Hội chứng đổ mồ hôi máu

Hội chứng đổ mồ hôi máu xảy ra khi một hoặc nhiều vùng da khỏe mạnh bình thường đổ mồ hôi màu đỏ do lẫn máu. Đây là bệnh lý hiếm gặp, do các mạch máu liên kết với tuyến mồ hôi bị vỡ khiến máu tiết ra qua các lỗ chân lông. Các vị trí dễ đổ mồ hôi máu là vùng mặt như trán, mũi, tai... Căn bệnh này gần như không có biện pháp chữa trị. 

Hội chứng đổ mồ hôi máu là tình trạng mồ hôi có lẫn máu và tiết ra qua các lỗ chân lông

Tổng quan

Hội chứng đổ mồ hôi máu (Hematidrosis/ Sweat Blood) là tình trạng tiết máu qua các lỗ chân lông của tuyến mồ hôi. Đây là một dạng rối loạn chảy máu hiếm gặp, đặc trưng với các đợt rỉ máu trên da dù không có tổn thương thực thể. Vị trí dễ bị đổ mồ hôi máu nhất là da mặt hoặc những vùng da bên trong như mũi, miệng, dạ dày, kèm theo sưng đỏ tạm thời.

Trong lịch sử, căn bệnh này đã được ghi nhận ở nhiều nhân vật nổi tiếng như Chúa Giêsu hoặc danh họa Leonardo da Vinci. Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa có nhiều thông tin về căn bệnh này do hiếm người mắc, gây khó khăn cho việc nghiên cứu. Tại Việt Nam, đã từng ghi nhận căn bệnh này ở một bé gái ở Gia Lai.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Chảy máu là tình trạng chỉ xảy ra khi các mạch máu nhỏ bị vỡ, bao gồm các mạch máu nằm gần tuyến mồ hôi và bên trong màng nhầy nhưng nằm gần bề mặt da. Đây là lý do vì sao những vị trí như mũi, trán hoặc những nơi có tuyến mồ hôi hoạt động lại dễ bị chảy máu hơn.

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi máu đến nay vẫn chưa được xác định chính xác. Nguyên nhân được nghi ngờ có liên quan đến các vấn đề về thể chất và tâm lý. Chẳng hạn như:

Căng thẳng và sợ hãi quá mức làm vỡ các mao mạch máu gây đổ mồ hôi máu

  • Trạng thái căng thẳng, sợ hãi: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ kích hoạt giải phóng các chất hóa học như cortisol hoặc adrenaline giúp kích thích thần kinh tỉnh táo. Tình trạng này có thể gây vỡ các mao mạch trong cơ thể và khiến máu thoát ra khỏi các tuyến mồ hôi.
  • Ban xuất huyết tâm lý: Đây là một dạng phản ứng dị ứng của cơ thể với chính máu của họ. Gây chảy máu và bầm tím da nhưng không do bất kỳ tổn thương nào.
  • Các yếu tố khác: Một số yếu tố gây đổ mồ hôi máu khác có liên quan như:
    • Các bệnh hệ thống;
    • Kinh nguyệt gián tiếp;
    • Thực hiện các hoạt động gắng sức, lao lực quá mức;
    • Có khiếm khuyết về các liên kết mao mạch da, hình thành các xoang chứa máu kết nối với các tuyến mồ hôi, khiến mồ hôi khi tiết ra lẫn máu và xuất hiện trên bề mặt da;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Tình trạng đổ mồ hôi máu xảy ra trên vùng da khỏe mạnh bình thường, không có tổn thương. Nó có thể xảy ra khi đang trong trạng thái cảm xúc căng thẳng, lúc tập thể dục hoặc ngay cả khi ngủ. Trung bình một đợt đổ mồ hôi máu thường kéo dài từ 1 - 5 phút.

Mồ hôi có màu hồng nhạt hoặc nhiều màu sắc khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh

Các triệu chứng đổ mồ hôi máu được chia làm 2 thể dựa vào vị trí và máu sắc mồ hôi máu:

  • Thể nhẹ: Da xuất hiện các mảng da màu hồng nhạt, các vị trí dễ đổ mồ hôi máu nhất là trán, mũi, bụng, lưng... Các vật dụng như khăn màu trắng hoặc dép trắng có thể chuyển sang màu hồng nhạt.
  • Thể nặng: Mồ hôi máu có thể chảy ra từ mũi, miệng, mặt... Có màu sắc bất thường như vàng, xanh dương, xanh lục, đen... Tình trạng này được gọi là nhiễm sắc tố.

Chẩn đoán

So với các rối loạn chảy máu khác, tình trạng chảy mồ hôi máu thường khó xác định hơn. Đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt ra các câu hỏi về thời gian bắt đầu chảy máu, kéo dài bao lâu và tần suất. Kết hợp khai thác tiền sử bệnh của các thành viên trong gia đình, những yếu tố gây áp lực hoặc sự kiện căng thẳng trong cuộc sống.

Xét nghiệm máu chẩn đoán hội chứng đổ mồ hôi máu

Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để tìm ra manh mối, loại trừ các vấn đề bệnh lý khác. Ngoài ra, một số xét nghiệm khác được chỉ định thực hiện như kiểm tra gan, thận, đánh giá nhiễm trùng, các kỹ thuật siêu âm hoặc chụp CT, tùy theo vị trí chảy máu hoặc xét nghiệm thần kinh.

Biến chứng và tiên lượng

Hội chứng đổ mồ hôi máu là bệnh lý lành tính và không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh có thể gây tác động tiêu cực đến thể trạng, sức khỏe, trạng thái tâm lý của người bệnh. Những hệ lụy rõ ràng nhất của bệnh là sự tự ti trong giao tiếp, cảm giác sợ hãi khi bị kỳ thị, xa lánh. Đặc biệt, với những người có cảm giác sợ máu, căn bệnh này lại càng tác động mạnh đến trạng thái sức khỏe tinh thần.

Bệnh lý này gần như không có các chữa trị. Việc can thiệp điều trị y tế chủ yếu nhằm làm chậm hoặc ngưng chảy máu. Đồng thời, chăm sóc tích cực nhằm giảm nguy cơ mất nước. Hội chứng đổ mồ hôi máu hiện nay vẫn còn là một bệnh lý ẩn số đối với ngành y học. Do đó, hãy thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán, điều trị.

Điều trị

Dùng thuốc là phương pháp được áp dụng chính trong điều trị bệnh đổ mồ hôi máu. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng đơn lẻ hoặc phối hợp một số loại thuốc sau:

Thuốc Propanolo được ghi nhận có hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng đổ mồ hôi máu

  • Thuốc chẹn beta (điển hình là Propanolo) hoặc vitamin C để hạ huyết áp;
  • Thuốc chống đông máu, cầm máu;
  • Thuốc chống trầm cảm, giảm lo âu nhằm kiểm soát cảm xúc căng thẳng;

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng miếng dán atropine xuyên da cho đến khi tình trạng chảy máu thuyên giảm hoàn toàn. Kết hợp trị liệu tâm lý (nếu cần thiết) đối với những trường hợp gặp căng thẳng hoặc vấn đề tâm lý bất thường.

Phòng ngừa

Hội chứng đổ mồ hôi máu không có biện pháp điều trị cũng như biện pháp phòng ngừa đặc hiệu. Rất khó để biết được chúng ta cần làm gì để ngăn ngừa bệnh xuất hiện. Do đó, hãy tập trung vào thực hiện một lối sống khoa học, lành mạnh, nâng cao sức khỏe thể chất và ổn định tinh thần.

Hạn chế tối đa các nguy cơ khởi phát đổ mồ hôi máu như căng thẳng, thư giãn đầu óc và nâng cao thể trạng

Một số biện pháp cơ bản sau:

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc vào ban đêm và giấc ngủ ngắn vào ban ngày để duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động.
  • Tập các bộ môn giúp thư giãn đầu óc, giải phóng năng lượng tiêu cực như thiền, yoga, hít thở sâu...
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đủ chất và dinh dưỡng. Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như rau xanh, củ quả, trái cây và uống nhiều nước.
  • Tránh xa các loại thực phẩm dầu mỡ, chế biến nhiều gia vị và các chất kích thích.
  • Tập thể dục hàng ngày, tập vừa sức và chọn những bộ môn nhẹ nhàng giúp nâng cao thể trạng như đạp xe, đi bộ, bơi lội...

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị đổ mồ hôi màu đỏ nhưng không phải vết thương thì là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân khiến tôi mắc hội chứng đổ mồ hôi máu?

3. Hội chứng đổ mồ hôi máu có nguy hiểm đến tính mạng không?

4. Đổ mồ hôi máu gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của tôi?

5. Phương pháp điều trị đổ mồ hôi máu hiệu quả dành cho tôi?

6. Tôi nên và không nên làm gì để hỗ trợ điều trị đổ mồ hôi máu?

7. Hội chứng đổ mồ hôi máu có di truyền không?

Trên đây là những thông tin quan trọng về hội chứng đổ mồ hôi máu. Tình trạng sức khỏe này tuy hiếm gặp, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều vấn đề, biến chứng khó lường trong cuộc sống hàng ngày. Tốt nhất nên chủ động thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường. Đồng thời, thực hiện các biện pháp tích cực phòng ngừa căn bệnh lạ này.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt là một dạng thiếu máu thường gặp, xảy ra do cơ thể thiếu hụt chất sắt, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất các tế…
Bệnh Tụ máu ở ngực
Tụ máu ở ngực là tình trạng rất dễ xảy…
Bệnh U lympho tế bào thần kinh
U lympho tế bào thần kinh là một dạng ung…
Bệnh Ung thư hạch Hodgkin
Ung thư hạch Hodgkin là một nhánh nhỏ của ung…
Phân loại ung thư máu Bệnh Ung thư máu

Ung thư máu là dạng ung thư gây ảnh hưởng đến các tế bào máu khỏe mạnh trong cơ thể,…

Bệnh Giảm bạch cầu trung tính ở trẻ em

Giảm bạch cầu trung tính ở trẻ em là một rối loạn hiếm gặp khiến trẻ có nồng độ bạch…

Bệnh Hồng Cầu Hình Liềm

Hồng cầu hình liềm là bệnh thiếu máu di truyền từ bố và mẹ cùng mắc bệnh. Gen bệnh truyền…

Hạ Kali Máu

Hạ kali máu là tình trạng nồng độ kali máu thấp hơn nhu cầu của cơ thể. Giảm kali máu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua