Bệnh Viêm Ruột Do Virus

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Viêm ruột do virus là bệnh lý viêm đường tiêu hóa phổ biến, có tỷ lệ mắc cao bên cạnh viêm ruột do vi khuẩn. Cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh cao. Bệnh đăc trưng với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa... Bệnh gây hủy hoại các cơ quan trong đường ruột, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cả tính mạng của người bệnh nếu không điều trị kịp thời. 

Viêm ruột do virus còn được gọi là bệnh cúm dạ dày do bệnh có khả năng lây lan khi tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua ăn uống chung với người bệnh

Tổng quan

Viêm ruột do virus (Viral gastroenteritis) là tình trạng viêm nhiễm tại đường ruột do virus. Bất kỳ vị trí nào trên đường tiêu hóa cũng có thể bị virus tấn công gây viêm, nhưng thường là dạ dày và ruột non. Tác nhân virus gây viêm ruột thường gặp nhất là rotavirus, norovirus, adenoviruses, sapovirus, astrovirus... Chúng xâm nhập và tấn công vào niêm mạc đường ruột, gây viêm nhiễm và phá hủy cấu trúc các cơ quan tại đây.

Bệnh viêm ruột do virus có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến hơn cả là ở trẻ em. Theo thống kê, có khoảng 90% trẻ em < 3 tháng tuổi từng mắc bệnh lý này ít nhất 1 lần trong đời. Loại bệnh viêm ruột do virus thường gặp nhất là bệnh tiêu chảy cấp. Bệnh không chỉ đơn thuần gây tiêu chảy mà còn làm mất nước nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Viêm ruột do virus là tình trạng nhiễm trùng tại bất kỳ vị trí nào trên đường ruột, thường là dạ dày và ruột non

Bệnh viêm ruột do virus có khả năng lây lan nhanh chóng thông qua nhiều con đường. Có nguy cơ bùng phát thành dịch do lây qua đường phân miệng và tay chân miệng. Virus từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và trú ngụ ở họng, phân trong vài ngày, sau giai đoạn ủ bệnh sẽ bùng phát với các biểu hiện rõ ràng.

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm ruột do virus. Việc điều trị chủ yếu nhằm kiểm soát triệu chứng, tiến triển bệnh và dự phòng biến chứng là chính. Đồng thời, chăm sóc tích cực thông qua chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi thư giãn và giữ vệ sinh toàn diện là cách dự phòng bệnh tốt nhất.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Các loại virus đường ruột là tác nhân hàng đầu gây bệnh viêm ruột. Bên cạnh đó, nhiều bằng chứng còn cho thấy sự liên quan mật thiết giữa bệnh viêm ruột do virus với sự bất thường trong hệ thống miễn dịch, các tác nhân từ môi trường, stress, căng thẳng...

Virus Rota là tác nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm ruột với tình trạng tiêu chảy cấp đặc trưng

  • Virus: Một số loại virus gây viêm ruột như Rotavirus, Norovirus... Trong đó, phần lớn trường hợp phát hiện viêm ruột do virus là chủng Rota. Loại virus này chủ yếu lây qua đường phân - miệng, thường xảy ra ở trẻ nhỏ và có thể lây sang cho người lớn do tiếp xúc với phân của trẻ em;
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Hoạt động bất thường của hệ thống miễn dịch tạo điều kiện cho sự tấn công và xâm nhập phát triển của các loại virus gây viêm ruột. Tình trạng này là yếu tố thuận lợi khiến bệnh viêm ruột do virus chuyển sang giai đoạn mãn tính, tăng nặng mức độ bệnh;
  • Yếu tố môi trường: Bệnh viêm ruột do virus có nguy cơ khởi phát cao trong điều kiện môi trường thấp kém. Một số yếu tố phổ biến như:
    • Chế độ ăn uống không dinh dưỡng, sử dụng quá mức các loại thực phẩm giàu các hoạt chất tinh chế gây viêm ruột;
    • Sử dụng các loại thực phẩm nhiễm virus do nuôi trồng không đạt tiêu chuẩn, không vệ sinh và chế biến kỹ làm tăng nguy cơ mắc bệnh;
    • Người ăn kiêng quá mức hoặc stress, căng thẳng trong thời gian dài;
    • Môi trường khí hậu thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi phát triển của các loại virus, tăng nguy cơ khởi phát bệnh;
    • Du lịch đến những vùng có điều kiện sinh hoạt kém, có nguồn nước ô nhiễm;
    • Trẻ em và người lớn tuổi bị suy giảm miễn dịch cũng rất dễ mắc bệnh;
    • Những người có tiền sử mắc bệnh HIV/AIDS, lupus hệ thống hoặc các bệnh lý khác cũng có nguy cơ mắc bệnh cao;
    • Vệ sinh thân thể kém, lười rửa tay, không tắm gội, tiếp xúc thường xuyên với các loại virus gây bệnh;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Viêm ruột do virus có thể khiến người bệnh gây ra các triệu chứng sau đây:

Tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, đau nhức mỏi cơ... là những dấu hiệu đặc trưng nhất ở bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột do virus

  • Tiêu chảy: Đây là triệu chứng sớm của bệnh viêm ruột do virus, xảy ra sau 1 - 3 ngày kể từ thời điểm nhiễm virus và có thể kéo dài trong 1 - 2 ngày hoặc > 7 - 10 ngày trong trường hợp bệnh nặng.
  • Đau bụng: Bệnh nhân có cảm giác đau thắt bụng dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày khiến người bệnh mệt mỏi.
  • Buồn nôn, nôn mửa: Bệnh nhân bị viêm ruột do virus có thể bị buồn nôn và nôn ói liên tục trong vòng vài ngày. Trường hợp nặng bệnh nhân có thể nôn ra máu và các biểu hiện mất nước như khô miệng, khát nước, giảm lượng nước tiểu, nước mắt.
  • Đau mỏi: Bệnh nhân viêm ruột do virus cũng có thể bị đau nhức các bắp thịt kèm theo mệt mỏi. Biểu hiện điển hình là thường xuyên bị chuột rút, nhất là vào ban đêm.
  • Các triệu chứng kèm theo:
    • Sốt nhẹ;
    • Mệt mỏi, yếu sức, suy nhược cơ thể;
    • Chán ăn, bỏ ăn, người gầy rộc;
    • Da dẻ xanh xao, nhợt nhạt do thiếu máu;

Chẩn đoán 

Khuyến cáo bệnh nhân viêm ruột do virus có các triệu chứng sau đây phải nhập viện ngay lập tức để cấp cứu kịp thời:

  • Nôn ói ra máu liên tục > 2 ngày;
  • Tiêu chảy > 24 giờ, có lẫn máu và không có dấu hiệu thuyên giảm;
  • Sốt cao > 39 - 40 độ C không hạ;
  • Có các biểu hiện mất nước nặng;
  • Rơi vào hôn mê, bất tỉnh;
  • Mệt mỏi, buồn ngủ bất thường;
  • Trẻ sơ sinh không có nước tiểu trong vòng 6 tiếng;

Thông qua các triệu chứng lâm sàng trên, bác sĩ có thể đưa ra những phán đoán sơ bộ về bệnh. Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định viêm ruột do virus cần phải thực hiện các phương pháp sau:

Xét nghiệm nuôi cấy mẫu máu phát hiện virus gây viêm đường ruột

  • Xét nghiệm máu;
  • Nuôi cấy phân;
  • Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR);
  • Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme (ELISA);
  • Xét nghiệm ngưng kết latex;
  • Các chẩn đoán hình ảnh như chụp X quang, MRI hoặc CT scan vùng bụng, quan sát tổn thương ở đường ruột;

Ngoài ra, để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất, cần chẩn đoán phân biệt giữa viêm ruột do virus với các bệnh lý đường tiêu hóa khác có triệu chứng tương tự như:

  • Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella, Escherichia Coli, ký sinh trùng Giardia...;
  • Bệnh Crohn;
  • Viêm loét đại trực tràng;
  • ...

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh nhân viêm ruột do virus được đánh giá là bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính tương đối lành tính, không quá nguy hiểm nhưng rất khó để chữa trị dứt điểm. Bệnh có khả năng lây lan trực tiếp thông qua tiếp xúc giữa người với người.

Viêm ruột do virus có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời và đúng cách

Hầu hết trường hợp viêm ruột do virus không quá nghiêm trọng, triệu chứng nhẹ, có thể tự phục hồi mà không cần phải can thiệp điều trị. Nhưng với những trường hợp nặng, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau từ nhẹ đến nặng như:

  • Tắc nghẽn đường ruột do virus gây tổn thương cấu trúc niêm mạc đường ruột, tăng độ dày khiến lòng ruột bị thu hẹp lại gây cản trở dòng chảy bên trong ống tiêu hóa. Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh tái đi tái lại nhiều lần có thể gây tắc ruột nặng, phải cắt bỏ đoạn ruột viêm để tránh nguy cơ tử vong.
  • Suy dinh dưỡng cũng là biến chứng thường gặp của bệnh viêm ruột do virus nói riêng và các bệnh viêm ruột nói chung. Xảy ra do bệnh nhân bị tiêu chảy, táo bón thường xuyên gây cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng. Thiếu hụt dinh dưỡng khiến người bệnh sụt can và suy dinh dưỡng;
  • Ung thư là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm ruột do virus mạn tính, phổ biến nhất là ung thư ruột kết. Một số trường hợp tế bào ung thư di căn sang các bộ phận khác trong đường ruột gây ung thư hậu môn, ung thư đại trực tràng...;
  • Các biến chứng thần kinh nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, bại liệt vĩnh viễn...;

Tuy bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng tiên lượng bệnh viêm ruột do virus khá tốt do hiện nay đã có nhiều biện pháp điều trị và dự phòng tích cực. Do đó, bản thân người bệnh hoặc các bậc phụ huynh có con nhỏ mắc bệnh viêm ruột do virus cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để giảm thiểu thấp nhất các rủi ro khó lường.

Điều trị

Viêm ruột do virus không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Đa phần bệnh nhân sẽ tự hồi phục sau chăm sóc tích cực và hiếm khi để lại di chứng nào nguy hiểm. Tùy từng trường hợp cụ thể mà quá trình điều trị sẽ khác nhau.

Nghỉ ngơi, ăn uống phù hợp và bù nước là những bước điều trị quan trọng đối với bệnh nhân bị viêm ruột do virus

Việc điều trị viêm ruột do virus nên được bắt đầu tại nhà. Hiện nay, không có thuốc đặc hiệu đối với virus gây viêm dạ dày, ruột, kể cả thuốc kháng sinh. Do đó, quá trình điều trị bệnh này chủ yếu dựa vào ngăn chặn mất nước do tiêu chảy, nôn mửa, sốt thông qua các biện pháp chăm sóc tích cực sau:

  • Ngưng ăn uống trong vài tiếng đồng hồ kể từ thời điểm bùng phát triệu chứng.
  • Cố gắng uống nhiều nước hơn, mỗi lần uống một ngụm nhỏ. Có thể thử uống thêm các loại đồ uống không chứa caffein như soda, nước có gas để giúp bù đắp các chất điện giải bị thiếu hụt.
  • Trường hợp đang trong cơn mất nước nghiêm trọng nhưng bệnh nhân không thể uống nước có thể truyền tĩnh mạch hoặc bù nước bằng dung dịch uống Pedialyte.
  • Khi cảm giác buồn nôn và đau bụng qua đi, có thể bắt đầu ăn lại bằng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, tốt cho đường ruột như bánh quy, bánh mì nướng, khoai tây, táo, chuối... Nếu cảm giác buồn nôn tiếp tục xảy ra, hãy ngừng ăn.
  • Bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại chỗ và đi lại vận động nhẹ nhàng để cơ thể phục hồi nhanh hơn.
  • Đối với trẻ sơ sinh, cho trẻ nghỉ ngơi và không ăn uống bất kỳ thứ gì trong vòng 15 - 20 phút sau khi bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, sau đó mới tiếp tục cho trẻ bú như bình thường.

Phòng ngừa

Viêm ruột do virus là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính ở hệ tiêu hóa, có diễn tiến phức tạp và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực dưới đây để giảm nguy cơ mắc bệnh:

Ăn chín uống sôi và giữ vệ sinh tay chân miệng là giải pháp phòng ngừa bệnh viêm ruột do virus tốt nhất

  • Sử dụng vắc xin uống phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp và viêm ruột do virus rota gây ra ở trẻ nhỏ.
  • Đối với trẻ sơ sinh nên ưu tiên bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu đời.
  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi.
  • Chọn lọc sử dụng thực phẩm lành mạnh, rửa kỹ và chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Tránh sử dụng những thực phẩm sống, chưa qua sơ chế và nấu chín, không ăn thức ăn đã nấu chín nhưng để ở môi trường bên ngoài quá lâu.
  • Giữ vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không nên dùng nguồn nước chưa qua xử lý như nước ao hồ sông suối, nước giếng, chỉ nên uống nước đun sôi để nguội.
  • Xử lý chất thải của người, gia súc, gia cầm và vật nuôi nói chung đúng quy trình và ở cách xa nơi sinh sống để giảm nguy cơ nhiễm virus gây viêm ruột cũng như nhiều bệnh lý nhiễm trùng khác.
  • Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục điều độ, nghỉ ngơi thoải mái giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tiêu chảy và nôn ói kéo dài có phải là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Tại sao tôi bị viêm ruột do virus?

3. Tiên lượng tình trạng bệnh viêm ruột do virus của tôi có nặng không?

4. Tôi cần thực hiện những xét nghiệm nào để chẩn đoán viêm ruột do virus?

5. Phương pháp điều trị viêm ruột do virus hiệu quả nhất dành cho tôi?

6. Điều trị viêm ruột do virus cấp tính có cần nhập viện không?

7. Quá trình điều trị viêm ruột do virus mất bao lâu thì khỏi?

8. Chế độ ăn uống và sinh hoạt như thế nào để khỏi bệnh nhanh hơn?

9. Sau điều trị, viêm ruột do virus có tái phát không?

10. Chi phí thuốc men, giường bệnh khi điều trị viêm ruột do virus tốn bao nhiêu? Có được dùng BHYT không?

Viêm ruột do virus là căn bệnh phổ biến về đường tiêu hóa và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Việc điều trị viêm ruột do virus không quá khó nhưng quá trình này khá phức tạp tùy theo chủng virus và dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, các chuyên gia sức khỏe luôn khuyến cáo người dân nên chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng tích cực hàng ngày để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Bệnh Trĩ Ngoại
Bệnh trĩ ngoại là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng và viêm. Bệnh có thể xảy ra do nhiều yếu tố, bao gồm táo bón, tiêu…
Polyp Ống Tiêu Hóa
Polyp ống tiêu hóa thường xuất hiện ở đại tràng,…
Bệnh Tiểu Đường
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính phổ biến có…
Bệnh Ung Thư Thực Quản
Ung thư thực quản nằm trong top 10 loại ung…
Bệnh Viêm Gan C

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do virus HCV gây ra. Hầu hết người bệnh thường không biết bản…

Bệnh Táo Bón

Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến ở đường tiêu hóa, xảy ra ở mọi đối tượng,…

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn thuộc nhóm bệnh viêm ruột mãn tính. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng bất thường tại đường…

Bệnh Áp Xe Gan do Amip

Áp xe gan do Amip là bệnh lý nhiễm khuẩn gan mật khá phổ biến, có thể xảy ra ở…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua