Bệnh Áp Xe Gan do Amip

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Áp xe gan do Amip là bệnh lý nhiễm khuẩn gan mật khá phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Bệnh gây ra những tổn thương đặc trưng tại niêm mạc đại tràng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể phát sinh biến chứng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng người bệnh. 

Tổng quan

Áp xe gan do Amip (Amoebic liver abscess) là tình trạng nhiễm trùng nặng được gây ra bởi Entamoeba histolytica - 1 thể hoạt động của Amip. Khuẩn Amip xâm nhập vào thành ruột, làm tổn thương thành mạch, di chuyển qua tĩnh mạch cửa để đến gan. Bắt đầu khu trú tại đây, hoạt động mạnh mẽ, ăn hết hồng cầu và sản sinh độc tố phá hủy các tế bào mô gan khỏe mạnh, hậu quả là hình thành các ổ áp xe.

Áp xe gan do Amip là một dạng tổn thương nghiêm trọng khởi phát từ nhiễm trùng đại tràng

Đây là tình trạng thường xuất hiện phổ biến ở những người mắc bệnh lỵ mạn tính hoặc một số ít trường hợp xuất hiện trong đợt cấp. Căn bệnh này thường xảy ra ở những quốc gia kém phát triển do chất lượng đời sống và vệ sinh kém. Chẳng hạn như các nước Nam Mỹ, Tây Phi, Nam Phi, các tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Nam Á...

Tại Việt Nam, áp xe gan do Amip chiếm đến 80% trên tổng số các ca bệnh áp xe gan nói chung. Bệnh lý này được các chuyên gia cảnh báo có mức độ nguy hiểm cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nghiêm trọng nhất là tử vong. Bất kỳ đối tượng nào cũng đều có nguy cơ mắc bệnh, nhưng phổ biến nhất là ở người trưởng thành từ 18 - 50 tuổi, dưới sự ảnh hưởng của nội tiết và thói quen sống kém lành mạnh.

Phân loại

Khuẩn Amip được chia làm 2 loại chính dựa vào đặc tính sinh lý của bệnh gồm: thể hoạt động và thể bào nang. Trong đó, thể hoạt động là thể bệnh chủ yếu gây ra áp xe gan do Amip.

  • Thể hoạt động:
    • Thể hoạt động của E. histolytica tồn tại trong lòng ruột và niêm mạc đại tràng hoặc một số mô, cơ quan khác;
    • Dạng này thường được tìm thấy trong phân lỏng, nhưng lại dễ bị tiêu diệt bởi acid dạ dày hoặc môi trường bên ngoài;
    • Thể này có khả năng lây truyền qua hệ tuần hoàn tĩnh mạch cửa và hình thành áp xe gan dẫn đến hoại tử;
    • Nhiều trường hợp lây từ gan sang phổi, đến da, một số ít trường hợp còn theo đường máu đến não và nhiều cơ quan khác;
  • Thể bào nang:
    • Dạng này thường được phát hiện chủ yếu trong phân và có thể tồn tại được trong môi trường bên ngoài;
    • Loại này có khả năng lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua quan hệ tình dục đường miệng, hậu môn hoặc gián tiếp thông qua thực phẩm, nguồn nước...;

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Entamoeba histolytia là một loại khuẩn đơn bào, có khả năng lây truyền qua đường phân - miệng (fecal - oral). Chúng xâm nhập vào cửa đại tràng, di chuyển qua các tĩnh mạch nhỏ và các tĩnh mạch cửa để đến gan. Tại gan, thể hoạt động Amip phát triển quá mức gây tắc mạch, đồng thời tiết ra độc tố là các enzymes thủy phân tế bào gan, thúc đẩy quá trình hoại tử, nhiễm trùng và hình thành áp xe.

Áp xe gan do Amip thường xảy ra sau mắc bệnh lỵ Amip hoặc lỵ mạn tính

Quan sát trên lâm sàng sẽ thấy cấu trúc gan khi bị áp xe do Amip chứa rất nhiều chất cặn protein, bạch cầu chết, các mảnh vụn tế bào gan... Theo thời gian, mức độ hoại tử tăng dần làm sản sinh dịch nhầy, chúng tích tụ trong các hang có chứa mô gan hoại tử, máu, màu nâu, không mùi... Đây chính là các ổ áp xe gan do Amip.

Áp xe gan do Amip thường xảy ra sau khi mắc bệnh lỵ Amip hoặc bệnh lỵ mạn tính. Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này như:

  • Thói quen ăn uống tùy tiện, ăn những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Chấn thương gan;
  • Ảnh hưởng từ các bệnh về gan, nhiễm trùng hoặc suy giảm chức năng gan;
  • Tuổi tác: người lớn tuổi từ 60 - 70 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • ...

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Bệnh nhân bị áp xe gan do Amip thường được biểu hiện thông qua các triệu chứng lâm sàng điển hình sau:

Tam chứng Fontan gồm sốt, đau và gan lớn là các triệu chứng lâm đặc trưng của áp xe gan do Amip

  • Sốt: Đây là triệu chứng điển hình của nhiễm khuẩn Amip. Người bệnh có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao lên đến hơn 39 - 40 độ C, sốt kéo dài liên tục trong vòng 3 - 4 ngày, kèm theo rét run, vã mồ hồi, sút cân nhanh, môi khô, lưỡi bẩn;
  • Đau vùng hạ sườn phải:
    • Người bệnh có cảm giác đau mạnh tại một điểm nhất định ở vùng gan, thường là hạ sườn bên phải. Nguyên nhân là do ổ áp xe thường có xu hướng nằm ở mặt sau phía bên phải của gan;
    • Cơn đau có thể lan rộng, xuyên lên lên vai hoặc đau tức vùng ngực phải. Mức độ cơn đau tăng lên khi ho, hít thở sâu, nằm nghiêng sang phải hoặc cử động mạnh;
  • Gan sưng to: Sờ vào bờ dưới gan thấy kích thước gan to lên thêm khoảng 3 - 4cm, sờ thấy bờ tù, bề mặt nhẵn, ấn nhẹ vào kẽ sườn gây cảm giác đau nhói khó chịu;
  • Các triệu chứng thực thể khác: Bệnh nhân áp xe gan do Amip còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:
    • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể;
    • Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn ói, đi ngoài phân lỏng, lẫn máu (tương tự như bệnh lỵ), chán ăn;
    • Phù nhẹ ở mu bàn chân do chỉ số protein trong máu giảm thấp;
    • Cổ chướng thường đi kèm với phù do bệnh nhân có dấu hiệu suy dinh dưỡng;
    • Lách to khoảng 1 - 2cm, nằm dưới bờ sườn bên trái. Triệu chứng này khá hiếm gặp nên khi xuất hiện thường dễ bị nhầm lẫn với chứng xơ gan khoảng cửa;
    • Biểu hiện rung gan được xác định bởi chuyên gia;

Ngoài ra, ở một số thể không điển hình, triệu chứng bệnh càng mờ nhạt và khó nhận biết hơn, gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán.

  • Thể không sốt;
  • Thể không đau;
  • Thể vàng da;
  • Thể theo kích thước của gan;
  • Thể suy gan;
  • Thể phổi màng phổi;
  • Thể áp xe gan trái;
  • Thể tràn dịch màng ngoài tim;
  • Thể giả ung thư gan;
  • ...

Chẩn đoán

Nếu chỉ dựa vào thu thập và đánh giá các triệu chứng lâm sàng (tam chứng Fontan gồm sốt, đau và gan lớn) trên chưa đủ để chẩn đoán kết luận áp xe gan do Amip. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh cần thiết nhằm phục vụ công tác chẩn đoán.

Xét nghiệm máu kiểm tra, phân tích công thức máu chẩn đoán áp xe gan do Amip

  • Xét nghiệm máu: Phân tích công thức máu nhằm kiểm tra chỉ số bạch cầu, tốc độ lắng máu và chỉ số CRP tăng;
  • Xét nghiệm sinh hóa: Trường hợp ổ áp xe phát triển quá lớn có thể làm chức năng thay đổi. Kiểm tra thấy các chỉ số như ALT, AST, GGT, alkalin phosphatase tăng cao;
  • Phản ứng huyết thanh: Đây là xét nghiệm rất có giá trị trong chẩn đoán áp xe gan do Amip. Xét nghiệm này có tính đặc hiệu và độ nhạy tương đối cao. Được thực hiện dựa trên phản ứng miễn dịch huỳnh quang với Amip và phản ứng ELISA. Kết quả chẩn đoán dương tính với khuẩn Amip phản ứng miễn dịch huỳnh quang > 1/160 và phản ứng ELISA là > 1/200;
  • Các xét nghiệm khác:
    • Xét nghiệm phân;
    • Xét nghiệm huyết thanh học;
    • Cấy máu, cấy mủ;
    • Chọc hút ổ áp xe;
    • Xét nghiệm mô bệnh học;
  • Chẩn đoán hình ảnh: Kết hợp một số chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ dễ dàng quan sát vị trí và đánh giá mức độ tổn thương của gan, mật, phổi...
    • Siêu âm bụng;
    • X quang phổi;
    • Chụp cắt lớp vi tính CT scan gan mật;

Ngoài ra, tiến hành chẩn đoán phân biệt áp xe gan do Amip với các bệnh lý khác như:

  • Áp xe gan do vi khuẩn;
  • Áp xe gan do nấm;
  • Áp xe đường mật do giun hoặc sỏi;
  • Áp xe gan do sán lá gan lớn;
  • Tràn dịch màng phổi;
  • Tràn mủ ngoài màng tim;
  • Ung thư gan;

Biến chứng và tiên lượng

Áp xe gan do Amip là bệnh nhiễm khuẩn khá nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường như:

Áp xe gan do Amip là bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm do các biến chứng như vỡ áp xe, bội nhiễm kéo dài

  • Vỡ ổ áp xe: Ổ áp xe gan bị vỡ khiến dịch mủ tràn đi khắp nơi và gây ra một số tổn thương tại các cơ quan lân cận như:
    • Vỡ vào phổi khiến bệnh nhân ho, khạc đờm ra mủ, màu nâu socola, không mùi;
    • Vỡ vào màng phổi gây biến chứng tràn dịch màng phổi gây khó thở, suy hô hấp. Đây là biến chứng nội khoa cần cấp cứu xử lý bằng cách chọc hút dịch màng phổi để làm thông thoáng đường hô hấp, bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân;
    • Vỡ vào ống tiêu hóa, cụ thể là đại tràng gây đại tiện ra mủ, tràn vào dạ dày gây nôn ra mủ;
    • Vỡ vào màng bụng gây viêm phúc mạc, tăng nguy cơ đau bụng, sốt cao, đau bụng, cứng bụng;
  • Biến chứng mưng mủ kéo dài: Gây suy nhược kéo dài, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
  • Biến chứng bội nhiễm: Từ nhiễm khuẩn Amip, bệnh nhân có thể nhiễm thêm nhiều dạng khuẩn khác như vi khuẩn gram âm, vi khuẩn yểm khí...

Điều trị

Điều trị áp xe gan do Amip cần kết hợp giữa nội khoa và ngoại khoa. Mục tiêu điều là tiêu diệt khuẩn Amip, dẫn lưu ổ mủ, ngăn chặn bội nhiễm và các biến chứng khác.

1. Điều trị bằng thuốc 

Dùng thuốc đặc hiệu diệt Amip là phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu. Thuốc hoạt động tốt trong lòng ruột, thành ruột và nhất là ở gan, đem lại hiệu quả cao, điều trị dứt điểm trong những trường hợp ổ áp xe vừa khởi phát, chưa hóa mủ và có kích thước nhỏ < 5cm, thể trạng bệnh nhân còn khỏe.

Thuốc diệt Amip đặc hiệu được sử dụng phổ biến trong các phác đồ điều trị hiện đại

Các loại thuốc diệt Amip thường dùng như:

  • Thuốc diệt Amip thể hoạt động:
    • Metronidazole: liều khuyến cáo 30 - 50mg/kg/ngày x 3 lần. Dùng dưới dạng uống hoặc truyền tĩnh mạch trong vòng 10 ngày, không dùng liều quá 500 - 700mg/ liều;
    • Tinidazole: liều khuyến cáo 2g/ ngày, dùng 1 liều duy nhất;
    • Dihydroementine: liều khuyến cáo 1 - 1.2mg/ kg/ ngày;
    • Emetine: liều khuyến cáo 1mg/ kg/ ngày;
  • Thuốc diệt Amip dạng bào nang:
    • Paromomycin: liều khuyến cáo 25mg/ kg x 3 lần, uống liên tục trong vòng 7 ngày, tối đa không quá 2g/ ngày;
    • Iodoquinol: liều khuyến cáo 630 - 650mg x 3 lần/ ngày, dùng trong 21 ngày;
    • Diloxanide furoate: liều khuyến cáo 500mg x 3 lần/ ngày, dùng trong 10 ngày;
  • Thuốc kháng sinh: Kết hợp dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp có bội nhiễm hoặc phòng ngừa bội nhiễm.
  • Các loại thuốc hỗ trợ khác: như thuốc giảm đau, hạ sốt, điển hình như Paracetamol liều 30 - 70mg/ kg/ ngày, dùng 2 - 3 lần/ngày, dùng dạng uống hoặc truyền tĩnh mạch. Trường hợp sử dụng liều cao chỉ dùng tối đa trong vòng 5 ngày.

2. Dẫn lưu ổ mủ

Chọc hút ổ mủ và dẫn lưu ra khỏi cơ thể là phương pháp hiệu quả nhằm loại bỏ dịch mủ, giảm nguy cơ bội nhiễm. Kỹ thuật này được thực hiện dựa trên nội soi, CT scan ổ bụng hoặc siêu âm. Tùy từng trường hợp mà số lần chọc hút được thực hiện khác nhau, có thể 1 - 2 lần hoặc 3 - 4 lần.

Chọc hút dẫn lưu ổ mủ giúp loại bỏ tác nhân gây viêm nhiễm, ngăn chặn biến chứng

Theo đánh giá của chuyên gia, đa phần những trường hợp áp xe gan do Amip mức độ nhẹ, sau khi được chọc hút dịch mủ (lượng dịch trung bình mỗi lần là 2.5 lít), kết hợp sử dụng thuốc diệt Amip, bệnh nhân sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.

3. Phẫu thuật 

Phẫu thuật áp xe gan do Amip được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh gây các biến chứng vỡ áp xe nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh;
  • Ổ áp xe phát triển quá lớn, kích thước lá gan ngày càng lớn, lấn sang cả vùng hố chậu, căng phồng như bọc nước;
  • Trường hợp chống chỉ định với thủ thuật chọc hút dịch ổ mủ áp xe bắt buộc phải phẫu thuật;
  • Đã điều trị nội khoa và chọc hút dịch mủ nhưng không hiệu quả;

Sau phẫu thuật loại bỏ ổ áp xe tại gan, kết hợp dùng thuốc diệt Amip đối với những trường hợp ổ mủ đã vỡ, tràn ra khắp cơ thể. Phác đồ dùng thuốc trong trường hợp này cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Phòng ngừa

Khuẩn Amip có khả năng lây truyền qua đường ăn uống, do đó hãy chủ động thực hiện những thói quen ăn uống lành mạnh để phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi phòng ngừa nhiễm khuẩn Amip gây áp xe gan

  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín - uống sôi;
  • Không ăn các loại thực phẩm sống, chín tái hoặc chế biến không kỹ;
  • Rau sống cần được rửa sạch kỹ, ngâm nước muối, sục khí Ozone để diệt sạch các vi sinh vật gây bệnh, trái cây phải gọt vỏ trước khi ăn;
  • Không ăn chung đồ ăn, thức uống hoặc dùng chung các loại dụng cụ ăn uống với người khác, nhất là những người đang nhiễm khuẩn Amip;
  • Không nên uống nước chưa qua xử lý như nước mưa, nước ao, hồ, sông, suối, chum, vại... Thay vào đó chỉ nên uống nước đun sôi để nguội;
  • Xử lý chất thải, phân và các đồ dùng thừa trong sinh hoạt của người mắc bệnh lỵ theo đúng quy trình an toàn, tránh làm vương vãi gieo rắc mầm bệnh xung quanh;
  • Trồng trọt cây hoa màu không được sử dụng phân tươi;
  • Điều trị dứt điểm bệnh lỵ Amip để ngăn bệnh tiến triển thành mạn tính và khởi phát áp xe gan;

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi bị nhiễm khuẩn Amip gây áp xe gan?

2. Bệnh áp xe gan do Amip có nguy hiểm không? Có chữa được không?

3. Tiên lượng bệnh áp xe gan do Amip đối với tình trạng của tôi như thế nào?

4. Tôi cần làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán áp xe gan do Amip?

5. Phương pháp điều trị áp xe gan do Amip tốt nhất là gì?

6. Thuốc đặc hiệu diệt Amip có thực sự tốt không?

7. Dùng thuốc lâu dài có gây tác dụng phụ không? Tôi cần làm gì để xử lý?

8. Còn biện pháp nào khác để trị áp xe gan do Amip không?

9. Điều trị áp xe gan do Amip mất bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

10. Tôi nên làm gì và tránh làm gì trong suốt quá trình điều trị áp xe gan do Amip?

Áp xe gan do Amip là nguyên nhân hàng đầu gây ra những tổn thương về gan, gây nhiều biến chứng khó lường khác có hại cho sức khỏe và cả tính mạng. Do đó, hãy chủ động thăm khám sớm ngay khi có dấu hiệu bệnh để được chẩn đoán, điều trị dứt điểm viêm nhiễm, bảo tồn chức năng gan. Đồng thời, chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng ngừa nguy cơ tái phát.

Xem thêm:

Chia sẻ:
Dị ứng sữa Bệnh Dị Ứng Sữa
Dị ứng sữa là một dạng dị ứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, xảy ra khi cơ thể dung nạp sữa (thường là sữa bò). Phản ứng dị ứng…
Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan là tình trạng sưng viêm thực quản mãn tính do tích tụ dư thừa các tế bào bạch cầu ái toan Bệnh Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan
Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan là một…
Bệnh Brucella
Bệnh Brucella là bệnh truyền nhiễm lây từ động vật…
Bệnh Sán Lá Gan
Sán lá gan là bệnh lý phổ biến thuộc nhóm…
Bệnh Loạn Dưỡng Mỡ

Loạn dưỡng mỡ có thể do bẩm sinh di truyền hoặc mắc phải. Xảy ra khi tích tụ mô mỡ…

Bệnh Barrett thực quản

Barrett thực quản là một bệnh đường tiêu hóa phổ biến, xảy ra khi các tế bào niêm mạc thực…

Bệnh Lao ruột

Lao ruột là một trong những bệnh lao ít gặp. Tuy nhiên nếu mắc phải lại rất nguy hiểm vì…

Viêm loét dạ dày tá tràng Bệnh Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh về đường tiêu hóa, bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua