Hội Chứng HELLP

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Hội chứng HELLP là biến chứng thai kỳ khá hiếm gặp, đặc trưng với các dấu hiệu về tình trạng tán huyết, men gan cao và số lượng tiểu cầu thấp. Hội chứng HELLP có liên quan mật thiết đến chứng tiền sản giật, thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc khởi phát sau sinh. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của cả mẹ & bé nếu không điều trị kịp thời.

Tổng quan

Hội chứng HELLP (HELLP Syndrome) là bệnh lý sản khoa nguy hiểm, được xem là biến thể của tiền sản giật, xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba và đe dọa đến tính mạng cả mẹ lẫn thai nhi. Tình trạng này đặc trưng bởi một tập hợp các triệu chứng thực thể có liên quan đến chức năng gan, xử lý và phân hủy hồng cầu.

Hội chứng HELLP đặc trưng bởi một tập hợp các triệu chứng về chức năng gan, khả năng xử lý và phân hủy hồng cầu

Điều này được thể hiện rõ qua tên gọi, HELLP là cụm từ viết tắt của các yếu tố bệnh sau:

  • H - Hemolysis (tán huyết): Là tình trạng cơ thể tự phá vỡ các tế bào hồng cầu khiến chúng chết đi. Trung bình mỗi ngày có khoảng hàng triệu tế bào hồng cầu chết dần đi và bị phân hủy, loại bỏ khỏi cơ thể. Trong khi, vòng đời thông thường của hồng cầu thường kéo dài khoảng 120 ngày.
  • EL - Elevated Liver Enzymes (tăng men gan): Chỉ số men gan cao là dấu hiệu cảnh báo suy giảm chức năng gan. Tình trạng này xảy ra do xuất hiện các hoạt chất làm tăng mức độ phản ứng của cơ thể.
  • LP - Low Platelet Count (tiểu cầu thấp): Lượng tiểu cầu thấp gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu, dẫn đến chảy máu khó cầm.

Hội chứng HELLP là biến chứng thai kỳ hiếm gặp, tỷ lệ mắc < 1% trong tất cả các trường hợp mang thai. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hội chứng HELLP với tiền sản giật. Trên thực tế, đây là 2 dạng rối loạn riêng biệt, trong đó tiền sản giật gây tăng huyết áp và protein niệu, còn hội chứng HELLP có thể không kèm theo các biểu hiện này, thay vào đó là các vấn đề nghiêm trọng về máu.

Phân loại

Hội chứng HELLP được chia làm 2 dạng cơ bản, dựa vào mức độ và triệu chứng bệnh theo đánh giá phân loại của Hiệp hội Sản khoa Hoa Kỳ (năm 2000). Bao gồm:

  • Hội chứng HELLP một phần: Xảy ra khi phụ nữ mang thai chỉ có 1 - 2 dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
  • Hội chứng HELLP đầy đủ: Thai phụ có nhiều triệu chứng nghiêm trọng và biến chứng nặng, nguy cơ tử vong cao. Bác sĩ khuyến cáo nên đình chỉ thai kỳ nếu mắc thể bệnh này.

Ngoài ra, dựa vào hệ thống phân loại Mississippi, phân loại hội chứng HELLP dựa vào lượng tiểu cầu trong máu và một số chỉ số khác (AST - enzyme men gan và LDH - enzyme lactate trong máu) với 3 cấp độ gồm:

  • Loại I (giảm tiểu cầu nặng): Số lượng tiểu cầu < 50.000/mm3, AST ≥ 70 IU/L, LDH ≥ 600 IU/L;
  • Loại II (giảm tiểu cầu trung bình): Số lượng tiểu cầu dao động từ 50.000 - 100.000/mm3, AST ≥ 70 IU/L, LDH ≥ 600 IU/L;
  • Loại III (giảm tiểu cầu nhẹ): Số lượng tiểu cầu dao động từ 100.000 - 150.000/mm3, AST ≥ 40 IU/L, LDH > 600 IU/L;

Tham khảo thêm: U Gan Lành Tính Là Gì? ĐỌC NGAY Nếu Muốn Loại Bỏ Chúng

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra hội chứng HELLP vẫn được được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định những phụ nữ bị tiền sản giật hoặc sản giật nghiêm trọng có nguy cơ mắc hội chứng HELLP cao hơn. Trung bình có 1 trong 5 phụ nữ mang thai phát triển hội chứng HELLP khi bị tiền sản giật.

Hội chứng HELLP xảy ra do có liên quan đến chứng tiền sản giật

Ngoài ra, còn một số yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ gây hội chứng HELLP như:

  • Phụ nữ mang thai > 25 tuổi;
  • Đã từng sinh co ít nhất 2 lần trước đó;
  • Mắc hội chứng HELLP trong lần mang thai trước;
  • Tiền sử gia đình có mẹ hoặc chị đã từng gặp phải hội chứng HELLP;
  • Đột biến gen gây thiếu hụt LCHAD (gen 3-hydroxyacyl-CoA dehydrogenase chuỗi dài) ở trẻ;
  • Phụ nữ da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn;

Ngoài ra, di truyền kết hợp mô trường cũng là một trong những yếu tố được đánh giá gây ảnh hưởng đến việc mắc hội chứng HELLP ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, yếu tố này vẫn còn đang nghiên cứu và chưa có bằng chứng về bất kỳ gen nào chịu trách nhiệm cho bệnh lý này.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Hội chứng HELLP thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba hoặc một số trường hợp có thể xảy ra sau sinh. Bao gồm các triệu chứng sau:

Phụ nữ mang thai mắc hội chứng HELLP thường gặp các triệu chứng thể chất như đau đầu, nôn ói, đau bụng phải...

  • Đau nhức vùng bụng phía trên bên phải hoặc vùng bụng giữa thượng vị;
  • Đau vai hoặc đau khi hít thở;
  • Thở gấp, thở khó, hổn hển;
  • Buồn nôn, nôn ói dữ dội;
  • Đau đầu;
  • Mờ mắt;
  • Khó chịu, mệt mỏi;
  • Sưng phù toàn thân;
  • Tăng cân nhanh chóng;
  • Vàng da;
  • Có thể có hoặc không có các triệu chứng như chảy máu cam hoặc co giật, run cơ mất kiểm soát;

Chẩn đoán

Chẩn đoán hội chứng HELLP đối với phụ nữ mang thai chủ yếu thông qua đánh giá các triệu chứng lâm sàng, đặt những câu hỏi về quá trình thay đổi thể chất, biểu hiện và thời gian xảy ra, kéo dài, khai thác tiền sử bệnh lý...

Đồng thời, kết hợp một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán xác định hội chứng HELLP:

  • Xét nghiệm máu: Nhằm kiểm tra công thức máu, đo lượng hồng cầu, tiểu cầu, đo nồng độ huyết áp và đánh giá chức năng gan, thận
  • Kiểm tra hình ảnh: Siêu âm hoặc chụp CT nhằm kiểm tra gan to hoặc có dấu hiệu chảy máu trong gan hay không.

Xét nghiệm máu phát hiện các dấu hiệu suy giảm chức năng gan chẩn đoán hội chứng HELLP

Thai phụ chỉ được chẩn đoán mắc hội chứng HELLP khi có tam chứng sau:

  • Tan máu;
  • Các bất thường máu ngoại biên như:
    • Tế bào hồng cầu biến dạng, có nhiều mảnh vỡ hồng cầu;
    • Chỉ số Bilirubin toàn phần tăng hơn 1.2mg/dl, LDH tăng hơn 600 UI/l;
    • Tăng men gan với chỉ số GPT > 70 UI/l;
  • Giảm tiểu cầu thấp < 100.000/mm3.

Ngoài ra, cần chẩn đoán phân biệt giữa hội chứng HELLP với các vấn đề sức khỏe khác như:

  • Hội chứng có kháng thể kháng Phospholipid;
  • Chứng xuất huyết giảm tiểu cầu tắc mạch;
  • Tình trạng tăng huyết áp ác tính;
  • Chứng đông máu nội quản rải rác;
  • Thiếu máu tan máu do tăng ure huyết;
  • Viêm gan nhiễm độc;
  • Viêm gan virus;
  • Nhiễm trùng đường mật;
  • Bệnh gan thoái hóa mỡ cấp tính ở phụ nữ mang thai;

Tham khảo thêm: Chỉ Số Gan Nhiễm Mỡ Khi Nào Bình Thường – Bất Thường?

Biến chứng và tiên lượng

Hội chứng HELLP là tai biến nguy hiểm trong thai kỳ, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chẳng hạn như:

Hội chứng HELLP gây ảnh hưởng sức khỏe và đe dọa tính mạng của mẹ lẫn thai nhi nếu chủ quan không điều trị kịp thời

  • Hình thành cục máu đông;
  • Xuất huyết nghiêm trọng;
  • Nhồi máu não/ Xuất huyết não;
  • Suy thận cấp;
  • Vỡ gan;
  • Nhau bong non (là tình trạng nhau thai tách khỏi tử cung trước khi sinh);
  • Phù phổi do tích tụ lượng lớn chất dịch lỏng trong cơ thể;
  • Nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng huyết;

Thậm chí, hội chứng HELLP có thể đe dọa tính mạng của người mẹ và cả em bé trong bụng. Trong đó, tỷ lệ tử vong đối với mẹ là 10%, thai nhi khoảng 10 - 60% tùy thuộc tiên lượng tình trạng của người mẹ. Ngoài ra, tiên lượng tái mắc hội chứng HELLP (khoảng 20 - 30%) trong lần mang thai kế tiếp và khoảng 40% nếu mẹ mắc chứng tiền sản giật.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị hội chứng HELLP trong hầu hết các trường hợp là ưu tiên bảo toàn sức khỏe và tính mạng người mẹ trong trường hợp khẩn cấp. Những trường hợp khác có thể chỉ định sinh con sớm khi thai đủ tuần hoặc chọn lựa thời điểm thích hợp để đình chỉ thai.

Hầu hết các trường hợp mắc hội chứng HELLP sẽ khỏi, sức khỏe người mẹ chuyển biến tốt bằng phương pháp sinh con và lấy nhau thai ra ngoài. Phương pháp kích sinh sớm thường được chỉ định thực hiện ngay trong vòng 24 - 48 giờ đầu tiên sau chẩn đoán, với điều kiện em bé đã được ít nhất 34 tuần.

Bác sĩ thường chỉ định uống thuốc giục sinh hoặc sinh mổ. Trường hợp người mẹ gặp biến cố sức khỏe nghiêm trọng, bắt buộc phải mổ lấy thai ngay, dù là thai non.

Sinh con sớm là cách duy nhất giúp hội chứng HELLP không làm ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi

Sau sinh, em bé còn non tháng sẽ phải dùng Corticosteroid nhằm duy trì sự phát triển phổi. Đối với người mẹ, cần được chăm sóc tích cực ngay cả trước và sau sinh bằng các biện pháp sau:

  • Nằm nghỉ ngơi tại giường, tránh vận động mạnh;
  • Truyền máu, tiểu cầu, huyết tương và các dịch truyền;
  • Dùng thuốc kiểm soát huyết áp;
  • Truyền chất magie sulfat ngăn ngừa co giật;

Đa số các trường hợp thai phụ mắc hội chứng HELLP sau sinh sẽ phục hồi sức khỏe sau 1 - 5 ngày. Trường hợp sức khỏe yếu, thể trạng lâu phục hồi, các triệu chứng có thể kéo dài hơn 14 ngày mới khỏi hẳn.

Tham khảo thêm: Bệnh Xơ Gan Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Phòng ngừa

Không có biện pháp đặc hiệu để phòng ngừa hội chứng HELLP. Tuy nhiên, chị em có thể làm giảm nguy cơ rủi ro mắc bệnh bằng các biện pháp sau:

Khám thai định kỳ để được theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mẹ và thai nhi

  • Có lối sống khoa học, ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh, đủ chất và luyện tập thể dục tích cực nhằm duy trì cân nặng, thân hình lý tưởng trước khi mang thai.
  • Khám thai định kỳ trong thời kỳ mang thai.
  • Chỉ định điều trị tiền sản giật trong lần mang thai trước bằng thuốc aspirin liều thấp cũng giúp giảm nguy cơ tái phát.
  • Hãy thông báo cho bác sĩ về tiền sử tiền sản giật hoặc mắc hội chứng HELLP trong lần mang thai trước đó.
  • Theo dõi thai kỳ kỹ lưỡng và đến bệnh viện ngay nếu phát sinh bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Hội chứng HELLP là bệnh gì?

2. Nguyên nhân khiến tôi mắc hội chứng HELLP?

3. Hội chứng HELLP ảnh hưởng như thế nào đến tôi và thai nhi?

4. Mắc hội chứng HELLP có gây sinh non không?

5. Hội chứng HELLP có dẫn đến tử vong không?

6. Chẩn đoán hội chứng HELLP bằng phương pháp nào?

7. Phương pháp điều trị hội chứng HELLP tốt nhất dành cho trường hợp của tôi?

8. Tôi có cần phải đình chỉ thai kỳ khi mắc hội chứng HELLP không?

9. Nếu phải sinh non tôi cần làm gì để chăm sóc trẻ?

10. Tôi có thể tái mắc hội chứng HELLP trong lần mang thai tiếp theo không?

Hội chứng HELLP là biến chứng thai kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng của thai phụ lẫn thai nhi. Tuy nhiên, bệnh có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khuyến khích chị em phụ nữ cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng trước và trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, chủ động thăm khám sớm nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, điều trị tích cực, ngăn ngừa các biến chứng khó lường.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Ung thư cổ tử cung Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Tuy…
Hội chứng Swyer
Hội chứng Swyer là một bệnh hiếm gặp ở phụ…
Bệnh Xoắn Buồng Trứng
Xoắn buồng trứng là một trong những cấp cứu phụ…
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ xảy ra rất phổ biến trong…
Buồng trứng đa nang Bệnh Buồng Trứng Đa Nang

Đa nang buồng trứng (PCOS) là một tình trạng mãn tính có thể gây rối loạn kinh nguyệt, mụn trứng…

Hội Chứng XYY (hội chứng siêu nam)

Hội chứng XYY chỉ xảy ra ở trẻ nam sau sinh và theo trẻ đến suốt cuộc đời. Những trẻ…

Bệnh Áp Xe Vú

Áp xe vú là khối áp xe da xuất hiện dưới dạng túi chứa dịch mủ và gây đau nhức…

Hội chứng Asherman

Hội chứng Asherman là tình trạng hiếm gặp gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe sinh sản của phụ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua