Lệch khớp cắn

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Lệch khớp cắn xảy ra khi răng hàm trên và răng hàm dưới không khít đều với nhau mà xuất hiện các khiếm khuyết không cân xứng. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ khuôn hàm, khuôn mặt và ảnh hưởng đáng kể đến khả năng ăn, nhai, phát âm. Một số biện pháp điều trị lệch khớp cắn hiệu quả nhất hiện nay là niềng răng, nhổ răng hoặc phẫu thuật hàm. 

Lệch khớp cắn là tình trạng các răng ở cả hai hàm không khít lại với nhau

Tổng quan

Lệch khớp cắn (Malocclusion hoặc Misaligned Bite) là sự bất thường sai lệch trong tương quan giữa hàm trên và hàm dưới, biểu hiện khi diện tiếp xúc giữa hai hàm không cân xứng cả khi nghỉ và khi nhai. Dạng lệch phổ biến nhất là do răng mọc chen chúc nhau trên cung hàm, không theo thứ tự.

Đây là vấn đề bất thường về răng hàm phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Nhưng thường là xảy ra ở trẻ em và tồn tại, phát triển cho đến khi trưởng thành. Những người bị lệch khớp cắn thường được cảnh báo nguy cơ cao mắc các bệnh lý răng miệng cao hơn những người có khớp cắn đều, đẹp.

Phân loại

Tình trạng lệch khớp cắn được chia làm 4 dạng chính gồm:

Có 4 dạng lệch khớp cắn gồm khớp cắn ngược, khớp cắn sâu, khớp cắn chéo và khớp cắn hở

  • Khớp cắn ngược: Xảy ra khi xương hàm dưới phát triển nhô về phía trước quá mức, trong khi xương hàm trên lại cụp vào bên trong, khiến hai hàm không cân xứng, 2 răng cửa không khít nhau.
  • Khớp cắn sâu: Xảy ra khi răng hàm hàm trên che phủ khoảng 3/4 hoặc toàn bộ các răng ở hàm dưới. Đa số người bị lệch khớp cắn dạng này thường có khuôn mặt ngắn, kèm theo hở lợi.
  • Khớp cắn chéo: Đây là tình trạng các răng mọc nhấp nhô, thò thụt không theo thứ tự gây mất đối xứng hai hàm. Người bị lệch khớp cắn dạng này thường có hàm răng mất cân đối, răng hàm trên hoàn toàn nằm bên trong răng hàm dưới. Thường kèm theo biểu hiện móm, hô.
  • Khớp cắn hở: Đây là tình trạng răng cửa và các răng lân cận hoàn toàn không chạm vào nhau, tạo ra khoảng hở bất thường, thậm chí có thể nhìn thấy lưỡi trong trạng thái nghỉ, không ăn, không nói chuyện.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Vấn đề lệch khớp cắn xảy ra rất phổ biến và xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến như:

Những trẻ có thói quen mút tay khi còn nhỏ rất dễ bị lệch khớp cắn khi trưởng thành

  • Các thói quen xấu: Trẻ thường xuyên mút ngón cái, hay đẩy lưỡi, nhai núm vú giả hoặc bú bình trong thời gian dài, nghiến răng... đều là những lý do hàng đầu dẫn đến sai lệch khớp cắn từ khi còn nhỏ.
  • Di truyền: Theo thống kê, có khoảng 70% trường hợp bị lệch khớp cắn là do di truyền. Trong gia đình nếu có người thân cùng huyết thống như bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột bị lệch khớp cắn, thế hệ con cháu cũng sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này.
  • Chấn thương: Các tác động va chạm mạnh, chấn thương nghiêm trọng đến vùng hàm, miệng có thể gây gãy, lệch xương hàm, dẫn đến lệch khớp cắn.
  • Khối u: Sự xuất hiện của các khối u bên trong khoang miệng, hàm cũng góp phần làm thay đổi cấu trúc hàm răng, tăng nguy cơ gây lệch khớp cắn.
  • Thủ thuật nha khoa: Trong quá trình điều trị hoặc xử lý các vấn đề nha khoa, răng miệng như hàn răng, trám răng, phục hình răng... nhưng sai kỹ thuật, làm qua loa, sử dụng vật liệu kém chất lượng đều có rủi ro cao trong việc gây lệch khớp cắn.
  • Một số nguyên nhân khác:
    • Răng bẩm sinh có hình dạng bất thường;
    • Té ngã va đập hàm;
    • Trẻ thay răng sữa sớm;
    • Mọc thừa răng hoặc thiếu răng;
    • Vệ sinh, chăm sóc răng miệng kém;
    • ...

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng lệch khớp cắn thông qua các dấu hiệu trực quan trên hàm răng. Bao gồm:

Các răng mọc chen chúc, khấp khểnh trên cung hàm là dấu hiệu nhận biết lệch khớp cắn

  • Răng mọc chen chúc trên cung hàm;
  • Kích thước răng không đồng đều, răng quá lớn hoặc quá nhỏ;
  • Giữa răng hàm trên và răng hàm dưới xuất hiện khoảng trống do răng mọc nhấp nhô;
  • Răng cửa hàm trên và răng cửa hàm dưới không chạm vào nhau;
  • Răng hàm trên mọc nhô hoặc thụt vào hơn so với hàm dưới;

Ngoài ra, khi bị lệch khớp cắn bạn cũng có thể gặp phải các thay đổi về khả năng ăn nhai, phát âm như:

  • Thường xuyên cắn trúng niêm mạc má trong hoặc lưỡi khi nhai/ nói chuyện;
  • Nướu nhạy cảm;
  • Dễ mỏi cơ hàm khi nhai lâu;
  • Phát âm không tròn chữ;
  • Khó ngậm miệng do hàm trên hoặc hàm dưới nhô ra quá mức;
  • Thường xuyên thở bằng miệng;
  • Khó đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa;

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường này, nhất là ở trẻ nhỏ, hãy nhanh chóng đến bệnh viện nha khoa để được thăm khám và chẩn đoán chắc chắn có phải bị lệch khớp cắn hay không. Đồng thời, tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán

Hầu hết các trường hợp bị lệch khớp cắn đều có thể dễ dàng chẩn đoán thông qua đánh giá các dấu hiệu lâm sàng. Một hàm răng không đều, răng mọc chen chúc là dấu hiệu điển hình nhất là tình trạng lệch khớp cắn.

Bác sĩ sẽ kiểm tra hàm răng bằng cách yêu cầu bệnh nhân ngậm miệng, cắn răng một cách tự nhiên hoặc siết chặt răng. Ngoài ra, nghiến răng cũng giúp loại trừ các nguyên nhân gây đau răng khác. Vì đối với lệch khớp cắn, nghiến răng thường không gây đau nhức quá nhiều.

Sau kiểm tra lâm sàng, hầu hết bệnh nhân phải tiến hành chụp X quang và lấy dấu răng để đánh giá tổn thương, phục vụ công tác điều trị.

Biến chứng và tiên lượng

Lệch khớp cắn là một trong rất nhiều những vấn đề nha khoa thường gặp. Tình trạng này xảy ra khi tỷ lệ hai hàm không cân xứng. Từ đó gây ra hàng loạt các hệ lụy khó lường như:

Khớp cắn bị lệch bất thường gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, phát âm và giảm thẩm mỹ

  • Giảm khả năng ăn nhai, tăng nguy cơ bị viêm khớp thái dương hàm và gây đau nhức hàm khó chịu.
  • Ảnh hưởng đến khả năng phát âm, giao tiếp hàng ngày.
  • Dễ mắc các bệnh lý về răng miệng khác như viêm nướu, sâu răng...
  • Khuôn mặt mất cân đối, kém thẩm mỹ và giảm sự tự tin.

Hầu hết các trường hợp bị lệch khớp cắn đều có thể dễ dàng điều trị được. Sự phát triển của y học hiện đại với các thiết bị chỉnh nha tân tiến, giúp lệch khớp cắn không còn là vấn đề quá nghiêm trọng. Các chuyên gia khuyến khích, điều trị lệch khớp cắn càng sớm tỷ lệ thành công càng cao. Do đó, khuyến cáo các bậc phụ huynh nên sớm phát hiệu lệch khớp cắn ở con trẻ và tiến hành điều trị ngay lập tức.

Điều trị

Tùy theo dạng lệch và mức độ lệch khớp cắn, bác sĩ sẽ tư vấn áp dụng biện pháp điều trị phù hợp nhất. Có 3 phương pháp điều trị lệch khớp cắn hiệu quả bao gồm:

Nhổ răng sữa

Lệch khớp cắn là hậu quả của việc các răng mọc chen chúc, xô đẩy nhau trên cung hàm do không mọc thẳng mà mọc ngang, dọc chiếm diện tích. Nhổ răng là phương pháp xử lý hiệu quả tình trạng này. Phù hợp áp dụng cho những ca lệch khớp cắn là trẻ em hoặc trẻ trong độ tuổi vị thành niên.

Tuy nhiên, vẫn ưu tiên nhổ bỏ răng sữa mọc lệch, điều chỉnh vị trí các răng trên cung hàm sao cho phù hợp, tạo điều kiện để các răng vĩnh viễn mọc lên đầy đủ. Chỉ những trường hợp bất khả kháng mới được chỉ định nhổ răng vĩnh viễn.

Niềng răng

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng các khí cụ chỉnh nha như mắc cài và dây cung nhằm tạo ra lực tác động giúp các răng dịch chuyển về đúng vị trí chuẩn trên cung hàm. Đây là cách được áp dụng phổ biến nhất nhằm điều chỉnh lệch khớp cắn.

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha cải thiện khớp cắn được áp dụng phổ biến nhất hiện nay

Có nhiều phương pháp và kỹ thuật niềng răng khác nhau. Chẳng hạn như niềng răng mắc cài kim loại, sứ, mắc cài mặt trong, mắc cài tự buộc... hoặc niềng răng trong suốt. Tùy theo nhu cầu, mong muốn và điều kiện kinh tế, bác sĩ sẽ tư vấn chọn thực hiện phương pháp niềng phù hợp để cải thiện lệch khớp cắn.

Can thiệp phẫu thuật 

Đối với những ca lệch khớp cắn nặng, xảy ra khi đã mọc răng vĩnh viễn cần phải thực hiện can thiệp xâm lấn. Phẫu thuật hàm thường chỉ áp dụng cho những bệnh nhân trưởng thành > 18 tuổi, bị lệch khớp cắn do di truyền hoặc chấn thương hàm.

Để điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành mổ cắt bớt hoặc nối thêm một đoạn xương hàm đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với tổn thương khiếm khuyết. Đây là phương pháp điều trị lệch khớp cắn hiệu quả, tuy nhiên cũng là phương pháp rủi ro nhất khi can thiệp xâm lấn vào xương hàm. Ngoài ra, chi phí phẫu thuật cũng khá đắt đỏ, không phải ai cũng có thể tiếp cận được.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

Chỉ trừ yếu tố di truyền, đối với tất cả những nguyên nhân khác gây lệch khớp cắn, chúng ta đều có thể phòng ngừa được. Chẳng hạn như:

  • Bố mẹ cần kiểm soát các tật xấu của trẻ như mút ngón tay, đẩy lưỡi.
  • Hạn chế cho trẻ bú bình trong giai đoạn mọc răng mạnh mẽ.
  • Theo dõi quá trình mọc răng của trẻ để sớm phát hiện bất thường về sai lệch khớp cắn để kịp thời điều trị.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Răng của tôi/ con tôi mọc lệch, ăn nhai đều khó khăn là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Tại sao tôi/ con tôi bị lệch khớp cắn? Bị lệch khớp cắn dạng nào?

3. Có cần chụp X quang xương hàm để chẩn đoán lệch khớp cắn không?

4. Nếu không điều trị, lệch khớp cắn gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

5. Đối với tình trạng lệch khớp cắn của tôi/ con tôi, nên điều trị bằng phương pháp nào tốt nhất?

6. Có nên niềng răng để chỉnh khớp cắn không? Nên niềng loại nào? Chi phí bao nhiêu?

7. Nếu điều trị lệch khớp cắn bằng niềng răng thì mất bao lâu?

8. Khớp cắn có thể bị tái lệch trở lại sau điều trị không?

Lệch khớp cắn có thể xảy ra với bất kỳ ai, từ trẻ em cho đến người lớn. Nó gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng ăn uống, nói chuyện và tính thẩm mỹ. Nhất là trong những trường hợp lệch khớp cắn gây ra các bệnh lý hoặc vấn đề nha khoa khó lường khác. Bác sĩ thường khuyến cáo thăm khám sớm để được chẩn đoán và tư vấn điều trị bằng phương pháp y tế phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Bạch Sản
Bạch sản là một dạng sang thương đặc trưng với các màng trắng dày ở lưỡi và miệng. Bệnh có thể lành tính hoặc ác tính hóa chuyển sang ung…
Bệnh Sâu răng
Sâu răng là hậu quả của việc nhiễm trùng do…
Nghiến răng
Nghiến răng là vấn đề sức khỏe răng miệng nhiều…
Bệnh Ung thư niêm mạc miệng
Ung thư niêm mạc miệng là một trong những dạng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua