Viêm cổ tử cung – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm cổ tử cung thường gây ngứa ở âm đạo, gây rối loạn kinh nguyệt, khí hư bất thường và đau buốt khi đi tiểu tiện. Bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm
I. Viêm cổ tử cung là bệnh gì?
Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm và sưng tấy ở ống cổ tử cung do nhiễm trùng vi khuẩn, ký sinh hoặc nấm. Bệnh thường gây ngứa ngáy và đau nhức ở âm đạo, đặc biệt đau khi quan hệ tình dục. Bệnh có hai dạng chính là viêm cổ tử cung cấp tính và viêm cổ tử cung mạn tính
Xem thêm: Viêm cổ tử cung nên ăn gì để nhanh hồi phục bệnh?
II. Triệu chứng bệnh viêm cổ tử cung
+ Ra khí hư bất thường
Nếu khí hư điều tiết nhiều bất thường với màu sắc thay đổi sang nâu sậm, vàng hoặc xanh nhạt kèm theo mùa hôi, người bệnh nên chủ động thăm khám. Bởi đây là một trong những triệu chứng nhận biết điển hình của bệnh viêm cổ tử cung.
+ Đau và ngứa ở âm đạo
Bệnh nhân mới mắc bệnh viêm cổ tử cung thường cảm thấy đau nhức râm ran ở vùng bụng dưới và xương chậu. Đặc biệt, đau xuất hiện khi hành kinh và sau quan hệ tình dục.
Ngoài đau, hiện tượng ngứa xảy ra ở âm đạo có thể là do khí hư điều tiết chảy xuống. Đây chính là yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.
+ Chảy máu âm đạo bất thường
Nếu xuất hiện chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu có thể trước hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt, bệnh nhân nên thăm khám ngay. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm âm đạo.
Gợi ý: Chữa Viêm Cổ Tử Cung Bằng Lá Trầu Không Hiệu Quả An Toàn
Khi nào bệnh nhân cần thăm khám?
- Khí hư điều tiết nhiều kèm theo mùi hôi khó chịu
- Đau nhức khi quan hệ tình dục
- Chảy máu ở âm đạo không phải do kinh nguyệt
III. Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung có thể là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh bệnh lâu, herpes sinh dục, chlamydia và trichomonas.
- Do phản ứng dị ứng: Bị dị ứng với dụng cụ tránh thai, thuốc diệt tinh trùng, bao cao su, các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có thể là nguyên nhân.
- Vi khuẩn âm đạo phát triển quá mức: Một số loại vi khuẩn âm đạo nếu phát triển vượt mức có thể gây viêm cổ tử cung.
Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm cổ tử cung
Người bệnh có nguy cơ mắc bệnh viêm cổ tử cung cao hơn nếu:
- Bệnh nhân có tiền sử nhiễm bệnh lý lây qua đường tình dục
- Người bệnh quan hệ tình dục quá sớm ở tuổi còn nhỏ
- Người quan hệ tình dục nhưng không có biện pháp bảo vệ hoặc đối tác mắc bệnh truyền nhiễm
- Bệnh nhân có tiền sử bị viêm cổ tử cung
- Người có hệ miễn dịch ở vùng âm đạo yếu do bẩm sinh hoặc mắc các bệnh.
IV. Biến chứng viêm cổ tử cung
- Viêm vùng chậu (PID)
- Nhiễm trùng cơ quan sinh sản gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
- Làm tăng nguy cơ nhiễm HIV từ bạn tình ở phụ nữ
V. Chẩn đoán viêm cổ tử cung
Bác sĩ thường chẩn đoán bệnh viêm cổ tử cung bằng cách khám lâm sàng vùng xương chậu xem có bị sưng và đau không hoặc quan sát khí hư tiết ra. Bên cạnh đó, họ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm dịch tiết âm đạo (thử nghiệm Pap) và xét nghiệm máu.
Tham khảo thêm: Viêm Tái Tạo Cổ Tử Cung Là Gì? Nguy Hiểm Như Thế Nào?
VI. Điều trị viêm cổ tử cung
Nếu viêm cổ tử cung do phản ứng dị ứng với bao cao su hoặc các sản phẩm, người bệnh không cần phải điều trị bệnh. Cách tốt nhất là bệnh nhân nên lựa chọn sản phẩm mới không gây dị ứng.
Tuy nhiên, nếu viêm cổ tử cung do nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI), người bệnh và cả bạn tình cần điều trị. Tùy thuộc vào mức độ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp.
Ngoài ra, bác sĩ có thể cung cấp một số loại thuốc kháng vi rút nếu người bệnh bị viêm cổ tử cung do mụn rộp sinh dục.
Lựa chọn biện pháp điều trị tự nhiên
- Sử dụng thảo dược: Các loại thảo dược tự nhiên như cây ích mẫu, trinh nữ hoàng cung, đương quy,… có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn giúp hỗ trợ điều trị viêm cổ tử cung.
- Bổ sung tỏi cho cơ thể: Tỏi có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh. Chính vì vậy, bổ sung tỏi mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng.
- Ăn sữa chua hoặc uống bổ sung men vi sinh: Thường xuyên bổ sung sữa chua cho cơ thể giúp điều trị bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn.
- Uống nước trà xanh: Các hoạt chất chống oxy hóa chứa trong trà xanh có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập sâu vào bên trong tử cung.
- Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ.
- Nên mặc đồ lót bằng vải cotton, thoáng khí.
Nhìn chung, viêm cổ tử cung có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở độ tuổi sinh sản. Bệnh nếu không chữa trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Vì vậy, chị em nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả
- Ung thư cổ tử cung có lây hay di truyền không? Phương pháp phòng ngừa
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!