Bệnh Nhiễm khuẩn Hp dạ dày

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Giám đốc Chuyên môn Đông Phương Y Pháp

Nhiễm khuẩn Hp dạ dày xảy ra vô cùng phổ biến trên thế giới. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt không vệ sinh hoặc điều kiện môi trường kém. Tiến triển nhiễm khuẩn Hp rất nhanh, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời, thậm chí dẫn đến ung thư dạ dày đe dọa đến tính mạng. 

Nhiễm khuẩn Hp dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị nhiễm trùng tổn thương do vi khuẩn Hp phát triển quá mức

Tổng quan

Nhiễm khuẩn Hp dạ dày (Helicobacter Pylori Infection) là tình trạng nhiễm trùng dạ dày hoặc tá tràng do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Hp. Vi khuẩn Hp là một loại xoắn khuẩn gram âm, chúng trú ngụ trong các lớp nhầy của bề mặt niêm mạc dạ dày. Sự tồn tại và phát triển trong thời gian dài có thể gây viêm loét niêm mạc đường tiêu hóa, thậm chí dẫn đến ung thư dạ dày.

Tình trạng nhiễm trùng H.pylori xảy ra rất phổ biến. Ước tính có khoảng 2/3 dân số thế giới bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp ở người trưởng thành đến hơn 70%. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em < 10 tuổi, nhất là những trẻ sinh sống ở môi trường có điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước, thực phẩm bẩn.

Xem thêm: Vi khuẩn HP có ở đâu, làm sao phòng ngừa?

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Vi khuẩn Helicobacter pylori là tác nhân chính gây ra nhiễm khuẩn dạ dày. Đây là một loại vi khuẩn gram âm ưa khí, chúng sống được trong môi trường dạ dày nhờ vào enzyme urease, có nhiệm vụ trung hòa acid dạ dày.

Trong trạng thái bình thường, vi khuẩn chỉ tồn tại với số lượng ít và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nếu có một yếu tố nào đó khiến số lượng vi khuẩn Hp tăng lên quá mức, có thể khiến lớp nhầy thành dạ dày dần bị bào mòn do chúng tiết ra lượng độc tố lớn (có vacA hoặc cagA). Hậu quả hình thành các tổn thương viêm loét kèm theo nhiều triệu chứng tiêu hóa khó chịu.

Ăn uống không vệ sinh hoặc điều kiện môi trường sống kém là những tác nhân chính gây lây nhiễm vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm nhanh chóng thông qua 3 con đường, bao gồm:

Lây qua con đường trung gian

Một số con đường nhiễm khuẩn Hp trung gian cao như:

  • Con đường phân - miệng: Thường là do không rửa tay sạch sẽ sau khi đại tiện và trước khi ăn, sau đó dùng tay để bốc thức ăn hoặc chạm vào các dụng cụ ăn uống khiến vi khuẩn lây lan;
  • Thông qua các sinh vật truyền bệnh: Một số sinh vật có khả năng năng lây lan bệnh truyền nhiễm như ruồi, gián, chuột... cũng có thể làm lây nhiễm vi khuẩn Hp từ người này sang người kia. Chúng thường tiếp xúc trực tiếp với phân người nhiễm khuẩn, sau đó bám vào thực phẩm, đồ ăn thức uống hoặc đồ dùng cá nhân.

Lây qua đường miệng

Trước khi tấn công đến dạ dày, vi khuẩn Hp thường xâm nhập vào khoang miệng, trú ngụ ở các mảng bám răng hoặc tuyến nước bọt. Chúng ta có thể lây nhiễm vi khuẩn qua đường miệng khi:

  • Ăn uống chung hoặc sử dụng chung các loại đồ dùng ăn uống như muỗng, đũa, ly, chai với người đã nhiễm bệnh;
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, tăm xỉa răng, chỉ nha khoa... với người bệnh;
  • Hôn nhau hoặc mẹ trực tiếp mớm thức ăn từ miệng cho con;

Lây qua dụng cụ y tế

Hay còn được gọi là con đường lây nhiễm chéo của vi khuẩn Hp. Xảy ra khi thực hiện các thăm khám sức khỏe như nội soi, khám nha khoa... nhưng dụng cụ y tế không đảm bảo yếu tố vô trùng. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn Hp xâm nhập trực tiếp vào cơ thể, tấn công đến dạ dày và gây bệnh.

Yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp giữa người với người hoặc thông qua các vấn đề sức khỏe, điều kiện sống, y tế khác. Chẳng hạn như:

  • Điều kiện vệ sinh kém, thường xuyên sử dụng nguồn nước và thực phẩm bẩn;
  • Trẻ em dễ nhiễm vi khuẩn Hp hơn so với người lớn, do hệ miễn dịch kém;
  • Môi trường sống đông đúc, chật hẹp;
  • Những người châu Á, da đen hoặc gốc Tây Ban Nha có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp cao hơn những chủng tộc khác;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Các triệu chứng nhiễm khuẩn Hp thường ít biểu hiện trong giai đoạn đầu. Chỉ đến khi vi khuẩn Hp gây tổn thương niêm mạc dạ dày, cơ thể mới bắt đầu có những dấu hiệu rõ rệt như:

Nhiễm khuẩn Hp khiến bệnh nhân thường xuyên buồn nôn, nôn ói, ợ hơi, đau tức vùng thượng vị...

  • Đau bụng âm ỉ kèm theo cảm giác nóng rát;
  • Đau vùng thượng vị;
  • Liên tục ợ nóng, ợ chua;
  • Buồn nôn, nôn ói, ói ra máu;
  • Ăn uống không ngon, chán ăn;
  • Đại tiện phân sẫm màu, do có lẫn máu;
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể và sụt cân;

Chẩn đoán

Với các triệu chứng trên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân, đặt những câu hỏi về tiền sử bệnh. Sau đó, chỉ định thực hiện các xét nghiệm bổ sung cần thiết để xác nhận chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp, bao gồm:

Xét nghiệm hơi thở kết hợp nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp khá chính xác

  • Xét nghiệm thường quy: Một số xét nghiệm thường quy được thực hiện trong phòng thí nghiệm giúp kiểm tra nhanh và chính xác việc bạn có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không. Điều này còn giúp loại trừ một số tình trạng sức khỏe khác có triệu chứng tương tự. Chẳng hạn như:
    • Xét nghiệm máu;
    • Xét nghiệm phân;
    • Test thở urê;
    • Test urease hay xét nghiệm Clo;
  • Nội soi tiêu hóa: Để quan sát tổn thương niêm mạc dạ dày và đưa ra chẩn đoán điều trị phù hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm nội soi tiêu hóa. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách luồn thiết bị nội soi vào trong dạ dày, hình ảnh bên trong sẽ biểu hiện ra màn hình với độ phóng đại lên đến 100 - 135 lần giúp bác sĩ dễ dàng quan sát tổn thương. Từ đó đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác cao. Trong quá trình nội soi, có thể kết hợp lấy mẫu sinh thiết để phục vụ cho các xét nghiệm khác.
  • Kiểm tra hình ảnh: Một số xét nghiệm hình ảnh cũng được chỉ định thực hiện khi hình ảnh nội soi không rõ ràng, hỗ trợ đánh giá tình trạng tổn thương của dạ dày. Chẳng hạn như:
    • Chụp X quang dạ dày kết hợp sử dụng chất cản quang;
    • Chụp cắt lớp vi tính CT Scan;

Xem chi tiết: Xét nghiệm vi khuẩn hp dạ dày bằng cách nào, ở đâu tốt?

Biến chứng và tiên lượng

Vi khuẩn Hp phát triển quá mức dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Chẳng hạn như:

Nhiễm khuẩn Hp nghiêm trọng có thể biến chứng sang viêm loét hoặc ung thư dạ dày

Biến chứng nhiễm khuẩn Hp nào cũng nguy hiểm, nhưng nguy hiểm nhất là ung thư biểu mô dạ dày. Có khoảng 35% trường hợp nhiễm vi khuẩn Hp gây ra vi khuẩn Hp và đe dọa tính mạng con người nếu không điều trị kịp thời.

Hầu hết các trường hợp bị nhiễm khuẩn Hp đều có tiên lượng tốt và hiếm khi có cơ hội tiến triển nặng nếu người bệnh phát hiện sớm, điều đúng cách. Do đó, hãy chủ động thăm khám càng sớm càng tốt để được tư vấn chẩn đoán và hướng dẫn áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Chỉ cần tuân thủ điều trị, không chỉ chữa khỏi bệnh mà tỷ lệ tái phát nhiễm trùng trong vòng 3 năm sẽ rất thấp (dưới 10%).

Điều trị

Không phải trường hợp nhiễm khuẩn Hp nào cũng cần điều trị. Nhất là khi các triệu chứng không quá nghiêm trọng, bệnh nhân chỉ cần điều chỉnh lối sống sinh hoạt phù hợp, ăn uống khoa học và nghỉ ngơi điều độ, tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện. Đồng thời, chú ý tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh.

Phác đồ kết hợp giữa thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton giúp điều trị nhiễm khuẩn Hp hiệu quả

Riêng những trường hợp được chẩn đoán bị nhiễm khuẩn Hp khiến dạ dày tổn thương nghiêm trọng, bắt buộc phải điều trị bằng thuốc để loại bỏ vi khuẩn và cải thiện triệu chứng.

Một số loại thuốc điều trị nhiễm khuẩn Hp được chỉ định dùng phổ biến như:

  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn nhanh chóng. Có hai loại kháng sinh được khuyến cáo sử dụng nhiều nhất là amoxicillin và tetracycline.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Hay còn gọi là chất ức chế bơm proton, có tác dụng ức chế khả năng sản xuất axit dạ dày, giảm môi trường phát triển của vi khuẩn Hp và tạo điều kiện cho các mô tổn thương nhiễm trùng được lành lại. Các loại thuốc thường dùng như esomeprazole, omeprazoles, lansoprazole, pantoprazole, dexlansoprazole, rabeprazole...
  • Thuốc kháng axit: Tên gọi khác là thuốc kháng histamin H2 hay thuốc chẹn H2 có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đường ruột do nhiễm vi khuẩn Hp. Các loại phổ biến như cimetidine, nizatidine, famotidine hoặc ranitidine. Tuy hiệu quả nhưng không có khả năng điều trị phục hồi các vết loét.
  • Thuốc Bismuth: Tên đầy đủ là Bismuth subsalicylates có tác dụng bảo vệ các tế bào niêm mạc dạ dày khỏi tổn thương nhiễm trùng. Thuốc này thường được chỉ định sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh để tăng hiệu quả điều trị vi khuẩn Hp.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng điều trị theo liệu pháp phù hợp, kết hợp 3 - 4 loại thuốc khác nhau với liều dùng đúng. Thông thường, quá trình điều trị thường mất khoảng 14 ngày.

Dùng thuốc trị nhiễm khuẩn Hp có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như tiêu chảy, phân đen, rối loạn vị giác, lưỡi đen... Những tác dụng phụ này không quá nghiêm trọng và có thể tự mất đi sau khi ngưng dùng thuốc nên người bệnh không cần quá lo lắng.

Ngoài ra, trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn về ăn uống và sinh hoạt của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Giải đáp: Điều trị vi khuẩn Hp bao lâu thì khỏi hoàn toàn, cần lưu ý gì?

Phòng ngừa

Để giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn H.pylori, hãy thực hiện ngay các biện pháp sau:

Thực hành lối sống lành mạnh và ăn uống sạch sẽ, vệ sinh để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn Hp dạ dày

  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm sạch, sơ chế và chế biến kỹ lưỡng.
  • Tránh ăn những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không sạch sẽ hoặc chế biến ở những nơi kém vệ sinh.
  • Không ăn đồ sống như trứng lòng đào, rau sống, thịt sống sashimi, các loại gỏi, tiết canh...
  • Đồ dùng ăn uống và chế biến thức ăn như thìa, muỗng, đũa cần được rửa sạch hàng ngày, tốt nhất nên đun sôi lên để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Hạn chế ăn uống chung dụng cụ ăn uống như chén, bát, ly, tách hay gắp thức ăn cho nhau, chấm chung chén nước chấm...
  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Điều chỉnh nề nếp sinh hoạt khoa học, ngủ đúng giờ giấc, tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng, tập thể dục thể thao và nói không với rượu bia, thuốc lá.
  • Khuyến cáo không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị nhiễm khuẩn Hp về sau được hiệu quả và nhanh chóng hơn.
  • Định kỳ thăm khám sức khỏe tổng quát và làm tầm soát sàng lọc ung thư dạ dày, tá tràng, thực quản. Vì nhiễm khuẩn Hp đôi khi không có dấu hiệu khiến bạn không thể nhận ra tiến triển bệnh đã đến mức nghiêm trọng.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tại sao tôi lại nhiễm vi khuẩn Hp?

2. Nhiễm khuẩn Hp gây ra những triệu chứng gì?

3. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để xác nhận chẩn đoán bị nhiễm khuẩn Hp?

4. Tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp của tôi có nghiêm trọng không?

5. Những biến chứng tôi có thể gặp phải khi không điều trị nhiễm khuẩn Hp?

6. Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn Hp tốt nhất dành cho trường hợp của tôi là gì?

7. Dùng thuốc kháng sinh lâu dài để diệt vi khuẩn Hp có gây ra tác dụng phụ gì không?

8. Thời gian dùng thuốc mất bao lâu có thể khỏi bệnh hoàn toàn?

9. Tôi cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt như thế nào khi đang trị bệnh?

10. Sau điều trị, tình trạng nhiễm khuẩn Hp có tái phát không?

Nhiễm khuẩn Hp dạ dày gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe đường ruột nói riêng và sức khỏe thể chất nói chung. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng nặng có thể tiến triển thành viêm loét hoặc ung thư dạ dày gây nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, việc sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, thăm khám điều trị kịp thời là điều rất quan trọng giúp loại bỏ vi khuẩn Hp, bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng.

Bạn không nên bỏ qua

Chia sẻ:
Nguyên nhân gây hội chứng ruột ngắn Hội chứng ruột ngắn
Hội chứng ruột ngắn là tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng ở ruột non do liên quan đến yếu tố bẩm sinh hoặc sau phẫu thuật ruột non. Hội…
Bệnh Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa được mô tả là tình trạng…
Bệnh Tiểu Đường
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính phổ biến có…
Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan là tình trạng sưng viêm thực quản mãn tính do tích tụ dư thừa các tế bào bạch cầu ái toan Bệnh Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan
Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan là một…
Bệnh Viêm tụy tự miễn

Viêm tụy tự miễn là một dạng bệnh rối loạn tự miễn hiếm gặp. Người mắc phải bệnh lý này…

Viêm Túi Mật

Viêm túi mật xảy ra khi dịch mật mắc kẹt trong túi mật, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát…

Bệnh U Nhầy Ruột Thừa

U nhầy ruột thừa là căn bệnh hiếm gặp và có những biểu hiện khá giống với viêm ruột thừa.…

Bệnh Viêm Ruột Thừa

Viêm ruột thừa là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Đặc trưng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Giám đốc Chuyên môn Đông Phương Y Pháp

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua