Bệnh Viêm Hậu Môn

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm hậu môn là bệnh lý thường gặp ở mọi độ tuổi, do nhiều nguyên nhân gây ra. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý hậu môn phức tạp hoặc rối loạn tiêu hóa đơn thuần. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khó chịu, chảy máu... Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà áp dụng cách điều trị cho phù hợp, điều trị sớm giúp khỏi bệnh nhanh chóng và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. 

Tổng quan

Hậu môn là bộ phận cuối cùng nằm trong trường tiêu hóa và cuối trực tràng. Có nhiệm vụ tích trữ phân sau khi cơ thể hấp thu hết các dưỡng chất từ thức ăn và thải ra. Hậu môn được cấu tạo từ một cơ vòng và chỉ mở ra khi cần tống phân ra ngoài. Ngoài ra, còn có các tế bào niêm mạc lót trong và nằm ở phần rìa hậu môn.

Viêm hậu môn là tình trạng lỗ hậu môn, vùng da xung quanh bị kích ứng gây viêm nhiễm và đại tiện khó khăn

Viêm hậu môn (Anusitis) là tình trạng viêm nhiễm lỗ hậu môn và vùng da xung quanh, gây ngứa ngáy, đau rát khó chịu, nhất là khi đi đại tiện. Tùy theo mức độ viêm nhiễm, triệu chứng xuất hiện đơn giản hoặc phức tạp kéo dài, một số trường hợp nặng xuất huyết ống hậu môn, đại tiện có phân lẫn máu.

Đa phần các trường hợp phát hiện viêm hậu môn đều có liên quan đến các vấn đề sức khỏe tại đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý khác như trĩ, áp xe hậu môn, viêm ống hậu môn, rò hậu môn...

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có rất đa dạng nguyên nhân gây bệnh viêm hậu môn, cụ thể như sau:

Nguyên nhân bệnh lý 

Viêm hậu môn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như:

Viêm hậu môn có thể là dấu hiệu của các bệnh hậu môn - trực tràng hoặc bệnh đường tiêu hóa

  • Bệnh trĩTrĩ là một trong những bệnh lý gây tổn thương hậu môn - trực tràng phổ biến. Và viêm hậu môn được xem là biến chứng của trĩ do chảy máu hậu môn, đại tiên ra máu, sa búi trĩ... làm tăng nguy cơ viêm nhiễm;
  • Nứt kẽ hậu môn: Vết rách ống hậu môn tạo điều kiện cho vi khuẩn và các vi sinh vật đường ruột xâm nhập vào, phát triển và gây sưng viêm hậu môn, đau rát, đại tiện ra máu...;
  • Viêm ống hậu môn: Niêm mạc ống hậu môn rất dễ bị viêm nhiễm do bị rách, có tổn thương dẫn đến sưng đỏ, đau rát kèm theo sưng phù ống hậu môn và viêm nhiễm vùng da xung quanh hậu môn;
  • Áp xe hậu môn: Nứt hậu môn kéo dài không điều trị khiến vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong ống hậu môn, gây viêm nặng hình thành các ổ mủ, sưng phồng và căng đau, khiến người bệnh khó chịu, sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi...;
  • Rò hậu môn: Viêm nhiễm cũng là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh rò hậu môn, thường được phát triển từ áp xe hậu môn. Sự xuất hiện của các đường rò phát triển từ ổ áp xe dần lan ra bên ngoài vùng da hậu môn, hình thành các lỗ rõ gây sưng viêm nghiên trọng, đau nhức, ngứa rát, rỉ dịch có mùi tanh hôi...;
  • Các bệnh lý ở đường tiêu hóa: Một số bệnh lý đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, bệnh Crohn, viêm đường ruột... cũng gây triệu chứng viêm hậu môn hậu môn đặc trưng, gây đau rát, ngứa ngáy, sưng đỏ...;

Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác

  • Biến chứng từ các thủ thuật can thiệp ngoại khoa tại hậu môn - trực tràng nhưng không đảm bảo vô trùng, vệ sinh kém làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây viêm hậu môn;
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lây qua đường tình dục (STIs) như giang mai, sùi mào gà hậu môn, lậu, lao hậu môn - trực tràng, nấm hậu môn... cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm hậu môn;
  • Chế độ ăn uống kém khoa học, thường xuyên dung nạp các loại thực phẩm có tính acid cao, thực phẩm giàu protein, thức ăn cay nóng, dầu mỡ, cà phê, rượu bia...;
  • Người có thói quen vệ sinh kém như nhịn đại tiện, uống ít nước, lười vận động, thường xuyên ngồi yên một chỗ, lạm dụng kháng sinh tùy tiện...;
  • Điều trị ung thư trực tràng, buồng trứng hoặc tuyến tiền liệt bằng phương pháp xạ trị;
  • Nam giới quan hệ đồng giới có nguy cơ bị viêm hậu môn cao hơn so với người bình thường;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Các triệu chứng của viêm hậu môn tương đối giống với bệnh trĩ. Nhưng dựa trên triệu chứng khi thăm khám lâm sàng, bệnh viêm hậu môn sẽ có các triệu chứng  đặc trưng sau:

Đau rát, chảy máu khi đại tiện, mót rặn dù không có nhu cầu là những triệu chứng đặc trưng của viêm hậu môn

  • Hậu môn ngứa ngáy và luôn trong trạng thái bị kích thích;
  • Đau khi đi đại tiện;
  • Luôn có cảm giác mót rặn dù chưa có nhu cầu;
  • Tiêu chảy;
  • Chảy máu trực tràng;
  • Phân lẫn máu, chất nhầy;
  • Kèm theo các cơn đau thắt ở vùng hậu môn - trực tràng, viêm hậu môn do lậu hoặc virus herpes simplex hoặc cytomegalovirus thường có cơn đau dữ dội hơn;

Chẩn đoán 

Chẩn đoán viêm hậu môn được thực hiện thông qua các biện pháp sau:

  • Khám lâm sàng: Thu thập các triệu chứng lâm sàng do người bệnh cung cấp và quan sát, chạm vào vùng hậu môn. Đồng thời, khai thác tiền sử bệnh lý cá nhân, thói quen sinh hoạt, ăn uống, quan hệ tình dục... của bệnh nhân để đưa ra những chẩn đoán chung về bệnh viêm hậu môn.
  • Xét nghiệm cận lâm sàng:
    • Xét nghiệm máu: kiểm tra có yếu tố gây nhiễm trùng hay không, phân tích công thức máu đánh giá mức độ mất máu;
    • Xét nghiệm phân: giúp xác định loại vi khuẩn gây viêm hậu môn;
    • Xét nghiệm dịch tiết: thông qua mẫu dịch tiết trực tràng hoặc từ ống dẫn nước tiểu từ niệu đạo, kiểm tra nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục;
    • Nội soi đại tràng: bao gồm toàn bộ vùng sigma và ruột già để đánh giá chức năng, tìm ra nguyên nhân gây bệnh;

Biến chứng và tiên lượng

Viêm hậu môn là căn bệnh thuộc đường tiêu hóa tương đối nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Một số biến chứng thường gặp của viêm hậu môn như:

Viêm hậu môn không điều trị sớm có thể dễ dàng biến chứng bội nhiễm, hoại tử hoặc ung thư rất nguy hiểm

  • Bội nhiễm, hoại tử hậu môn: Hậu môn viêm nhiễm ngày càng nặng làm tăng nguy cơ bội nhiễm nghiêm trọng, gây biến chứng hoại tử hậu môn. Để xử lý biến chứng này, bắt buộc phải cắt bỏ toàn bộ phần này.
  • Biến chứng ung thư: Viêm hậu môn mạn tính ở giai đoạn nghiêm trọng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư trực tràng. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh thường là đại tiện phân đen lẫn máu, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, sụt cân nhanh chóng, suy nhược cơ thể... Ở giai đoạn nghiêm trọng nếu không điều trị có thể gây tử vong.
  • Suy giảm ham muốn tình dục: Cảm giác ngứa ngáy, đau rát, hậu môn ẩm ướt do rỉ dịch, có mùi tanh hôi gây khó chịu cho người bệnh. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tình dục, tâm sinh lý, quan hệ tình dục khó khăn, đau nhức, giảm ham muốn.
  • Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa: Đối với chị em phụ nữ bị viêm hậu môn có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm phụ khoa, do hậu môn nằm gần với âm đạo. Nếu không điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khó trị.

Điều trị

Viêm hậu môn có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp, trong đó phổ biến nhất là dùng thuốc hoặc tiểu phẫu. Tùy theo mức độ bệnh, nguyên nhân và thể trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị viêm hậu môn bằng thuốc nhằm kiểm soát triệu chứng hoặc can thiệp ngoại khoa xử lý loại bỏ tổn thương

1. Điều trị nội khoa 

Đối với những trường hợp bệnh nhẹ thường được chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa. Đây là phương pháp đơn giản, đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng trong việc cải thiện triệu chứng, ngăn tiến triển bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính chất tạm thời, phù hợp với bệnh nhân mắc bệnh mức độ nhẹ, chưa có biến chứng nguy hiểm.

Thuốc trị viêm hậu môn thường dùng nhất là thuốc dạng uống và dạng bôi ngoài. Tùy theo tác nhân gây bệnh sẽ được dùng loại thuốc phù hợp.

  • Do nhiễm trùng: Dùng thuốc kháng virus (điển hình là acyclovir - Zovirax, Sitavig) hoặc kháng sinh (điển hình là doxycycline - Vibramycin, Periostat) nhằm tiêu diệt và loại bỏ các vi sinh vật gây nhiễm trùng, dứt điểm các triệu chứng khó chịu do chúng gây ra.
  • Do xạ trị: Đa phần những trường hợp bị viêm hậu môn sau xạ trị thường không cần phải điều trị nhiều. Chỉ khi viêm nhiễm hoặc chảy máu nhiều mới được chỉ định dùng thuốc thuốc giảm, thuốc cầm máu dạng thuốc uống, thuốc xổ hoặc thuốc đạn để cải thiện triệu chứng. Điển hình như mesalamine (Canasa, Tidocol), Sulfasalazine (Azufidine), Sucralfat (Carafate), Metronidazole (Flagyl) hoặc một số thuốc làm mềm và giãn nở phân hỗ trợ đại tiện dễ dàng.
  • Do các bệnh viêm ruột: Chủ yếu dùng thuốc điều trị viêm trực tràng dạng thuốc uống, thuốc xổ hoặc thuốc đạn. Điển hình như Mesalamine (Canasa, Tidocol), nhóm thuốc Corticosteroid (prednisolone, budesonide...), bệnh nhân viêm hậu môn do bệnh Crohn thường dùng thuốc ức chế miễn dịch như Azathioprine (Imuran, Azasan) hoặc Infliximab (Remicade).

Lưu ý: Chỉ được dùng thuốc trị viêm hậu môn sau khi được thăm khám và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc trong thời gian dài để tránh gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Điều trị ngoại khoa

Một số thủ thuật can thiệp ngoại khoa điều trị viêm hậu môn thường dùng như:

  • Đốt điện, đốt laser hoặc thủ thuật làm đông huyết tương nhằm loại bỏ các mô hư hỏng tại vùng hậu môn và cải thiện tình trạng chảy máu bất thường;
  • Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được cân nhắc chỉ định nhằm loại bỏ mô hậu môn tổn thương, ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng lây lan hoặc hoại tử nguy hiểm;

Ngoài 2 biện pháp điều trị chính trên, bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên tích cực thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà sau để cải thiện bệnh tốt hơn.

Chườm đá, bôi thuốc tại chỗ hoặc uống thuốc giảm đau không kê đơn nhằm cải thiện triệu chứng viêm hậu môn

  • Ăn uống đủ bữa, ăn vừa đủ, tránh ăn quá sát giờ đi ngủ để giảm thiểu áp lực lên đường tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và gây khó chịu đường ruột;
  • Ngâm hậu môn với nước ấm pha muối loãng hoặc tắm bồn nước ấm 20 phút, 2 - 3 lần/ ngày sẽ giúp bạn dễ chịu hơn;
  • Chườm đá giúp ức chế cảm giác đau rát, ngứa ngáy tạm thời, giúp người bệnh thoải mái hơn;
  • Nếu muốn sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn trong trường hợp viêm hậu môn bộc phát triệu chứng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước;

Phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh viêm hậu môn rất đơn giản, chỉ cần mỗi người trong chúng ta chủ động thực hiện lối sống khoa học và lành mạnh trong cả sinh hoạt lẫn ăn uống.

Ăn uống và sinh hoạt khoa học giảm nguy cơ táo bón, phòng ngừa viêm hậu môn

  • Đảm bảo chế độ ăn uống phải cân bằng các dưỡng chất thiết yếu, không thừa chất cũng không thiếu chất. Đặc biệt, không thể thiếu chất xơ từ rau xanh, trái cây tươi thông qua ăn hoặc uống giúp giảm thiểu nguy cơ táo bón.
  • Tuyệt đối không được nhịn đại tiện, đi đại tiện đúng cách, đi càng nhanh càng tốt, không rặn quá mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ kéo theo viêm hậu môn.
  • Tập thể dục điều độ mỗi ngày giúp tác động tích cực đến đại tiện, giảm táo bón và nguy cơ viêm nhiễm. Ưu tiên những bộ môn đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, đánh cầu lông, bơi lội...
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục và viêm nhiễm.
  • Giảm thiểu căng thẳng, stress cũng là một giải pháp phòng ngừa viêm hậu môn hiệu quả.
  • Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, nhất là thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, trong đó có viêm hậu môn.
  • Điều trị dứt điểm các triệu chứng viêm nhiễm do các bệnh lý khác gây ra..

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi đại tiện khó, mót rặn dù không có nhu cầu là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân khiến tôi bị viêm hậu môn?

3. Bệnh viêm hậu môn có nguy hiểm không?

4. Quan hệ tình dục đồng giới có gây viêm hậu môn không?

5. Tôi cần thực hiện xét nghiệm nào để chẩn đoán viêm hậu môn?

6. Phương pháp điều trị viêm hậu môn tốt nhất đối với trường hợp bệnh của tôi?

7. Bị viêm hậu môn nên uống thuốc gì tốt nhất?

8. Dùng thuốc lâu dài có gây tác dụng phụ gì không?

9. Tôi có nên phẫu thuật khi bị viêm hậu môn không?

10. Quá trình điều trị viêm hậu môn mất bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

Bản chất của viêm hậu môn là viêm nhiễm và tổn thương không quá nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Do đó, tốt nhất người bệnh nên chủ động thăm khám và tiếp nhận phác đồ điều trị do bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn để sớm dứt điểm bệnh. Đồng thời, điều chỉnh lối sống sinh hoạt và ăn uống khoa học để phòng ngừa bệnh tái phát dài lâu, ổn định sức khỏe.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Chia sẻ:
Bệnh Áp Xe Gan do Amip
Áp xe gan do Amip là bệnh lý nhiễm khuẩn gan mật khá phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Bệnh gây ra những…
Bệnh Lỵ
Bệnh lỵ là một dạng nhiễm khuẩn đường ruột cấp…
Bệnh Vàng Da Sơ Sinh
Vàng da sơ sinh xảy ra do sự gia tăng…
Bệnh Lao ruột
Lao ruột là một trong những bệnh lao ít gặp.…
Bệnh Viêm hạch mạc treo

Viêm hạch mạc treo là một trong những bệnh lý hiếm gặp về các bất thường của hệ thống hạch…

Bệnh Táo Bón

Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến ở đường tiêu hóa, xảy ra ở mọi đối tượng,…

Bệnh Xơ Gan Mất Bù

Xơ gan mất bù còn được gọi là xơ gan cổ trướng và là giai đoạn thứ 2 của bệnh…

Hội chứng Gardner

Hội chứng Gardner là một rối loạn di truyền hiếm gặp có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua