Soi cổ tử cung để làm gì, có đau không? Thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Soi cổ tử cung là một xét nghiệm hình ảnh giúp bác sĩ phát hiện ra những bất thường bên trong cổ tử cung. Phương pháp giúp chẩn đoán, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và các bệnh lý khác.

Soi cổ tử cung là gì?

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật chẩn đoán bệnh được thực hiện dưới sự trợ giúp của máy soi âm đạo có khả năng phóng đại. Nó cho phép bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ cấu trúc của vùng cổ tử cung nhằm phát hiện ra những thay đổi bất thường hay tổn thương viêm nhiễm ở khu vực này.

Soi cổ tử cung là gì?
Soi cổ tử cung là thủ thuật được áp dụng để chẩn đoán các bệnh lý ở cổ tử cung

Trong quá trình soi cổ tử cung, một luồng ánh sáng phát ra từ máy soi sẽ được hướng thẳng vào sâu bên trong âm đạo cũng như cổ tử cung. Nhờ vậy, máy soi có thể ghi nhận rõ nét hình ảnh bên trong và phóng đại lên gấp nhiều lần so với kích thước thực tế, đồng thời truyền tải hình ảnh về máy tính hoặc màn hình ti vi. 

Thông qua phương pháp soi cổ tử cung, bác sĩ có thể nhìn thấy được hầu như tất cả các tổn thương ở khu vực cổ tử cung của người bệnh dù là rất nhỏ.

Xem thêm: Viêm cổ tử cung mãn tính nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị

Soi cổ tử cung để làm gì?

Được chỉ định khi bệnh nhân có dấu hiệu bất thường như:

  • Đau bụng dưới
  • Ra nhiều khí hư bất thường, có lẫn máu hoặc mủ, mùi hôi tanh hoặc có màu vàng, màu xanh
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Đau và chảy máu khi quan hệ…

Phương pháp này cho phép bác sĩ có thể chẩn đoán được các bệnh lý như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, mụn cóc sinh dục hay polyp nằm ở cổ tử cung hay xuất huyết cổ tử cung.

Một số bệnh nhân sau khi làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung mà phát hiện ra các dấu hiệu bất thường trong các tế bào ở cổ tử cung cũng sẽ được chỉ định soi cổ tử cung. 

Cần chuẩn bị gì trước khi soi cổ tử cung?

Bạn nên rửa vùng kín sạch sẽ với nước ấm và mặc trang phục rộng rãi. Trường hợp đang có kinh nguyệt, bạn cần đợi đến khi hết kinh hoàn toàn rồi mới tiến hành nội soi. Bên cạnh đó, trong vòng 24 giờ trước khi soi cổ tử cung, chị em cần tránh tuyệt đối:

  • Sử dụng thuốc đặt phụ khoa
  • Thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo
  • Quan hệ tình dục
  • Đưa tampon vào trong âm đạo để thấm hút kinh nguyệt hoặc dịch tiết bên trong

Quy trình soi cổ tử cung

Bước 1: Khám sơ bộ

Trước khi chỉ định nội soi, bác sĩ sẽ trao đổi về lý do người bệnh đi khám và ghi nhận các triệu chứng có liên quan, tiến hành thăm khám sơ bộ bên ngoài vùng kín để tìm kiếm các dấu hiệu.

Bước 2: Mở rộng âm đạo bằng mỏ vịt

Bệnh nhân nằm ngửa trên giường, hai bàn chân đặt lên hai bên giá đỡ cố định để nâng chân lên cao. Sau đó bác sĩ sử dụng mỏ vịt đưa vào âm đạo nhằm mục đích mở rộng không gian bên trong, tạo điều kiện cho máy soi có thể dễ dàng tiếp cận.

Quy trình soi cổ tử cung
Kẹp mỏ vịt được sử dụng để mở rộng không gian bên trong âm đạo giúp việc soi cổ tử cung được dễ dàng

Bước 3: Thoa dung dịch acid acetic vào âm đạo và cổ tử cung

Sau khi mỏ vịt đã được giữ cố định, bác sĩ sử dụng một tăm bông hoặc bông gòn tiệt trùng nhúng vào dung dịch acid acetic và thoa vào cổ tử cung, âm đạo. Cảm giác bỏng rát nhẹ có thể xuất hiện sau khi dịch acid tiếp xúc với niêm mạc âm đạo, cổ tử cung.

Bước 4: Bôi lugol 2% 

Dung dịch lugol 2% cũng được bôi vào cổ tử cung cho phép bác sĩ không bỏ sót bất cứ tổn thương nào trên bề mặt cổ tử cung. Phương pháp này còn được gọi là chứng nghiệm Schiller.

Bước 5: Tiến hành soi cổ tử cung và lấy mẫu sinh thiết

Máy soi cổ tử cung sẽ được đặt ở bên ngoài âm đạo. Bác sĩ bật bóng đèn gắn trên thiết bị để chiếu vào bên trong giúp máy soi dễ dạng ghi nhận được hình ảnh của cổ tử cung. Nếu có dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc ung thư, bác sĩ sẽ lấy mẫu sinh thiết.

Gợi ý: Chưa quan hệ có bị ung thư cổ tử cung không? Thông tin cần biết

Soi cổ tử cung diễn ra trong bao lâu?

Soi cổ tử cung là một thủ thuật đơn giản, có thể dao động từ 10 – 15 phút. Một số trường hợp phức tạp thì bác sĩ có thể cần nhiều thời gian hơn.

Soi cổ tử cung có đau không?

Trường hợp chỉ soi cổ tử cung đơn thuần, người bệnh thường có cảm giác hoàn toàn thoải mái và có thể trở lại sinh hoạt bình thường ngay sau khi soi. Trong một số trường hợp niêm mạc ở cổ tử cung có thể bị tổn thương nhẹ trong quá trình soi dẫn đến ra máu nhẹ trong một vài ngày.

Hiện tượng bị đau sau khi soi cổ tử cung thường rơi vào các trường hợp được lấy mẫu sinh thiết trong quá trình soi. 

Soi cổ tử cung có đau không?
Cảm giác đau có thể xảy ra nếu có lấy mẫu sinh thiết trong quá trình soi cổ tử cung

Tuy nhiên chị em cũng không cần quá lo lắng bởi hiện tượng này thường sẽ hết trong vòng vài ngày. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp xoa dịu cơn đau.

Trường hợp bị ra máu sau khi soi, sử dụng bông gạc để thấm hoặc mang băng vệ sinh trong vài ngày cho đến khi máu ngừng chảy. Tuy nhiên, nếu bị chảy máu âm đạo quá nhiều, cần tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra lại ngay.

Một số dấu hiệu bất thường khác cũng có thể xảy ra sau khi soi cổ tử cung như: 

  • Nóng sốt
  • Trong người ớn lạnh
  • Phần bụng dưới bị đau dữ dội kéo dài.

Đây đều là những dấu hiệu nghiêm trọng. Chị em cần thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

Tham khảo thêm: Ung thư cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Chăm sóc hồi phục sau khi soi cổ tử cung

  • Hạn chế thực hiện các hoạt động mạnh.
  • Các hoạt động như thụt rửa âm đạo, quan hệ tình dục, sử dụng tampon hay đưa bất cứ thứ gì vào trong âm đạo đều không được khuyến khích.
  • Chú ý giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ, không ráo.
  • Dùng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ để rửa mỗi ngày 3 – 4 lần. Không sử dụng xà phòng có chất tẩy mạnh để rửa.

Soi cổ tử cung ở đâu tốt?

– Tại TPHCM:

  • Bệnh viện Từ Dũ: Số 284 – Cống Quỳnh – Q. 1- TPHCM ( cổng 1)
  • Bệnh viện Hùng Vương: Số 128 – Hồng Bàng – P.12 – Q.5 – TPHCM
  • Bệnh viện Phụ Sản Mêkong: Số 243, 243A, 243B – Hoàng Văn Thụ – P1 – Q. Tân Bình – TPHCM.
  • Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: Số 929 – La Thành – Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội
  • Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 – Giải Phóng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội
  • Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương: Số 43 – Tràng Thi – Hàng Bông – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Trên đây là những thông tin về phương pháp soi cổ tử cung. Kỹ thuật này được áp dụng rất phổ biến trong chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến cổ tử cung. Tìm hiểu trước về quy trình thực hiện cũng như những rủi ro có thể xảy ra sẽ giúp chị em có sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Ngày đăng 11:02 - 06/02/2024 - Cập nhật lúc: 10:20 - 23/05/2024
Chia sẻ:
Các phương pháp điều trị viêm cổ tử cung tốt nhất 2023

Bệnh viêm cổ tử cung có thể kéo dài và gây ra nhiều biến chứng. Đây là nỗi ám ảnh…

Các bài thuốc điều trị viêm cổ tử cung bằng Đông y Các bài thuốc điều trị viêm cổ tử cung bằng Đông y – HIỆU NGHIỆM

Bên cạnh thuốc tân dược, các bài thuốc điều trị viêm cổ tử cung bằng Đông y được ưa chuộng…

Tìm hiểu về vòi trứng và các tác nhân gây vô sinh ở nữ giới

Vấn đề về vòi trứng và các tác nhân gây vô sinh ở nữ giới là tình trạng cần quan…

Viêm cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi? Viêm cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Có nhiều phương pháp điều trị viêm cổ tử cung, trong đó vai trò của chế độ ăn uống có…

Các loại thuốc đặt viêm cổ tử cung TOP 13 thuốc đặt viêm cổ tử cung và các lưu ý khi dùng

Điều trị viêm cổ tử cung, phương pháp sử dụng thuốc đặt được áp dụng phổ biến. Hiện nay trên…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua