Đau bụng dưới;
  • Các biểu hiện thiếu máu như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, da dẻ xanh xao, mệt mỏi, suy nhược, chán ăn...;

Polyp cổ tử cung
Phần lớn trường hợp có polyp cổ tử cung thường ít gây triệu chứng nên khó nhận biết

Chẩn đoán polyp cổ tử cung được thực hiện thông qua biện pháp sau:

  • Khám mỏ vịt: Dụng cụ này giúp bác sĩ quan sát rõ đặc điểm, màu sắc, kích thước của khối polyp bằng mắt thường.
  • Siêu âm xuyên âm đạo: Thực hiện bằng ống soi có gắn camera đưa trực tiếp vào trong âm đạo. Hình ảnh chi tiết bên trong âm đạo sẽ được truyền ra màn hình máy tính bên ngoài để bác sĩ quan sát, tìm kiếm vị trí khối polyp và đánh giá mức độ tổn thương.
  • Soi tử cung: Bằng kính hiển vi âm đạo chuyên dụng, có khả năng nhìn thấy rõ các mô lót bên trong. Trường hợp bệnh nhân có khối polyp, bác sĩ sẽ kết hợp loại bỏ bằng dụng cụ phẫu thuật.
  • Sinh thiết: Tiến hành lấy mẫu mô nhỏ tại màng lót tử cung tiến hành nuôi cấy và phân tích trong phòng thí nghiệm. Kỹ thuật này nhằm phát hiện tế bào ung thư trong trường hợp nghi ngờ và chẩn đoán lành tính hay ác tính.

Biến chứng và tiên lượng

Sự hiện diện của khối polyp trong cổ tử cung gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chị em, nhất là khi không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Một số biến chứng thường gặp nhất là:

Polyp cổ tử cung
Polyp tử cung nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

  • Tăng nguy cơ bị buồng trứng đa nang;
  • Vô sinh - hiếm muộn do khối polyp gây cản trở sự di chuyển của tinh trùng đến trứng để hình thành phôi thai;
  • Polyp dễ vỡ gây xuất huyết tử cung, đe dọa tính mạng;
  • Dễ mắc các bệnh về viêm nhiễm như viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung... do môi trường âm đạo thay đổi tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển gây bệnh;
  • Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung. Đây là hệ lụy của hiện tượng viêm nhiễm nội mạc tử cung;
  • Đối với phụ nữ mang thai, polyp cổ tử cung ảnh hưởng đến thai kỳ, chèn ép sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, mẹ bầu có nguy cơ bị nhau tiền đạo;
  • Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và chất lượng tình dục;

Điều trị

Sau thăm khám và chẩn đoán, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp.

1. Điều trị bảo tồn

Những trường hợp khối polyp còn nhỏ (< 10mm), số lượng ít và không có triệu chứng hay biến chứng bất thường, tiên lượng tự hồi phục cao sẽ được chỉ định theo dõi thêm mà không cần can thiệp điều trị gì thêm.

Hoặc một số trường hợp sẽ được kết hợp sử dụng thuốc có tác dụng thu nhỏ khối polyp cổ tử cung, hỗ trợ cải thiện triệu chứng và phòng ngừa các rủi ro liên quan. Trong đó, thuốc kháng sinh giúp loại bỏ vi khuẩn, thuốc điều hòa nội tiết tố (thuốc progestin hoặc thuốc đồng vận hormone gonadotropin)... là những loại thuốc trị polyp cổ tử cung được dùng phổ biến nhất.

Ngoài ra, phương pháp nội khoa sử dụng dụng cụ chứa hoạt chất levonorgestrel cũng được cân nhắc chỉ định cho một số trường hợp nhất định. Cách này giúp ngăn chặn sự hình thành các khối polyp cổ tử cung, đặc biệt trong các trường hợp đang điều trị ung thư vú bằng tamoxifen.

2. Phẫu thuật 

Hầu hết những trường hợp phát hiện polyp cổ tử cung đều được áp dụng phương pháp phẫu thuật. Cắt bỏ polyp là thủ thuật đơn giản, thực hiện nhanh chóng và không cần sử dụng thuốc giảm đau. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thực hiện phù hợp:

Polyp cổ tử cung
Phẫu thuật loại bỏ là phương pháp điều trị polyp cổ tử cung hiệu quả nhất

  • Loại bỏ khối polyp: bằng các phương pháp gồm:
    • Xoắn polyp ở cuống;
    • Cắt polyp bằng forcep vòng;
    • Cắt polyp bằng dây vòng;
  • Phá hủy polyp: bằng các phương pháp gồm:
    • Đốt chân bằng dao điện;
    • Dùng nitơ lỏng;
    • Phẫu thuật laser;
  • Phẫu thuật ống cổ tử cung: Trường hợp này bắt buộc phải được tiến hành trong phòng mổ, bác sĩ tiến hành phẫu thuật mở ống cổ tử cung để cắt polyp và đốt bỏ phần chân. Sau khi hoàn thành, tiến hành khâu ống cổ tử cung lại, sát trùng sạch sẽ.

Khối polyp sau khi được loại bỏ, bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi đau nhức nhẹ nhưng sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài giờ. Một số trường hợp còn có triệu chứng chảy máu từ âm đạo trong vòng 1 - 2 ngày, sau đó biến mất. Đây là biểu hiện bình thường nên không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, để tránh các rủi ro hậu phẫu, bệnh nhân cần phải tuân thủ các chỉ định sau:

  • Vệ sinh vùng kín kỹ càng, sạch sẽ và khô ráo bằng nước ấm, dung dịch vệ sinh chuyên dụng, không cào gãi hay thụt rửa sâu;
  • Nếu đến chu kỳ kinh nguyệt, chỉ nên sử dụng băng vệ sinh, không nên dùng tampon hay cốc nguyệt san;
  • Ăn uống đủ chất để bổ sung đa dạng dinh dưỡng hỗ trợ phục hồi sức khỏe, không nên kiêng khem quá mức, chỉ nên kiêng chất kích thích và các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe;
  • Vận động nhẹ nhàng, tích cực, kiêng quan hệ tình dục ít nhất trong vòng 1 tháng;
  • Nếu phát hiện dịch tiết âm đạo có lẫn máu và kéo dài hơn 2 tuần không khỏi hãy đến bệnh viện để được kiểm tra lại;

Phòng ngừa

Điều trị polyp cổ tử cung khá đơn giản. Tuy nhiên bản chất khối polyp lại dễ tái phát nên chị em cần chú ý về cách chăm sóc, thay đổi lối sống lành mạnh và thăm khám thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.

Polyp cổ tử cung
Chế độ sinh hoạt lành mạnh và chăm sóc sức khỏe vùng kín kỹ lượng giúp phòng ngừa polyp cổ tử cung

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ;
  • Dùng dung dịch vệ sinh chuyên biệt dành cho vùng kín;
  • Dùng đồ lót bằng chất liệu cotton, thấm hút tốt và thoáng khí, tránh gây bí bách tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển;
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, phòng ngừa viêm nhiễm và các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục;
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để tầm soát các bệnh bất thường, điều trị sớm ngăn ngừa biến chứng;
  • Duy trì lối sống lành mạnh như ăn uống đủ chất, vận động tích cực, dành nhiều thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái... để tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật;

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Với những triệu chứng đã kể thì tôi đang mắc bệnh gì?

2. Nguyên nhân khiến tôi bị polyp cổ tử cung?

3. Bệnh polyp cổ tử cung có nguy hiểm không? Tiên lượng tốt hay xấu đối với tình trạng của tôi?

4. Tôi cần làm xét nghiệm gì để chẩn đoán polyp cổ tử cung?

5. Hướng điều trị tốt nhất đối với tình trạng bệnh polyp cổ tử cung của tôi?

6. Khi nào cần cắt polyp cổ tử cung? Lợi ích và rủi ro liên quan?

7. Quy trình cắt polyp, chi phí và cách chăm sóc hậu phẫu như thế nào?

8. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không thăm khám và điều trị polyp cổ tử cung?

9. Phác đồ điều trị polyp cổ tử cung thường mất bao lâu?

10. Sau điều trị, polyp cổ tử cung có tái phát không?

Polyp cổ tử cung là bệnh phụ khoa tương đối lành tính ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, bệnh rất dễ tái phát nên dù đã điều trị khỏi dứt điểm nhưng chị em vẫn cần phải chú ý duy trì lối sống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe vùng kín kỹ lưỡng. Đồng thời, thường xuyên thăm khám, tầm soát bệnh tật để kịp thời điều trị bệnh, phòng ngừa các biến chứng khó lường về sau.

Xem thêm:

Chia sẻ:
Sa tử cung
Sa tử cung là một trong những dạng sa tạng chậu thường gặp ở phụ nữ. Tình trạng này phổ biến ở phụ nữ đã trải qua nhiều lần sinh…
Bệnh Tan Máu Bẩm Sinh (thalassemia)
Bệnh tan máu bẩm sinh thalassemia là bệnh di truyền…
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ xảy ra rất phổ biến trong…
Buồng trứng đa nang Bệnh Buồng Trứng Đa Nang
Đa nang buồng trứng (PCOS) là một tình trạng mãn…
Ốm nghén nặng

Ốm nghén nặng là một dạng ốm nghén nghiêm trọng khi mang thai, đặc trưng bởi tần suất buồn nôn…

Hội chứng Lesch-Nyhan

Hội chứng Lesch - Nyhan là một dạng rối loạn di truyền hiếm gặp. Xảy ra do sự thiếu hụt…

Hội chứng lão hóa sớm

Hội chứng lão hóa sớm là một trong những rối loạn hiếm gặp, xảy ra ở trẻ em. Các triệu…

Hội chứng quá kích buồng trứng

Hội chứng quá kích buồng trứng là vấn đề sức khỏe bất thường xảy ra ở phụ nữ đang điều…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua