Viêm lợi có mủ uống thuốc gì? Làm sao nhanh khỏi?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm lợi có mủ là cấp độ nặng hơn của bệnh viêm lợi, khi vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong cấu trúc lợi và hình thành các ổ viêm.  Có nhiều phương pháp khắc phục tình trạng này, ở mức độ nhẹ bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau. 

Viêm lợi có mủ uống thuốc gì? Làm sao nhanh khỏi?
Viêm lợi có mủ là triệu chứng nhiễm trùng nặng hơn của viêm lợi và có thể tiến triển thành viêm nha chu

Vị trí viêm lợi có mủ thường nằm tại chân răng, các vùng mô mềm quanh răng bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng. Bệnh viêm lợi có mủ cũng là một dạng của viêm chân răng thành túi mủ và áp xe răng. 

Nguyên nhân bị viêm lợi có mủ

Khi bị viêm chân răng có mủ, người bệnh có thể phải chịu đựng các cơn đau nhức, ê buốt nướu răng với nhiều mức độ khác nhau. Nếu không điều trị, vùng nướu của người bệnh có thể bị viêm loét, hoại tử. Khi răng lợi bị nhiễm trùng nghiêm trọng có thể biến chứng thành nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng.

Tình trạng sưng nướu răng kèm theo mủ là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm nha chu. Bệnh xảy ra phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi. Trong đó nguyên nhân chính gây viêm lợi có mủ có thể là:

  • Vệ sinh răng lợi chưa đúng cách, mảng bám không được loại bỏ. Thức ăn thừa còn sót lại ở kẽ răng, bề mặt răng, từ mảng bám phát triển vi khuẩn gây bệnh. Vi khuẩn tồn tại lâu ngày sẽ kích thích nướu, làm sưng và gây viêm nướu.

  • Tình trạng sưng, viêm nướu răng cũng là một trong những dấu hiệu tác dụng phụ của thuốc. Ban đầu có thể là  do giảm tiết nước bọt, các mảng bám không được rửa trôi , lâu ngày tích trữ thành nhiều lớp tế bào chết trong khoang miệng.

  • Do thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, dậy thì khiến răng lợi trở nên mẫn cảm với những tác động từ bên ngoài, làm tăng nguy cơ phát sinh vi khuẩn gây sưng nướu.

  • Do thói quen ăn uống chưa lành mạnh, dùng thức ăn hoặc thức uống khi còn quá nóng gây bỏng lợi hoặc dùng thực phẩm quá lạnh gây ê buốt nướu, làm sưng nướu.

  • Những người thường hay ăn thức ăn cay nóng, thực phẩm có nhiều ớt hay gia vị cũng gây ra tình trạng lở loét nướu, sưng, đau nhức.

  • Vệ sinh răng miệng qua loa, hoặc do sử dụng bàn chải chưa đúng cách, nhai hoặc va chạm quá mạnh gây chảy máu nướu, dẫn đến tình trạng sưng, viêm.

  • Do sâu răng, viêm chân răng do mảng bám tạo cơ hội cho vi khuẩn sâu răng lây lan làm sưng, lở nướu.

  • Hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích tạo điều kiện môi trường thuận lợi để những vi khuẩn răng miệng phát triển.
  • Nguyên nhân cũng có thể bắt nguồn từ hiện tượng mọc răng khôn gây sưng nướu, đau nhức, lợi dễ bị tổn thương.

  • Tác dụng của xạ trị, sử dụng thuốc điều trị ung thư.

Nếu như người bệnh nhân thấy nướu bị sưng có mủ, đồng nghĩa với bệnh đã tiến triển ở mức nghiêm trọng. Trường hợp nguyên nhân là do viêm nha chu, nếu như không điều trị kịp thời sẽ gây hỏng răng, vi khuẩn có cơ hội phá hủy và làm hư xương ổ răng, ảnh hưởng vùng lợi và răng kế cận.

Các dấu hiệu nhận biết viêm lợi có mủ

dấu hiệu viêm lợi có mủ
Tình trạng sưng lợi kéo dài kèm theo hơi thở hôi có thể là những dấu hiệu của viêm lợi có mủ

Thông thường nếu bạn chỉ bị viêm lợi thì triệu chứng rất khó có thể nhận biết. Tuy nhiên nếu vùng lợi bị viêm có mủ, biểu hiện nổi rõ như sau:

  • Nướu răng sưng nề và có màu đỏ tươi, đôi khi sưng to và đỏ sẫm thay vì màu hồng như bình thường.
  • Khi chạm vào nướu răng có biểu hiện đau nhức, chân răng có thể bị chảy máu, nhai đồ ăn ê buốt.

  • Nhạy cảm khi ăn thực phẩm có vị cay, mặn, uống nước lạnh đau buốt…

  • Có dấu hiệu bị tụt lợi, chân răng lộ rõ với khoảng cách giữa các răng sâu và xa hơn.

  • Do vi khuẩn xâm nhập nên vùng lợi bị sưng và có mủ và thường kèm theo tình trạng hôi miệng.

  • Xuất hiện các khoảng trống giữa chân răng, điều này khiến nướu răng bị sưng mủ nghiêm trọng hơn.

  • Người bị viêm lợi có mủ nhiễm trùng kèm theo tình trạng sốt cao, mất ngủ, chán ăn..

Đối với những trường hợp người bệnh bị viêm lợi có mủ giai đoạn nặng, kèm theo tình trạng nổi hạch ở cổ, khu vực hàm sưng thì người bệnh nên thăm khám sớm. Trong mọi trường hợp, viêm lợi có mủ nhiều hay ít cũng cần được điều trị sớm để phòng tránh nguy cơ túi mủ vỡ. Bằng cách này có thể đảm bảo tình trạng nhiễm trùng không lan rộng đến những vùng cận cạnh. 

Viêm lợi có mủ nguy hiểm không?

Viêm lợi có mủ nên uống thuốc gì
Nếu như không can thiệp sớm, viêm lợi có mủ sẽ phát triển thành viêm nha chu gây mất răng

Đối với triệu chứng viêm lợi thông thường sẽ không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu lợi hình thành ổ mủ cho thấy số lượng vi khuẩn đã nhiều hơn và xâm lấn vào mô mềm của nướu. Bệnh nhân bị viêm lợi có mủ có thể phải chịu những cơn đau dai dẳng và tiến triển với cường độtăng dần. Cơn đau tái diễn thường xuyên và bệnh nhân có thể mất ngủ vì đau răng. Người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau trong trường hợp cơn đau kéo dài dai dẳng và cường độ cao nhưng nếu không điều trị thì cơn đau và tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Bệnh viêm lợi có mủ có khả năng tiến triển thành viêm nha chu rất cao. Nếu tiến triển đến giai đoạn này, người bệnh có thể bị mất răng do cấu trúc nứu bị phá hủy. Viêm lợi có mủ  không được điều trị, tình trạng nhiễm trùng sẽ lan rộng đến xương hàm, đầu, cổ, nguy hiểm nhất là não. Mặc dù ít khi xảy ra nhưng viêm lợi có mủ cũng có khả năng gây nhiễm trùng máu – một tình trạng nguy hiểm có nguy cơ đe dọa tính mạng.

Điều trị viêm lợi có mủ bằng cách nào?

Để điều trị viêm lợi có mủ, ban đầu người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để đưa ra đánh giá chính xác về mức độ bệnh lý và tình trạng viêm nhiễm. Nguyên nhân gây viêm nhiễm cũng được xác định để đưa ra phương hướng chữa bệnh và dự phòng chính xác.

Để điều trị sưng lợi có mủ, đầu tiên túi mủ cần được loại bỏ. Cần phải tiến hành khéo léo để túi mủ không vỡ và gây viêm các khu vực xung quanh. Đối với những bệnh nhân có nguy cơ tái phát sinh vi khuẩn sẽ phải tiếp tục được cạo vôi răng và làm sạch răng một lần nữa. Ngoài cách thức điều trị cơ bản với những khối mủ mới phát triển, các phương pháp điều trị khác cũng giúp khắc phục tình trạng viêm chân răng có mủ bao gồm: 

  • Dẫn lưu khối mủ: Để dẫn lưu, đầu tiên nha sĩ sẽ tạo một vết cắt nhỏ lên vị trí chân răng bị viêm. Sau đó, người bệnh được làm sạch khu vực bị viêm nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm lây nhiễm ra khu vực xung quanh. 
  • Lấy tủy răng: Để lấy tủy răng, bác sĩ sẽ khoan một lỗ nhỏ trên răng cho đến khi chạm đến phần mềm bên trong của răng. Tủy răng bao gồm các dây thần kinh, mô liên kết và mạch máu. Phía trong răng bị lấy tủy sẽ được làm sạch để loại bỏ vi khuẩn trước khi trám lại hoặc bọc răng sứ. 
  • Nhổ răng: Đối với những trường hợp viêm lợi có mủ do sâu răng, bệnh nhân cần được nhổ bỏ răng và thay thế răng mới. Nếu tình trạng viêm quá nghiêm trọng khiến răng bị hỏng nặng, bác sĩ sẽ phải nhổ răng hay vì trám răng để làm sạch ổ viêm. 
  • Cho sử dụng kháng sinh: Đối với những phần lợi bị viêm có mủ lan rộng ra xung quanh, tình trạng nhiễm trùng tiến triển xấu,  nha sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn dùng.
  • Tiểu phẫu loại bỏ dị vật: Trong trường hợp viêm lợi có mủ xảy ra do dị vật (xương cá, lông bàn chải…) gây ra, bệnh nhân được tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ nó. Sau đó, họ tiến hành làm sạch khu vực bị viêm bằng kháng sinh thông thường.

Đối với những bệnh nhân bị đau tê sữa dội, để giảm đau tức thì bạn có thể dùng thuốc chống viêm không kê đơn có chứa ibuprofen (Advil, Motrin). Ngoài ra bạn cũng có thể súc miệng bằng nước ấm có pha muối cũng giúp giảm đau tạm thời cho đến khi bạn được can thiệp y tế.

Song song đó, kết quả điều trị đạt hiệu quả, ngoài cách áp dụng hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa thì người bệnh nên có chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp để cải thiện triệu chứng. Đặc biệt quan trọng đối với việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng bệnh tái phát.

Viêm lợi có mủ uống thuốc gì ?

Viêm lợi có mủ uống thuốc gì?
Nhóm kháng sinh và giảm đau là những thuốc dùng điều trị viêm lợi có mủ tạm thời

Những loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm lợi có mủ chủ yếu là nhó thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh. Tuy nhiên các loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, tự ý dùng thuốc rất nguy hiểm, nếu để bệnh không được trị khỏi mà tiến triển lan rộng sẽ phá hủy chân răng và tủy răng. Nhìn chung, điều trị viêm lợi có mủ bằng thuốc Tây y được khuyến khích vì có thể khắc phục được bệnh lý hiệu quả ở giai đoạn có mủ. 

Thuốc chữa viêm lợi có mủ thường có tác dụng giảm đau nhức nhanh và giúp người bệnh dễ chịu hơn. Kết hợp sử dụng nhiều loại hỗ trợ thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương và phòng ngừa triệu chứng viêm nhiễm tái phát. Những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh viêm lợi có mủ gồm có:

Dung dịch nước súc miệng

Dung dịch nước súc miệng được xếp vào nhóm dược phẩm hỗ trợ chăm sóc và phòng ngừa hư tổn răng lợi. Sử dụng nước súc miệng mỗi ngày sẽ làm sạch vi khuẩn hiệu quả bằng những chất kháng khuẩn như chlorhexidin,  zin gluconat, hexetidin, chlorinedioxid,.… Các chất này có tác dụng mạnh trong điều trị vi khuẩn khoang miệng, và ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám.

Thuốc kháng sinh

Thông thường nếu như tình trạng sưng nướu răng có mủ có nguy cơ tiến triển xấu, bác sĩ sẽ sẽ kê đơn kháng sinh cho người bệnh. Nhóm kháng sinh gồm những loại thuốc có chứa beta-lactam, macrolid,… các chất có thể tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn và mảng bám hình thành ở nướu răng, đặc biệt là vi khuẩn P. Gingivalis gây sâu răng và viêm lợi chủ yếu.

Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh điều trị viêm lợi có sự kết hợp hai hoạt chất là spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) và metronidazol (kháng sinh kỵ khí) cũng được dùng cho viêm lợi giai đoạn nặng. Thuốc tăng cường hiệu quả điều trị đối với những bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, sưng răng,…

Thuốc giảm đau thông thường

Trong liều thuốc chữa viêm lợi có mủ, bác sĩ sẽ kê đơn liều lượng paracetamol, aspirin, ibuprofen,… giúp xoa dịu các cơn đau nhức do viêm nướu, sưng lợi có mủ gây ra. Trong thuốc giảm đau có các hoạt chất gây ảnh hưởng đến dạ dày nên người bệnh cần cẩn trọng và hỏi ý kiến các chuyên gia.  Vì thế nên nhóm thuốc giảm đau chỉ được dùng khi bệnh nhân có biểu hiện đau nhức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt. Thuốc giảm đau chống chỉ định cho bệnh nhân bị máu khó đông, sốt xuất huyết, sốt rét,…

Thuốc kháng viêm non-steroid

Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid cũng được sử dụng trong điều trị bệnh viêm lợi có mủ. Thuốc có các thành phần chính như diclophenac, meloxicam,… giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng đỏ, đồng thời còn có tác dụng giảm đau và cải thiện triệu chứng sưng ở nướu răng. Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid chống chỉ định thuốc đối với các trường hợp có tiền sử viêm loét dạ dày.

Thuốc corticosteroid

Người bệnh có thể sử dụng nhóm thuốc corticosteroid ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi. Thuốc có chứa các hoạt chất như prednisolon, dexamethason,… Đây đều là những chất kháng viêm mạnh vừa điều trị hiệu quả các tình trạng đau nhức, vừa khắc phục tình trạng sưng, đỏ, phòng ngừa viêm nha chu, viêm lợi nói chung.

Đa số những loại thuốc chữa viêm lợi có mủ đều có thành phần kháng sinh cao, vì thế nếu người bệnh lạm dụng thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ. Nhiều trường hợp sử dụng thuốc lâu dài mà không can thiệp y tế dẫn đến nhờn thuốc và không mang lại điều trị triệt để. 

Lưu ý giúp phòng tránh viêm lợi có mủ

Viêm lợi có mủ uống thuốc gì? Làm sao nhanh khỏi?
Thăm khám răng định và và cạo vôi răng giúp phòng ngừa tái phát viêm lợi có mủ

Tình trạng viêm lợi có thể tiến triển thành viêm lợi có mủ nếu như không được điều trị khắc phục sớm. Ngoài ra bệnh rất dễ tái phát lại khi răng miệng không được chăm sóc đúng cách. Một số lưu ý phòng ngừa người bệnh cần lưu ý:

  • Lấy vôi răng và làm sạch răng miệng định kỳ để phòng ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn.

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước trà xanh để sát khuẩn và giảm sưng, không lạm dụng nước súc miệng hóa học.

  • Sử dụng các loại bàn chải lông mềm, chà răng nhẹ nhàng theo chiều dọc để tránh tổn hại đến men răng.

  • Khi bị viêm lợi, hoặc có dấu hiệu đau nhức răng, người bệnh chỉ nên ăn thức ăn mềm, không quá nóng hoặc quá lạnh, nhai thức ăn nhẹ nhàng.

  • Hạn chế những món ăn có gia vị chua, cay, mặn, tăng cường thực phẩm giàu vitamin A, C như súp lơ xanh, cải xoăn, khoai lang, đu đủ…
  • Uống đủ 1-2 lít nước mỗi ngày và từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê, nước ngọt.
  • Không sử dụng tăm xỉa răng mà chỉ nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng, hạn chế các tác động lên nướu.

  • Thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để đảm bảo sức khoẻ răng miệng.

Bài viết thông tin đến bạn đọc vấn đề “Viêm lợi có mủ uống thuốc gì?”. Viêm lợi có mủ hay bất kỳ triệu chứng viêm nhiễm răng lợi nào khác đều gây ra ít nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.  Vì vậy, cách tốt nhất để điều trị dứt điểm tình trạng này là kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của kết hợp với chăm sóc, bảo vệ răng miệng khoa học. Bạn cần thăm khám chuyên khoa để nhận được những chỉ định dùng thuốc an toàn.

Chia sẻ:
Viêm nha chu có chữa được không? Viêm Nha Chu Có Chữa Được Không? [Giải Đáp Từ Nha Sĩ]

"Viêm nha chu có chữa được không?" là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bệnh là hệ quả…

Chi phí điều trị viêm nha chu Chi Phí Điều Trị Viêm Nha Chu Hiện Nay [Cập Nhật Mới]

Chi phí điều trị viêm nha chu hiện nay được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các bác sĩ Răng…

Viêm Nha Chu Mãn Tính Viêm Nha Chu Mãn Tính: Biểu Hiện và Giải Pháp Điều Trị

Sưng mô nướu, hình thành túi mủ gây đau nhức, răng lung lay,... là những biểu hiện điển hình của…

Bà bầu bị viêm nha chu Bà Bầu Bị Viêm Nha Chu: Các Cách Chữa và Phòng Tránh

Viêm nha chu là một trong những bệnh lý về răng miệng thường gặp ở bà bầu. Bệnh do nhiều…

Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ gây ra bệnh viêm nha chu Viêm Nướu và Bệnh Nha Chu: Phân Biệt và Phòng Ngừa

Viêm nướu và bệnh nha chu có rất nhiều triệu chứng tương đối giống nhau. Nhiều người thường nhầm lẫn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua