Bệnh Tụ máu dưới màng cứng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Tụ máu dưới màng cứng là tình trạng khối máu tụ hình thành trên bề mặt não và làm tổn thương các mô não liên quan, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Chấn thương đầu do tai nạn, va chạm hoặc bị tấn công bạo lực là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tụ máu dưới màng cứng. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất là phẫu thuật loại bỏ khối máu tụ nhằm giảm bớt áp lực lên não. 

Tụ máu dưới màng cứng xảy ra khi bề mặt não tích tụ máu trên bề mặt não, cụ thể là khoảng trống giữa các lớp bảo vệ bao quanh não

Tổng quan

Tụ máu dưới màng cứng (Subdural Hematoma) là tình trạng chảy máu bên trong não, khiến máu tích tụ giữa sọ và vùng não bị tổn thương. Lượng máu tích tụ ở khoảng trống giữa màng cứng và màng nhện gây chèn ép lên các nhu mô não và gây ra hàng loạt các triệu chứng bất thường.

Hiện tượng tụ máu dưới màng cứng không phải hiếm gặp, nhưng nếu chẳng may mắc phải sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong. Nguyên nhân phổ biến nhất gây tụ máu dưới màng cứng là do chấn thương đầu, thường là sau một vụ tai nạn giao thông, bị tấn công bạo lực hoặc té ngã khiến vùng đầu bị va chạm mạnh.

Phân loại

Tụ máu dưới màng cứng được chia làm 3 dạng cơ bản gồm:

Tình trạng tụ máu dưới màng cứng gồm 3 thể là cấp tính, bán cấp và mạn tính

  • Thể cấp tính: Tình trạng tụ máu thường xảy ra tức thì ngay sau khi gặp các chấn thương, va chạm ở vùng đầu. Điều này khiến các triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau đó hoặc sau khoảng vài tiếng đồng hồ. Các chuyên gia cảnh báo đây là thể bệnh nguy hiểm nhất, do tiến triển bệnh nhanh chóng nên nếu không được điều trị kịp thời có thể gây bất tỉnh, liệt hoặc dẫn đến tử vong.
  • Thể bán cấp: Là tình trạng tụ máu dưới màng cứng nhưng triệu chứng tiến triển chậm, thường xuất hiện trong vòng 3 - 7 ngày sau khi gặp chấn thương. Tình trạng này có thể xảy ra kèm theo các chấn động não bất thường.
  • Thể mạn tính: Các triệu chứng tụ máu dưới màng cứng có thể xuất hiện vào thời điểm khoảng 2 - 3 tuần sau chấn thương. Thể tổn thương này có thể xuất hiện kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng. Thậm chí, ngay cả những vết thương nhẹ vùng đầu cũng có thể gây các triệu chứng tụ máu dưới màng cứng mãn tính.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân 

Có rất nhiều nguyên nhân gây tụ máu dưới màng cứng, có thể kể đến các nguyên nhân điển hình như:

Chấn thương vùng đầu do tai nạn, va chạm hoặc bị tấn công bạo hành là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tụ máu dưới màng cứng

  • Chấn thương đầu: Đây là nguyên nhân chính gây tụ máu dưới màng cứng. Tình trạng này thường xảy ra do một đợt tai nạn giao thông, té ngã, va chạm khi chơi thể thao, bị tấn công bạo lực... Những tác động đột ngột này khiến các mạch máu trong màng cứng bị căng đến mức vỡ rách và chảy máu. Các động mạch nhỏ cũng có thể bị vỡ, gây tích tụ máu trong các khoang dưới màng cứng. Tỷ lệ bị chấn thương đầu gây tụ máu dưới màng cứng chủ yếu xảy ra ở  người trẻ tuổi.
  • Teo não: Trong một số trường hợp, người lớn tuổi có nguy cơ cao bị teo não, các tế bào não co lại, khiến khoang dưới màng cứng ngày càng lớn. Tình trạng này khiến cho các mạch máu dễ vỡ hơn. Các triệu chứng tiến triển mãn tính do các cục máu đông chuyển hóa thành chất lỏng tối màu. Chủ yếu xuất hiện ở người > 50 tuổi.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc ngăn ngừa cục máu đông như aspirin, warfarin hoặc các chất làm loãng máu khác cũng làm tăng nguy cơ khởi phát tụ máu dưới màng cứng.

Yếu tố nguy cơ

Những đối tượng và yếu tố rủi ro dưới đây làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng tụ máu dưới màng cứng:

  • Bị rò rỉ dịch não tủy;
  • Vận động viên chơi những môn thể thao va chạm mạnh;
  • Người lớn tuổi;
  • Nghiện rượu;
  • Trẻ sơ sinh bị lắc mạnh;
  • Người mắc các bệnh máu khó đông, thường là do di truyền;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Tụ máu dưới màng cứng là một trong những dạng chấn thương sọ não nên các triệu chứng có phần tương đối giống nhau. Tùy theo dạng chấn thương và các yếu tố khác mà triệu chứng có thể xuất hiện sau ngay lập tức, vài giờ, vài tuần hoặc vài tháng.

Bị tụ máu dưới màng cứng gây các triệu chứng như đau đầu, lú lẫn, mất ý thức, co giật, gặp khó khăn phối hợp, giữ thăng bằng...

Các triệu chứng điển hình của tụ máu dưới màng cứng bao gồm:

  • Các vấn đề về đi lại hoặc giữ thăng bằng;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt;
  • Lú lẫn;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Mất ý thức;
  • Co giật;
  • Buồn ngủ;
  • Gặp vấn đề về giọng nói;
  • Các bất thường về thị lực;

Chẩn đoán

Tình trạng tụ máu dưới màng cứng cấp tính là tình trạng khẩn cấp nghiêm trọng, bệnh nhân cần được đưa vào cấp cứu ngay lập tức để kiểm tra sức khỏe và có hướng xử lý phù hợp, kiểm soát tiến triển, bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.

Hình ảnh CT hoặc MRI cho phép quan sát tổn thương tụ máu dưới màng cứng

Việc chẩn đoán thường thông qua các bước cụ thể sau:

  • Khám thực thể: Bác sĩ tiến hành kiểm tra các dấu hiệu bất thường hoặc bệnh nhân nếu trong tình trạng tỉnh táo có thể khai báo triệu chứng cho bác sĩ. Đồng thời, thực hiện một số yêu cầu đơn giản như chạm ngón tay vào mũi.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu đem lại rất nhiều thông tin có lợi giúp chẩn đoán tụ máu dưới màng cứng. Cụ thể nhằm tìm kiếm các rối loạn chảy máu, đo khả năng đông máu và tìm kiếm các nguyên nhân khác, sau đó loại trừ nếu có triệu chứng tương tự.
  • Kiểm tra hình ảnh: Một số kiểm tra hình ảnh như chụp CT scan hoặc MRI giúp tìm kiếm dấu hiệu chảy máu và xác định vị trí chảy máu, phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị.

Biến chứng và tiên lượng

Tụ máu dưới màng cứng là tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu y tế kịp thời để xử lý tổn thương và bảo toàn tính mạng.

Theo thống kê, trong tất cả các dạng tụ máu dưới màng cứng, thể cấp tính là thể nghiêm trọng nhất do có tỷ lệ tử vong cao, nhất là khi tác nhân gây ra là do chấn thương đầu, khoảng 50 - 90% trường hợp. Theo sau là tỷ lệ tử vong thể tụ máu dưới màng cứng mãn tính ở bệnh nhân lớn tuổi, khoảng 16,7%.

Tụ máu dưới màng cứng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong

Tiên lượng phục hồi sau điều trị tụ máu dưới màng cứng ở người trẻ tuổi cao hơn người lớn tuổi. Nguyên tắc quan trọng là phải phát hiện sớm các dấu hiệu và kịp thời điều trị chuyên khoa tại bệnh viện để kiểm soát tình trạng một cách hiệu quả.

Các chuyên gia cũng cảnh báo, tình trạng tụ máu dưới màng cứng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng như:

Do đó, cần hết sức chú ý những dấu hiệu bất thường để kịp thời thăm khám và điều trị, hoặc cấp cứu ngay khi gặp chấn thương để kiểm tra vùng đầu kỹ lưỡng, tránh các biến chứng nặng về sau khó điều trị, giảm nguy cơ tử vong.

Điều trị

Dựa vào kết quả chẩn đoán xác định căn nguyên và mức độ nghiêm trọng của tình trạng tụ máu dưới màng cứng, các triệu chứng, bác sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Các biện pháp điều trị cơ bản thường được áp dụng là:

Phẫu thuật

Đa số các trường hợp phát hiện các khối máu tụ dưới màng cứng đều được chỉ định phẫu thuật loại bỏ nhằm giảm bớt áp lực lên não. Tùy theo kích thước, vị trí khối máu tụ mà bác sĩ sẽ chọn áp dụng kỹ thuật phẫu thuật hiệu quả nhất.

Phẫu thuật loại bỏ khối máu tụ là phương pháp điều trị chính đối với tình trạng tụ máu dưới màng cứng

  • Phẫu thuật khoan sọ: Được thực hiện bằng cách khoan một lỗ nhỏ ở sọ, sau đó chèn một ống mềm vào tiếp cận khối máu tụ để dẫn lưu máu chảy ra ngoài. Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp khối máu tụ dưới màng cứng mãn tính, phát triển sau vài ngày hoặc vài tuần.
  • Phẫu thuật cắt sọ: Trường hợp khối máu tụ có kích thước lớn, đông cứng và chèn ép lên các vùng xung quanh cần phải tiến hành đại phẫu mở hộp sọ để loại bỏ dễ dàng. Quá trình phẫu thuật được thực hiện khi bệnh nhân trong trạng thái gây mê toàn thân.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro phát sinh biến chứng. Một số vấn đề có thể xảy ra sau phẫu thuật như:

  • Xuất huyết não;
  • Nhiễm trùng vết mổ;
  • Hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch chân (hiện tượng huyết khối tĩnh mạch sâu);
  • Co giật;
  • Đột quỵ;

Ngoài ra, trong một số trường hợp khối máu tụ có thể tái phát sau vài ngày hoặc vài tuần sau phẫu thuật. Nếu tình trạng này xảy ra, bệnh nhân cần phải làm thêm một vài cuộc phẫu thuật nữa để dẫn lưu và loại bỏ nó khỏi não.

Dùng thuốc

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được kê toa sử dụng một số loại thuốc có tác dụng kiểm soát tình trạng và cải thiện triệu chứng bệnh. Tùy mức độ nghiêm trọng của tổn thương não và loại tụ máu dưới màng cứng để chọn sử dụng loại thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc được chỉ định sử dụng như:

  • Thuốc giảm triệu chứng phù não: Chẳng hạn như thuốc corticoid hoặc thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc chống động kinh: Dùng để kiểm soát cơn co giật do bệnh động kinh gây ra, thường dùng nhất là phenytoin.

Chăm sóc phục hồi sau phẫu thuật

Thời gian phục hồi ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, trẻ em hoặc người trẻ tuổi thường có tốc độ phục hồi nhanh hơn người lớn. Người trưởng thành thường mất hơn 6 tháng hoặc lâu hơn để khôi phục các triệu chứng và phải hơn 2 năm mới phục hồi hoàn toàn.

Cần chăm sóc tích cực và nghỉ ngơi nhiều sau phẫu thuật để phục hồi sức khỏe nhanh hơn

Trong quá trình này, hãy tuân thủ thực hiện các thói quen sau để hỗ trợ cải thiện phục hồi nhanh hơn:

  • Tránh để cơ thể mệt mỏi, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Không vận động mạnh, lái xe, làm những công việc hoặc chơi các hoạt động thể thao để hạn chế nguy cơ tái phát chấn thương.
  • Tích cực thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu, trị liệu ngôn ngữ hoặc trị liệu nghề nghiệp nhằm khắc phục các vấn đề về khả năng vận động, giao tiếp hoặc các sinh hoạt hàng ngày.
  • Không nên uống rượu trong quá trình điều trị cho đến khi phục hồi hoàn toàn để tránh gây ảnh hưởng đến thời gian hồi phục và giảm nguy cơ tái phát.

Phòng ngừa

Các chấn thương va chạm hàng ngày dù nặng hay nhẹ đều làm tăng nguy cơ gây ra tụ máu dưới màng cứng. Do đó, để giảm nguy cơ phát triển tình trạng này, hãy thực hiện các biện pháp sau:

Đội mũ bảo hiểm bảo vệ vùng đầu khi chơi thể thao hoặc tham gia giao thông phòng ngừa tụ máu dưới màng cứng

  • Luôn đội mũ bảo hiểm để bảo vệ vùng đầu khi tham gia giao thông, chơi các mô thể thao đối kháng, va chạm mạnh hoặc khi làm việc ở các công trình xây dựng.
  • Khi lái xe ô tô phải luôn đảm bảo thắt dây an toàn để phòng ngừa các chấn thương ngoài ý muốn khi gặp tai nạn.
  • Người lớn tuổi cần chủ động thăm khám định kỳ vì tháng một lần để kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu tụ máu dưới màng cứng để kịp thời điều trị.
  • Đối với trẻ em, cần bảo vệ trẻ khỏi những yếu tố không an toàn như leo cầu thang, cạnh bàn sắc nhọn hoặc đạp xe va đập vào tường...

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân tại sao tôi bị tụ máu dưới màng cứng?

2. Bị tụ máu dưới màng cứng có nguy hiểm không>

3. Cần làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán xác định tụ máu dưới màng cứng?

4. Nếu không điều trị, tôi có thể gặp những biến chứng nào?

5. Phương pháp điều trị tốt nhất đối với tình trạng bệnh của tôi?

6. Nên điều trị tụ máu dưới màng cứng ngoại trú hay nội trú?

7. Với tình trạng của tôi, có cần phẫu thuật không? Phương pháp phẫu thuật nào tốt nhất?

8. Tôi cần làm gì và tránh làm gì để phòng ngừa tái phát tụ máu dưới màng cứng?

9. Chi phí điều trị tụ máu dưới màng cứng tốn bao nhiêu? BHYT có hỗ trợ chi trả không?

10. Sau điều trị, tụ máu dưới màng cứng có tái phát không?

Tụ máu dưới màng cứng là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thường xảy ra sau chấn thương và cần được cấp cứu, điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng, giảm thiểu nguy cơ tử vong. Do đó, người gặp tai nạn vùng đầu cần được đưa đến bệnh viện để cấp cứu và điều trị càng sớm càng tốt. Đồng thời, thực hiện các biện pháp chăm sóc tích cực và bảo vệ đầu để phòng ngừa phát triển tụ máu dưới màng cứng.

Xem thêm:

Chia sẻ:
Viêm Não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng thần kinh nguy hiểm do lây nhiễm virus JEV. Bệnh gây ra các tổn thương thần kinh nghiêm trọng, để lại những…
Bệnh Liệt Dây Thần Kinh Số 6
Liệt dây thần kinh số 6 là một trong những…
Não Úng Thủy
Não úng thủy là bệnh lý nguy hiểm ở não,…
Bệnh Đau Dây Thần Kinh Sinh Ba
Đau dây thần kinh sinh ba là một trong những…
Bệnh Teo Dây Thần Kinh Thị Giác

Teo dây thần kinh thị giác là bệnh lý xảy ra tại dây thần kinh sọ số II. Đặc trưng…

Bệnh Đau Dây Thần Kinh Chẩm

Đau dây thần kinh chẩm là một trong những bệnh lý nội thần kinh phổ biến, xảy ra do dây…

Giãn Não Thất

Giãn não thất là dị tật bẩm sinh do tích tụ lượng dịch não tủy lớn gây phình giãn khoang…

Dị Dạng Mạch Máu Não

Dị dạng mạch máu não là một nhóm các dị dạng hiếm gặp về mạch máu và lưu lượng máu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua