Các thuốc trị viêm nha chu tốt nhất (bôi và uống)
Viêm nha chu là bệnh răng miệng có thể gây mất răng, bệnh tự cải thiện nếu như ở mức độ nhẹ. Bằng cách chăm sóc răng miệng đúng cách, kết hợp sử dụng những loại thuốc trị viêm nha chu sẽ khắc phục bệnh lý hiệu quả.
Những điều cần biết về bệnh viêm nha chu
Viêm nha chu xuất phát từ thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách của nhiều người. Viêm nha chu là mức độ nặng hơn của viêm lợi, xảy ra khi nướu răng bị viêm nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến xương và mô liên kết giúp nâng đỡ răng. Bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị mất răng do xương và các mô liên kết quanh chân răng mất liên kết.
Những biến chứng khác của bệnh là nguy cơ cao huyết áp, tim mạch, đột quỵ do cấu trúc răng và tủy liên quan đến tim mạch. Để điều trị bệnh viêm nha chu, đầu tiên bệnh nhân cần ngăn chặn sự hình thành mảng bám ở răng. Mảng bám là kết quả của hỗn hợp gồm thức ăn, vi khuẩn và nước bọt tạo thành. Mảng bám bám sâu vào chân răng sau khi ăn và tạo axit ăn mòn răng khi chúng ta không vệ sinh kỹ.
Theo thời gian, các mảng bám này sẽ tích tụ dần dần và trở nên cứng hơn (gọi là vôi răng). Mảng bám là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây ra nhiều bệnh răng miệng khác nhau. Những vi khuẩn này tiết ra các độc tố ăn mòn men răng và gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu…. Phương pháp điều trị viêm nha chu bằng thuốc được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để sử dụng loại thuốc hợp lí để có thể trị được dứt điểm căn bệnh này.
Hiệu quả khi sử dụng thuốc điều trị viêm nha chu
Hiện nay có những phương pháp điều trị viêm nha chu chính được áp dụng là phẫu thuật, cạo vôi răng hay sử dụng thuốc. Đối với nhóm thuốc, trong điều trị viêm nha chu bao gồm các loại thuốc bôi hoặc thuốc uống giảm đau. Sau đây là các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm nha chu dùng phổ biến:
- Các dung dịch súc miệng: Nước súc miệng được xếp vào nhóm thuốc hỗ trợ điều trị viêm nha chu. Nước súc miệng có chứa thành phần dược tính cao giúp vệ sinh răng miệng, những chất kháng khuẩn có trong đó như: chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorin dioxide… hỗ trợ làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi răng, lợi và toàn bộ vòm họng, miệng…
- Nhóm thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin…): Viêm nha chu gây ra những cơn đau nhức âm ỉ ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp. Thuốc giảm đau thông thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do viêm nha chu gây ra.
- Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid…): Nhóm kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn cư trú ở răng miệng. Song song đó kháng sinh cũng có hiệu giúp làm giảm đau, tránh tổn thương đến tủy răng. Thông thường spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) với metronidazol (kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí) được đánh giá cao trong nhóm kháng sinh gây bệnh răng miệng.
- Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, axit mefenamic, diclophenac, meloxicam…): Có tác dụng làm giảm các triệu chứngviêm (sưng, đỏ, đau) của viêm nha chu gây ra. Nhóm thuốc này được dùng như thuốc kê đơn dưới chỉ định của bác sĩ.
- Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…): Nhóm thuốc có tính kháng viêm mạnh, giúp giảm nhẹ tình trạng nướu răng sưng, đỏ, viêm đau…
Những loại thuốc trị viêm nha chu hiệu quả (thuốc uống và bôi)
Như đã đề cập, tùy thuộc theo tình trạng bệnh và giai đoạn bệnh mà bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh, kháng viêm, hoặc thuốc giảm đau. Những loại thuốc này được đưa trực tiếp vào cơ thể bằng cách uống hoặc tiêm.
Đối với nhóm thuốc dùng để bôi trực tiếp sẽ tác dụng vào vùng lợi đang bị viêm. Nhóm thuốc dùng để bôi có dạng gel, dạng dung dịch tác dụng trực tiếp đến vùng lợi, túi lợi quanh răng. Sau đây là các loại thuốc có tác dụng điều trị viêm nha chu hiệu quả:
Thuốc uống trị viêm nha chu Cefixim
Thuốc trị viêm nha chu Cefixim thuộc nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin. Trong đó thành phần chính là Cefixim Trihydrat. Đây là hoạt chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi, viêm nha chu.
Thành phần
- Cefixim Trihydrat
- Tá dược vừa đủ
Công dụng:
- Có tác dụng tốt trên vi khuẩn gram âm và bền vững với betalactamse, nồng độ diệt khuẩn cao trong dịch não tủy.
- Phản ứng với nhóm vi khuẩn kháng thuốc penicillin; amoxicillin, đồng thời thuốc cũng có tác dụng kiểm soát kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ I, thứ II.
Cách sử dụng:
- Dùng thuốc theo liều lượng được bác sĩ chỉ định
- Nên uống thuốc sau khi ăn no để tránh gây hại cho niêm mạc dạ dày.
Chống chỉ định:
- Không sử dụng Cefixim nếu bạn có tiền sử dị ứng, hoặc quá mẫn với thành phần của thuốc
- Bệnh nhân bị suy gan hoặc có vấn đề về thận, đối tượng trẻ em nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng Cefixim.
Giá tham khảo:
- Cefixim có giá bán lẻ dao động từ 45.000 – 60.000 VNĐ/hộp 10 viên.
Thuốc bôi Metrogyl Denta
Metrogyl Denta được đánh giá là loại thuốc bôi trị viêm nha chu tốt, thuốc có dạng gel với màu trắng đục và được dùng khá phổ biến trong nha khoa. Thuốc có công dụng kháng khuẩn rất mạnh nên chủ yếu được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng điều trị các bệnh lý về răng miệng do vi khuẩn gây ra. Phổ biến là bệnh viêm nha chu mãn tính, sâu răng, viêm nướu,…
Thành phần:
- Dung dịch Chlorhexidine Gluconate Solution BP (20%)
- Metronidazole Benzoate BP
- Tá dược vừa đủ
Công dụng:
- Metrogyl Denta có tác dụng kháng khuẩn cao, đồng thời giúp loại bỏ các ổ vi khuẩn tồn tại bên trong nướu và chân răng gây ra bệnh viêm nha chu.
Cách sử dụng:
- Trước tiên người bệnh cần vệ sinh răng miệng thật sạch, sau đó nhổ hết nước bọt và giữ miệng khô ráo trước khi sử dụng thuốc.
- Chỉ dùng một lượng thuốc vừa đủ để bôi lên vùng lợi và chân răng cần điều trị.
- Bôi thuốc lên vùng bị viêm nha chu 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối.
- Có thể thay đổi liều lượng dùng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
Tác dụng phụ:
- Người bệnh sử dụng thuốc bôi Metrogyl Denta có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đắng miệng, sưng lợi tạm thời, buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu,…
Chống chỉ định:
- Metrogyl Denta không phù hợp với nhóm đối tượng phụ nữ đang cho con bú và bệnh nhân dị ứng mẫn cảm với metronidazole và chlorhexidine.
Giá tham khảo:
- Thuốc trị viêm nha chu dạng bôi Metrogyl Denta hiện được bán trên thị trường với giá khoảng 40.000 VNĐ/tuýp.
Thuốc uống Metronidazol Stada
Metronidazol Stada thuộc nhóm thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng nếu bạn bị viêm lợi, viêm nha chu. Thuốc cũng được dùng phổ biến trong điều trị bệnh viêm lợi hoại tử loét cấp, bệnh viêm nhiễm vùng chậu và viêm kết tràng do kháng sinh…
Thành phần:
- Metronidazol 400 mg
- Lactose monohydrat, acid stearic hay magnesi stearat…
Công dụng:
- Có tác dụng mạnh đối với các trường hợp bị viêm lợi do vi khuẩn kỵ khí.
- Chỉ định dùng Metronidazol Stada sau phẫu thuật để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn kỵ khí.
Cách sử dụng:
- Liều uống được quy định 200mg x 3 lần trong ngày
- Một đợt điều trị kéo dài ít nhất 3 ngày
- Nên uống thuốc sau khi ăn no để tránh gây hại cho dạ dày.
Chống chỉ định:
- Metronidazol Stada chống chỉ định trong điều trị đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và người đang cho con bú.
- Nếu bạn đang điều trị với các loại thuốc khác cần thông báo với bác sĩ.
Tác dụng phụ:
- Một số biểu hiện có thể xảy ra sau khi sử dụng Metronidazol Stada làbuồn nôn, nôn ói, mất cảm giác ngon miệng, rối loạn tiêu hóa, xuất hiện vị ki, loại trong miệng, đau đầu, phát ban, nước tiểu sẫm màu.
Giá tham khảo:
- Thuốc trị viêm nha chu dạng uống Metronidazol Stada 400mg hiện đang được bán tại các tiệm thuốc tây với giá bán lẻ khoảng 11.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ x 14 viên.
Thuốc bôi trị viêm nha chu Dentosmin P
Thuốc bôi Dentosmin P được nghiên cứu và sản xuất dưới dạng gel bôi hỗ trợ điều trị viêm nha chu. Thuốc có nguồn gốc xuất xứ từ Đức và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nha khoa. Dentosmin P thường dùng trong điều trị viêm sưng nướu, phục hồi vết thương sau phẫu thuật và điều trị bệnh lý về nha chu,…
Thành phần:
- 1% chlorhexidinebis (D-gluconate)
- Tá dược vừa đủ
Công dụng:
- Chất chlorhexidinebis trong Dentosmin P là một chất khử trùng có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây hại đến mô mềm của lợi, đồng thời giúp làm sạch răng nướu hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Trước khi dùng thuốc cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, để miệng khô sau đó bôi thuốc.
- Sử dụng tăm bông chấm vào thuốc rồi bôi lên vùng viêm nha chu cần điều trị.
- Để thuốc ngấm vào lợi sau khoảng vài phút, sau đó nhổ ra rồi súc miệng lại với nước sạch.
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn.
Tác dụng phụ:
- Sau khi sử dụng Dentosmin P, người bệnh có thể gặp phải các phản ứng dị ứng đặc trưng như phát ban, khó thở, sưng môi, lưỡi,… tuy nhiên tình trạng có thể cải thiện sau thời gian ngắn.
Chống chỉ định:
- Không dùng Dentosmin P nếu người bệnh có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Thận trọng khi sử dụng Dentosmin P nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh khác.
Giá tham khảo:
- Thuốc trị viêm nha chu Dentosmin P của Đức được bán trên thị trường với giá khoảng 200.000 VNĐ/tuýp.
Thuốc bôi Emofluor Gel chữa viêm nha chu
Thuốc bôi Emofluor Gel có dạng như gel lỏng dễ thẩm thấu, sản phẩm có tác dụng hỗ trợ chữa viêm nha chu và giảm tình trạng sưng lợi. Thuốc Emofluor Gel được sản xuất bởi công ty Dược – Mỹ phẩm Dr Wild & Co. AG của Thuỵ Sỹ. Sản phẩm chuyên sử dụng để đặc trị các chứng bệnh liên quan đến nha khoa như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, hở mòn chân răng, viêm đau nhức lợi, ổ mủ chân răng,….
Thành phần:
- Glycerin
- Cellulose Gum
- Propyleglycol
- Aqua
- Aroma
- Sodium Saccharin
- Phosphorcolamine
- Stannous Fluoride
- PEG-40 Hydrogenated Castor Oil
- PEG 8
Công dụng:
- Sản phẩm giúp hỗ trợ kiểm soát và ngăn chặn vi khuẩn tấn công gây hại vào răng nướu.
- Phòng ngừa những tổn thương chân răng gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng lợi.
- Hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng viêm sưng và đau nhức một cách nhanh chóng.
Cách sử dụng
- Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, người bệnh súc miệng bằng nước muối thêm lần nữa để làm sạch khoang miệng.
- Dùng một lượng gel vừa đủ thoa lên vùng viêm nha chu cần điều trị và để yên để gel thấm trong khoảng 1 phút.
- Sau 1 phút người bệnh có thể nhổ thuốc, tuyệt đối không được nuốt thuốc và không ần súc miệng lại sau đó.
- Đối với người bị viêm nha chu nặng nên sử dụng thuốc từ 3 – 4 lần/ngày, áp dụng liên tục sau khoảng 1 tuần.
Chống chỉ định:
- Emofluor Gel chống chỉ định nếu người bệnh có tiền sử dị ứng mẩn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng đối với trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh khác.
Giá tham khảo:
- Thuốc bôi Emofluor Gel hỗ trợ điều trị viêm nha chu của Thuỵ Sỹ được bán trên thị trường với mức giá khoảng 230.000 VNĐ/tuýp 75ml.
Thuốc bôi PerioKin chữa viêm nha chu
Sản phẩm thuốc trị viêm nha chu PerioKin cũng là một dạng thuốc bôi chữa viêm nha chu có hiệu quả tốt. Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Tây Ban Nha. Thuốc có dạng gel trong suốt, trong thành phần chủ yếu là các chất kháng khuẩn mạnh. Thuốc PerioKin thường dùng trong điều trị các vấn đề răng miệng như:viêm lợi cấp tính, viêm nha chu, viêm nướu, sát khuẩn trước khi tiến hành phẫu thuật răng miệng,…
Thuốc PerioKin không thấm qua da và màng nhầy nên sản phẩm rất an toàn, không có tác dụng phụ. Đối tượng phụ nữ có thai và trẻ nhỏ có thể sử dụng PerioKin để điều trị bệnh răng miệng.
Thành phần:
- Chlorhexidine 0.2g
- Tá dược vừa đủ
Công dụng:
- PerioKin có thành phần Chlorhexidine giúp bổ sung tính kháng khuẩn trên phổ rộng cho răng lợi, giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại trên niêm mạc.
- Cung cấp các chất giúp hỗ trợ phục hồi các tổn thương trên răng nướu do các bệnh lý về răng miệng gây ra.
Cách sử dụng
- Người bệnh nên vệ sinh tay và súc miệng bằng nước muối để răng miệng thật sạch sẽ trước khi dùng thuốc.
- Cho một lượng thuốc vừa đủ cho ra đầu ngón tay rồi bôi trực tiếp lên vùng răng lợi đang bị bệnh.
- Để thuốc tác dụng khoảng 5 phút, sau đó phun thuốc và không cần súc miệng lại.
- Sử dụng thuốc từ 2 – 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn, thời gian dùng vào buổi tối sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Người bệnh không ăn uống trong vòng 30 phút sau khi bôi thuốc, dùng liên tục trong khoảng 1 tuần.
Chống chỉ định:
- Thuốc PerioKin chống chỉ định sử dụng nếu người bệnh nằm trong trường hợp dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Giá tham khảo:
- Thuốc trị viêm nha chu PerioKin của Tây Ban Nha được bán trên thị trường với mức giá khoảng 120.000 VNĐ.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm nha chu
Những loại thuốc trị viêm nha chu có thành phần kháng sinh, giảm đau đáng kể nên bệnh nhân không lạm dụng lâu dài. Những lưu ý khi sử dụng để thuốc phát huy hiệu quả an toàn:
- Đối với thuốc dạng bôi, người bệnh cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi sử dụngbằng cách đánh răng và súc nước muối. Bằng cách này có thể loại bỏ bớt số lượng vi khuẩn và mảng bám tồn tại trên răng nướu. Đồng thời giúp thuốc dễ được hấp thu hơn vào vùng viêm nha chu.
- Kiểm tra và tuân thủ kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, sử dụng thuốc đúng liều lượng để đảm bảo an toàn. Người bệnh không được tự ý thay đổi liều lượng dùng thuốc sẽ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Thuốc cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Chỉ nên để ở nơi có nhiệt độ phòng, không để thuốc trong nhà tắm hoặc ngăn đá tủ lạnh.
- Không tự ý sử dụng thuốc trị viêm nha chu mà chưa qua thăm khám và kiểm tra của bác sĩ. Sử dụng đúng thuốc để chữa đúng bệnh.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe. Kết hợp vệ sinh răng miệng khoa học sẽ kiểm soát được biến chứng nha chu và rút ngắn thời gian mang lại hiệu quả.
- Thông báo với bác sĩ điều trị nếu bạn có bất kỳ biểu hiện bất thường, hoặc di ứng khi sử dụng thuốc. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc bôi điều trị viêm nha chu nếu người dùng là phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
Thông tin về những loại thuốc trị viêm nha chu được sử dụng phổ biến hiện nay đã được cung cấp trong bài viết. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng, tốt nhất nếu bệnh nhân gặp phải các vấn đề về sức khoẻ răng miệng cần đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và nhận hướng dẫn điều trị, cũng như kê đơn thuốc sử dụng phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!