Bệnh Tụ máu ở vỏ trực tràng

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tụ máu ở vỏ trực tràng là tình trạng hiếm gặp, xảy ra do nhiều yếu tố như chấn thương tai nạn hoặc các bệnh lý bất thường. Tình trạng này xuất hiện khi máu tích tụ trong bao trực tràng gây tổn thương các mô xung quanh. Bệnh nhân thường có các triệu chứng như đau bụng, sưng tím và bầm tím da. Các chọn lựa điều trị hiệu quả nhất là kiểm soát triệu chứng trong trường hợp nhẹ hoặc phẫu thuật trong trường hợp nghiêm trọng.

Tổng quan

Tụ máu ở vỏ trực tràng (Rectus Sheath Hematoma) là tình trạng bệnh lý xảy ra khi máu tích tụ trong lớp bao trực tràng. Đây là lớp mô và cơ liên kết với nhau bao phủ toàn bộ cơ bụng.

Tụ máu ở vỏ trực tràng xảy ra khi máu tích tụ trong bao trực tràng, là lớp cơ và mô liên kết bao phủ các cơ bụng

Tình trạng này có thể xảy ra khi có bất kỳ sự chảy máu nào từ động mạch thượng vị lan vào và tích tụ trong ổ bụng. Trường hợp chảy vào động mạch thượng vị dưới thường có xu hướng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do không có các mô để ngăn máu chảy lan xuống phần sau.

Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng tụ máu ở vỏ trực tràng. Nhưng phổ biến nhất là ở nữ giới và những người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, theo thống kê thì tỷ lệ gặp phải tình trạng tụ máu ở vỏ trực tràng khá hiếm và nó chỉ chiếm từ 1 - 2% nguyên nhân gây đau bụng.

Phân loại

Tụ máu ở vỏ trực tràng có 2 loại chính gồm nguyên phát và thứ phát:

  • Thể nguyên phát: Thường xảy ra một cách tự phát và không có nguyên nhân rõ ràng. Phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.
  • Thể thứ phát: Nguyên nhân xảy ra do các tác nhân như chấn thương, phẫu thuật hoặc các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác như dùng thuốc chống đông máu, mắc bệnh gan, mang thai... Thể này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân chính xác gây tụ máu ở vỏ trực tràng đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. Nhưng đa số trường hợp đều được cho là có liên quan đến tình trạng vỡ mạch máu trong bao cơ thẳng.

Đây là lớp vỏ bọc trực tràng, một mô liên kết dạng sợi chứa 2 cơ bụng thẳng và cơ kim tự tháp. Cấu trúc có thành trước và thành sau, chứa các động mạch thượng vị trên và dưới, có nhiệm vụ cung cấp máu cho cơ bụng và bảo vệ các cơ quan, cơ, mạch máu trong thành bụng.

Nhưng đối với tình trạng tụ máu ở vỏ trực tràng, cả bao cơ thẳng trước và sau đều nằm quấn phần trên cơ bụng thẳng. Đường nối giữa phần trên và phần dưới của cơ bụng thẳng là đường vòng cung. Khi bao cơ thẳng trước bao phủ phần dưới của cơ bụng thẳng bị thiếu, khiến vùng này không còn gì để bảo vệ, dẫn đến chảy máu và tụ máu tại đây.

Chấn thương do va chạm hoặc tai nạn tổn thương vùng bụng là nguyên nhân hàng đầu gây tụ máu ở vỏ trực tràng

Khối máu tụ này là tập hợp một lượng máu trong các mô. Đây là kết quả của việc chảy máu vào trong bao trực tràng. Nguyên nhân chính thường là do chấn thương thành bụng. Các chấn thương điển hình như va chạm trực tiếp hoặc bị té ngã, tác động lực quá mạnh vào vùng bụng gây vỡ các động mạch vùng thượng vị dẫn đến tụ máu.

Ngoài nguyên nhân chính này, còn nhiều yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ phát triển tụ máu ở vỏ trực tràng bao gồm:

  • Dùng thuốc chống đông máu: Có khoảng 70% trường hợp bị tụ máu trong bao trực tràng đang trong quá trình sử dụng một số loại thuốc chống đông máu, dẫn đến làm loãng máu quá mức.
  • Bệnh thận mãn tính: Khoảng 60% bệnh nhân bị tụ máu ở vỏ trực tràng mắc bệnh thận mãn tính giai đoạn III.
  • Các yếu tố nguy cơ khác: Bao gồm:
    • Sử dụng liệu pháp kháng tiểu cầu;
    • Dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc liệu pháp steroid;
    • Mang thai;
    • Ho dai dẳng;
    • Các bệnh lý mãn tính như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp...;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Tùy vào vị trí và kích thước khối máu tụ, các triệu chứng tụ máu ở vỏ trực tràng có thể biểu hiện khác nhau. Nhưng về cơ bản thường sẽ gặp một số triệu chứng sau:

  • Đau bụng dữ dội, nhất là khu trú một bên bụng;
  • Sưng tấy vùng da bị ảnh hưởng, kèm theo đau nhức khi chạm vào;
  • Xuất hiện vết bầm tím trên vùng da bị ảnh hưởng;
  • Buồn nôn và nôn ói;
  • Huyết áp thấp và tăng nhịp tim;

Chẩn đoán

Tụ máu ở vỏ trực tràng thường khó chẩn đoán do các triệu chứng không đặc hiệu, khá giống với những tình trạng sức khỏe khác. Do đó, sau bước thăm khám ban đầu, thu thập và đánh giá triệu chứng, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra dưới đây để xác nhận chẩn đoán. Bao gồm:

Chẩn đoán tụ máu ở vỏ trực tràng thông qua kiểm tra các triệu chứng lâm sàng kết hợp các kỹ thuật hình ảnh như siêu âm, CT hoặc MRI

  • Xét nghiệm máu: Nhằm kiểm tra tình trạng thiếu máu và loại trừ các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác cũng góp phần vào sự phát triển của tụ máu ở vỏ trực tràng. Cụ thể là xét nghiệm đo mức huyết sắc tố và hematocrit. Vì đa số bệnh nhân bị tụ máu trực tràng có nồng độ hemoglobin thấp.
  • Kiểm tra hình ảnh: Một số kỹ thuật hình ảnh hiện đại như siêu âm, chụp CT có tương phản hoặc MRI đem lại nhiều lợi ích trong việc xác nhận sự hiện diện của khối máu tụ. Đồng thời, xác định vị trí cũng như kích thước của nó, từ đó đưa ra chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
  • Chẩn đoán phân biệt: Cần chẩn đoán phân biệt tụ máu ở vỏ trực tràng với một số bệnh lý khác như viêm túi thừa, viêm ruột thừa, nhiễm trùng đường tiết niệu, thoát vị, viêm túi mật...

Biến chứng và tiên lượng

Hầu hết các trường hợp bị tụ máu ở vỏ trực tràng đều không nguy hiểm. Có xu hướng tự biến mất và khỏi hẳn trong vòng 2 - 3 tháng hoặc nhanh hơn nếu được điều trị tích cực. Hoặc cũng có những người có nền tảng sức khỏe tốt, bệnh nhân nếu được chăm sóc tốt, tỷ lệ phục hồi tốt mà không để lại bất kỳ di chứng gì.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bị tụ máu ở vỏ trực tràng tiến triển nguy hiểm, điển hình là những người lạm dụng thuốc loãng máu - một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong với tỷ lệ 2%. Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường kể trên, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

Điều trị

Hầu hết các trường hợp bị tụ máu ở vỏ trực tràng đều có khả năng tự thuyên giảm và khỏi hoàn toàn mà không cần điều trị y tế. Chỉ cần thực hiện các biện pháp chăm sóc phù hợp, khoảng 80% trường hợp khối máu tụ trong trực tràng sẽ biến mất trong thời gian ngắn.

Điều trị tụ máu ở vỏ trực tràng hiệu quả bằng các biện pháp y tế như dùng thuốc cải thiện triệu chứng hoặc phẫu thuật

Việc điều trị từ đơn giản đến phức tạp tùy theo tình trạng bệnh và theo sự chỉ định của bác sĩ. Chẳng hạn như:

  • Cải thiện triệu chứng: Nhằm kiểm soát triệu chứng như sưng đau, đau bụng, bầm tím da..., bệnh nhân có thể thực hiện các cách điều trị bảo tồn sau:
    • Dùng thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn nhằm giảm nhanh cơn đau nhức khó chịu do tình trạng tụ máu ở vỏ trực tràng gây ra. Các loại thuốc điển hình như acetaminophen hoặc ibuprofen.
    • Liệu pháp nén: Được thực hiện thông qua cách sử dụng băng nén chuyên dụng hoặc quần áo quấn chặt lên vùng da bị ảnh hưởng nhằm tạo áp lực. Điều này giúp cải thiện tình trạng sưng tấy và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
    • Chườm nhiệt: Bạn có thể chườm đá hoặc chườm ấm nhằm hỗ trợ cải thiện nhanh chóng triệu chứng sưng đau, khó chịu.
      • Chườm đá trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng trong vòng 20 phút/ lần, làm vài lần trên ngày để giảm sưng đau;
      • Chườm ấm lên vùng da bị ảnh hưởng bằng túi chườm hoặc đệm sưởi giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình thúc đẩy lưu lượng máu hỗ trợ quá trình làm lành;
    • Kéo giãn nhẹ nhàng: Một số bài tập giãn cơ nhẹ nhàng được bác sĩ khuyến nghị thực hiện như yoga hoặc pilates. Kiên trì thực hiện nhằm giúp cải thiện tính linh hoạt của các cơ và giảm đau hiệu quả.
  • Can thiệp điều trị y tế: Trong những trường hợp nghiêm trọng, việc điều trị tụ máu ở vỏ trực tràng cần có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa nhằm loại bỏ tổn thương và ngăn ngừa biến chứng.
    • Chụp động mạch kết hợp thuyên tắc: Đây là thủ tục không xâm lấn được thực hiện bằng cách kết hợp giữa phương pháp chụp động mạch và thuyên tắc để đóng mạch máu bị chảy máu.
    • Phẫu thuật: Những trường hợp nặng, khối máu tụ có kích thước lớn có sẽ được chỉ định phẫu thuật nhằm loại bỏ và sửa chữa các mô bị tổn thương.
    • Truyền máu: Một số ít trường hợp, bệnh nhân được truyền máu để bù lại lượng máu bị thiếu hụt do liên quan đến tình trạng tụ máu ở vỏ trực tràng.

Phòng ngừa

Việc phòng ngừa tụ máu ở vỏ trực tràng không phải lúc nào cũng có thể thực hiện tốt. Vì tình trạng này xảy ra do rất nhiều yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn như tai nạn hoặc các bệnh lý khác. Nhưng vẫn có những cách đơn giản giúp giảm nguy cơ phát triển tụ máu ở vỏ trực tràng bao gồm:

Duy trì lối sống khoa học và lành mạnh để bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh tật và giảm nguy cơ phát triển tụ máu ở vỏ trực tràng

  • Tránh thực hiện các hoạt động gây áp lực và căng thẳng quá mức cho cơ bụng, chẳng hạn như tập thể dục cường độ cao hoặc nâng vật nặng quá sức.
  • Tạo thói quen ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ và tập thể dục để nâng cao thể trạng, duy trì cân nặng phù hợp, phòng tránh thừa cân béo phì để giảm thiểu áp lực cho cơ bụng.
  • Kiểm soát triệt để các tình trạng bệnh lý làm tăng nguy cơ phát mắc phải tụ máu ở vỏ trực tràng như rối loạn đông máu hoặc tăng huyết áp.
  • Sau phẫu thuật điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ thực hiện các biện pháp chăm sóc tích cực nhằm giảm áp lực lên vùng bụng, tránh làm tăng nặng tổn thương.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân tại sao tôi bị tụ máu ở vỏ trực tràng?

2. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán tụ máu ở vỏ trực tràng?

3. Bị tụ máu ở vỏ trực tràng có nguy hiểm đến tính mạng không?

4. Bị tụ máu ở vỏ trực tràng có tự khỏi khi không điều trị không?

5. Tôi nên điều trị tụ máu ở vỏ trực tràng bằng phương pháp nào tốt nhất?

6. Tình trạng của tôi có cần can thiệp phẫu thuật không?

7. Tôi cần làm gì để chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật?

8. Chi phí điều trị tụ máu ở vỏ trực tràng tốn bao nhiêu?

9. Điều trị tụ máu ở vỏ trực tràng mất bao thì khỏi?

10. Tôi cần làm gì để phòng ngừa tái phát tụ máu ở vỏ trực tràng sau điều trị?

Tụ máu ở vỏ trực tràng rất ít khi xảy ra và thường không nguy hiểm trong đa số trường hợp. Tuy nhiên, để biết được chính xác tình trạng bệnh cũng như phương hướng điều trị phù hợp, bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chuyên khoa. Đồng thời, chủ động thực hiện phòng ngừa bằng các biện pháp liên quan đến những hoạt động có thể gây tổn thương cho thành bụng.

Xem thêm:

Chia sẻ:
Bệnh Táo Bón
Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến ở đường tiêu hóa, xảy ra ở mọi đối tượng, mọi giới tính. Bản chất của táo bón không nguy…
Bệnh trĩ Bệnh Trĩ
Bệnh trĩ là nỗi ám ảnh của hơn 45% dân…
Chứng Đại tiện không tự chủ
Đại tiện không tự chủ là tình trạng sức khỏe…
Bệnh Viêm Gan Tự Miễn
Viêm gan tự miễn là một trong những bệnh lý…
Bệnh Viêm tụy tự miễn

Viêm tụy tự miễn là một dạng bệnh rối loạn tự miễn hiếm gặp. Người mắc phải bệnh lý này…

Bệnh Lao ruột

Lao ruột là một trong những bệnh lao ít gặp. Tuy nhiên nếu mắc phải lại rất nguy hiểm vì…

Sa trực tràng Bệnh Sa Trực Tràng

Sa trực tràng là tình trạng sa một phần hoặc toàn bộ lớp niêm mạc trực tràng trong hậu môn…

Bệnh Vàng Da Sơ Sinh

Vàng da sơ sinh xảy ra do sự gia tăng bất thường nồng độ bilirubin trong máu. Hầu hết các…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua