Bệnh Viêm Cầu Lồi Ngoài Xương Cánh Tay
Viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay là bệnh lý tổn thương chỗ bám của gân duỗi cổ tay quay. Bệnh đặc trưng với những cơn đau nhức dữ dội ở vùng lồi cầu ngoài cánh tay. Những chấn thương do vận động quá mức trong các hoạt động như chơi các môn thể thao dùng vợt hoặc làm các công việc chơi đàn, vặn tua vít... là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh. Đa phần trường hợp mắc bệnh thường tự thuyên giảm khi được nghỉ ngơi và chăm sóc tích cực.
Tổng quan
Viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay (tên tiếng Anh là Lateral epicondylitis) còn được gọi là hội chứng Golf elbow, Tennis elbow, chỉ cổ tay của những người chơi tennis, đánh golf hoặc chèo thuyền. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tổn thương, viêm hoặc rách gân cơ tại điểm bám của gân duỗi cổ tay quay, khiến vị trí này lồi lên và gây đau nhức vùng lồi cầu ngoài của cánh tay.
Đây là bệnh lý thường gặp ở những người thường xuyên phải vận động khuỷu tay với cường độ lớn, chủ yếu trong độ tuổi từ 30 - 50 tuổi, chiếm 1 - 3% dân số. Bệnh viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay được xếp vào nhóm bệnh xương khớp lành tính và tiến triển kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm.
Hầu hết các trường hợp phát hiện bệnh thông qua triệu chứng đau nhức đều có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi mà không nhất thiết phải điều trị. Nhưng cũng có không ít trường hợp tái đi tái lại nhiều lần hoặc phát hiện mắc bệnh ở giai đoạn mạn tính nghiêm trọng, có các biến chứng như thoái hóa, xơ hóa gân duỗi, không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường cần phải can thiệp điều trị y tế chuyên sâu.
Tham khảo thêm: Thoái hóa khuỷu tay là gì và cách điều trị hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân
Khuỷu tay là bộ phận được cấu tạo bởi hệ thống mạng lưới dây thần kinh phức tạp, trong đó gồm 3 nhánh chính là dây thần kinh quay, dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ. Ngoài ra, với cấu trúc hình thành từ xương cánh tay, xương trụ và xương quay, mỗi đầu xương được bao bọc bởi sụn và liên kết với nhau bằng dây chằng, ổn định bằng các gân nhằm tạo sự chắc chắn, linh hoạt cho khuỷu tay.
Chức năng chính của khuỷu tay là thực hiện linh hoạt các hoạt động và truyền chuyển tiếp tín hiệu hoạt động và cảm giác đến não bộ. Nắm vững được cấu tạo của khuỷu tay sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung các tổn thương có thể xảy đến với bộ phận này và gây viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay.
Chấn thương là nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay. Thường là do sự vận động quá mức của các cơ duỗi vùng cổ tay và ngón tay hoặc hiện tượng căng giãn quá mức khi thực hiện các hoạt động đột ngột có tính chất đối kháng trong tư thế ngửa cổ tay. Ngoài ra, việc thực hiện những động tác lặp đi lặp lại hàng ngày như gõ bàn phím máy tính, chơi đàn, chơi tennis, đánh golf, cầu lông, đào xới đất làm vườn,... cũng là những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh.
Một người được xác định mắc bệnh viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay là khi có đủ các tiêu chuẩn về tổn thương, viêm nhiễm hoặc vết rách ở giữa gân cơ duỗi chung, màng xương ở vị trí lồi cầu ngoài. Tại điểm bám gân bị tổn thương có chứa các tổ chức hạt xâm lấn vào mạc gân, gây tăng sinh và sưng phù mạch, dẫn đến những cơn đau nhức khuỷu tay dữ dội.
Yếu tố nguy cơ
Ngoài các tổn thương trực tiếp tại khuỷu tay vừa kể trên, bệnh viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay cũng có liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ như:
- Tuổi tác: Bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này, nhưng phổ biến nhất là ở những người trưởng thành trong độ tuổi lao động từ 30 - 50 tuổi hoặc người lớn tuổi bước vào độ tuổi lão hóa.
- Nghề nghiệp: Những người làm công việc đòi hỏi phải dùng khuỷu tay thường xuyên với các hoạt động có tính chất lặp đi lặp lại liên tục như đầu bếp, thợ làm vườn, thợ sửa ống nước, họa sĩ, vận động viên chơi tennis/ golf chuyên nghiệp, nhân viên văn phòng... là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.
- Chơi thể thao sai cách: Có rất nhiều môn thể thao cầm vợt phải dùng đến khuỷu tay, tuy nhiên nếu cầm vợt sai cách, đánh vợt sai kỹ thuật và sử dụng lực không đúng sẽ rất dễ gây viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay.
- Các yếu tố khác:
- Người thừa cân béo phì;
- Nghiện chất kích thích như hút thuốc lá, rượu bia thường xuyên;
- ...
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Triệu chứng viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay thường không xuất hiện ngay lập tức sau khi có chấn thương hoặc chỉ ở mức độ đau nhẹ. Theo thời gian, bệnh tiến triển ngày càng nặng trong khoảng vài tuần đến vài tháng sẽ bộc lộ ra nhiều triệu chứng rõ ràng hơn như:
- Đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài vùng lồi cầu ngoài xương cánh tay;
- Ấn vào vị trí lồi cầu hoặc các điểm bên cạnh có thể gây cảm giác đau nhói, kèm theo sưng nhẹ tại chỗ;
- Cơn đau có thể nhanh chóng lan xuống toàn bộ cẳng tay và mu cổ tay;
- Mức độ cơn đau càng tăng nặng hơn khi thực hiện các động tác cử động thông thường như nắm vặn núm cửa, cầm nắm đồ vật nặng, duỗi/ lắc cổ tay...;
- Kèm theo cảm giác nóng, ngứa ran, tê rần ở vùng khuỷu tay;
Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay được thực hiện bởi quá trình thăm khám lâm sàng tại cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp. Bệnh nhân sẽ phải miêu tả chi tiết các triệu chứng mà bản thân gặp phải, sau đó thực hiện một số bài kiểm tra chức năng vận động để đánh giá vấn đề sức khỏe mà bệnh nhân đang gặp phải.
Sau đó, để chẩn đoán chính xác bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh cần phải thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng sau:
- Đo điện cơ: Được thực hiện
- Siêu âm: Siêu âm gân cơ bằng đầu dò tần số cao, trung bình ở mức từ 7.5 - 20mHz, giúp phát hiện các tổn thương như kích thước gân to hơn và giảm độ đậm trên hình ảnh siêu âm. Đồng thời, hình ảnh siêu âm còn giúp phát hiện tình trạng lắng đọng canxi trong vỏ xương, gân, tình trạng đứt gân từng phần hoặc hoàn toàn...;
Đồng thời, chẩn đoán phân biệt viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay với các bệnh lý có triệu chứng gần giống để đảm bảo thực hiện đúng phương pháp điều trị như:
- Hội chứng ống cổ tay;
- Bệnh lý rễ cột sống cổ C6 - C7;
- Viêm túi thanh dịch ở khuỷu tay;
- Thoái hóa khớp khuỷu;
- Các bệnh lý chèn ép dây thần kinh cột sống cổ;
Biến chứng và tiên lượng
Tình trạng viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay được đánh giá không quá nghiêm trọng. Nhiều trường hợp bệnh có thể tự thuyên giảm ở mức độ nhẹ. Nhưng với những trường hợp nặng hơn, bệnh kéo dài dai dẳng trong thời gian dài, hay tái phát cần được can thiệp điều trị và chăm sóc y tế kịp thời để giảm nguy cơ gây ra các biến chứng khó lường.
Trong đó, biến chứng thường gặp nhát là tình trạng xơ hóa, thoái hóa gân duỗi gây ảnh hưởng trực tiếp đền khả năng cầm nắm đồ vật, cử động sinh hoạt hàng ngày cùng nhiều hệ lụy khác. Bởi vậy, các chuyên gia luôn khuyến cáo thăm khám tại bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa khi nghi ngờ mắc bệnh để được chẩn đoán và tư vấn điều trị bằng phương pháp phù hợp.
Điều trị
Đối với bệnh viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay thường được ưu tiên điều trị bằng phương pháp bảo tồn hoặc cân nhắc phẫu thuật trong trường hợp điều trị bảo tồn thất bại. Cụ thể một số phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến như:
1. Điều trị bằng thuốc
Việc dùng thuốc trị viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay chủ yếu nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng bệnh. Một số thuốc thường dùng như:
- Nhóm thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Aspirin...;
- Thuốc chống viêm không steroid:
- Dạng uống như Diclofenac, Celecoxib, Meloxicam, Etoricoxib...;
- Dạng bôi ngoài da như Diclofenac, Profenid...;
- Thuốc Corticosteroid được chỉ định dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch trong trường hợp đau nặng, dai dẳng và không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau, chóng viêm thông thường. Loại thuốc được dùng phổ biến nhất là Methylprednisolone acetat.
Lưu ý: Bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc quá liều hoặc lạm dụng trong thời gian dài để tránh gây tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
2. Vật lý trị liệu
Song song với dùng thuốc, bệnh nhân viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay cũng được khuyến khích thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu phù hợp nhằm hỗ trợ cải thiện triệu chứng, đẩy nhanh quá trình hồi phục và rút ngắn thời gian điều trị.
Một số kỹ thuật vật lý trị liệu hiệu quả từ đơn giản đến phức tạp như sau:
- Chườm lạnh giúp giảm đau nhức trong vòng 10 - 15 phút. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất;
- Trị liệu hỗ trợ giảm viêm, giảm đau, tăng tuần hoàn tại chỗ bằng liệu pháp siêu âm, điện xung, laser...;
- Làm mềm cơ và chống vôi hóa bằng công nghệ sóng xung kích;
- Dùng băng đeo vào cẳng tay nhằm giảm thiểu áp lực lên các cơ duỗi trong quá trình hoạt động hàng ngày;
3. Phẫu thuật
Những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh mức độ nặng, giai đoạn mạn tính, tái phát nhiều lần và không đáp ứng với các biện pháp điều trị bảo tồn sẽ được cân nhắc can thiệp phẫu thuật để xử lý tổn thương. Một số kỹ thuật được áp dụng phổ biến như:
- Phẫu thuật cắt bỏ các mô gân bị tổn thương;
- Phẫu thuật cắt ngắn, kéo giãn và định hình gân của các cơ duỗi;
- Phẫu thuật giải phóng gân duỗi thoát khỏi mỏm cầu lồi;
Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể, căn nguyên gây bệnh, thể trạng sức khỏe của bệnh nhân và điều kiện kinh tế có thể chọn phẫu thuật bằng nội soi hoặc mổ hở truyền thống. Trong đó, mổ nội soi hiện đang là kỹ thuật phổ biến hơn do có nhiều ưu điểm như ít đau, ít xâm lấn, giảm nguy cơ biến chứng, có tính thẩm mỹ cao...
Ngoài những biện pháp truyền thống trên, hiện nay còn một số phương pháp điều trị tân tiến hơn đem lại hiệu quả đáng kể trong điều trị như:
- Tiêm Hyaluronic acid;
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân;
- Tiêm botulium to - xin A trực tiếp vào vị trí cơ duỗi ngón tay 3, 4 nhằm làm liệt và giảm áp lực cho gân duỗi;
- Băng glyceryl trinitrate...;
Phòng ngừa
Để phòng ngừa viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay, biện pháp duy nhất chính là tránh thực hiện các vận động quá mức, đột ngột gây áp lực lớn lên vùng gân cơ duỗi, thường là trong các hoạt động như:
- Cầu lông;
- Bóng bàn;
- Quần vợt;
- Chơi đàn;
- Xoay cổ tay hoặc dùng búa, kìm, tuốc nô vít;
- ...
Tuy nhiên, tập thể dục thể thao là điều cần thiết để duy trì sức khỏe nên hãy chú ý khởi động kỹ trước tập và tập vừa sức. Đối với trường hợp chơi thể thao chuyên nghiệp, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản đối với từng môn thể thao để tránh các chấn thương ngoài ý muốn.
Những câu hỏi quan trọng khi đi khám
1. Nguyên nhân khiến tôi bị viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay?
2. Tiên lượng tình trạng bệnh của tôi có nghiêm trọng không?
3. Tôi cần thực hiện những xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh?
4. Phương pháp điều trị viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay nào hiệu quả nhất?
5. Những ảnh hưởng của bệnh lý này đối với sức khỏe và đời sống sinh hoạt của tôi?
6. Tôi cần làm gì để hỗ trợ điều trị viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay tại nhà?
7. Nên dùng những loại thuốc nào để điều trị viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay?
8. Điều trị viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay tại bệnh viện tốn bao nhiêu? Có được sử dụng BHYT không?
Viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay không quá nguy hiểm và có thể phục hồi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng cách. Khuyến cáo người bệnh khi bộc phát các triệu chứng bất thường nghi ngờ viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay nên thăm khám sớm tại các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa, tránh gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt về sau.
Tham khảo thêm:
- Vì sao đầu ngón tay bị đau, tê như kim châm?
- Tê đầu ngón tay là bệnh gì? Cách trị hiện tượng tê đầu ngón tay
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!