Bệnh Buerger

Bệnh Buerger là một dạng hiếm gặp của tình trạng viêm thuyên tắc các mạch máu ở tay và chân. Sự ảnh hưởng rõ rệt của bệnh là việc giảm lưu lượng máu đến các khu vực bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho sự hình thành của các cục máu đông trong mạch máu. Hậu quả gây phá hủy và dẫn đến hoại tử các mô da, thậm chí phải cắt cụt chi. Điều trị bệnh Buerger sớm nhằm ngăn chặn sự tiến triển nặng của bệnh, thông qua thuốc men hoặc phẫu thuật để cải thiện lưu lượng máu.

Bệnh Buerger là bệnh lý hiếm gặp ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến các mạch máu ở tay và chân

Tổng quan

Bệnh Buerger (Buerger's disease) hay còn gọi là bệnh viêm thuyên tắc mạch máu. Đây là một dạng viêm mạch gây sưng viêm và đông máu trong các động - tĩnh mạch xung quanh bàn chân, bàn tay. Tình trạng này kéo dài gây giảm lưu lượng máu đến các mô da gây tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc hoại tử nghiêm trọng.

Căn bệnh này được mô tả lần đầu tiên bởi bác sĩ Leo Buerger vào năm 1908. Xảy ra phổ biến ở những người nghiện hút thuốc lá nặng, chủ yếu là nam giới từ 20 - 40 tuổi. Một số quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh Buerger cao nhất như Đông Nam Á, Trung Đông, Ấn Độ...

Phân loại

Bệnh Buerger thường có 2 dạng chính là cấp tính và mãn tính. Cụ thể như sau:

  • Thể cấp tính: Triệu chứng thường bộc phát đột ngột và có tính nguy hiểm. Tuy nhiên thể này khá hiếm gặp và thường chỉ xảy ra ở những người chưa từng hút thuốc trước đây.
  • Thể mạn tính: Thể mạn tính đặc trưng với các triệu chứng khởi phát từ từ. Thể này xảy ra khá phổ biến và khởi phát chủ yếu ở những người nghiện hút thuốc nặng.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh Buerger vẫn chưa được làm rõ. Nhưng đa số các trường hợp phát hiện bệnh đều là do hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm khác chứa khói thuốc lá. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 95% người mắc bệnh Buerger là những người đã và đang hút thuốc lá mỗi ngày.

Hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên là tác nhân hàng đầu khởi phát bệnh Buerger

Sự tác động của các loại hóa chất trong khói thuốc lá gây tổn thương niêm mạc mạch máu, dẫn đến viêm và thu hẹp. Hậu quả hình thành các cục máu đông, ngăn chặn lưu lượng máu đến cánh tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân...

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh Buerger, chẳng hạn như:

  • Di truyền: Một số trường hợp phát hiện bệnh Buerger có liên quan đến yếu tố di truyền. Tuy nhiên, đa số vẫn phải kết hợp với hút thuốc lá mới làm tăng khả năng phát bệnh.
  • Nhiễm trùng: Một vài bệnh lý nhiễm trùng điển hình như viêm nha chu, nhiễm trùng nướu răng cũng có thể làm kích hoạt phản ứng miễn dịch gây ra viêm và thu hẹp mạch máu.
  • Rối loạn tự miễn dịch: Các bệnh rối loạn tự miễn dịch như lupus ban đỏ hệ thống hoặc viêm khớp dạng thấp cũng góp phần gây viêm và tổn thương các mạch máu.
  • Các yếu tố nguy cơ khác:
    • Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới;
    • Độ tuổi dễ mắc bệnh khoảng 20 - 40 tuổi;
    • Người nghiện hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích khác (ma túy, cần sa);

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Bệnh nhân mắc bệnh Buerger thường gặp nhiều triệu chứng với mức độ khác nhau, tùy theo các khu vực bị ảnh hưởng. Trong đó, các triệu chứng thường gặp phổ biến nhất là:

Bệnh nhân mắc bệnh Buerger thường gặp các triệu chứng điển hình là đau nhức, ngứa rát, sưng viêm, nóng đỏ vùng da bị ảnh hưởng

  • Đau nhức các chi, trường hợp nặng có thể bị đau ngay cả khi nghỉ ngơi và hoạt động thể chất;
  • Đau kèm theo cảm giác nóng rát, ngứa ran và tê yếu tại chỗ;
  • Thay đổi màu sắc vùng da bị ảnh hưởng, nhợt nhạt hoặc có màu xanh lam;
  • Móng tay trở nên giòn, dễ gãy;
  • Hình thành vết loét trên ngón tay hoặc ngón chân, khó lành và tiến triển nhiễm trùng;

Chẩn đoán

Trên thực tế, không có xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán xác nhận bệnh Buerger. Nên việc chẩn đoán thường được thực hiện thông qua đánh giá các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh của bệnh nhân và kết hợp với các xét nghiệm hình ảnh. Cụ thể quá trình chẩn đoán như sau:

  • Khám sức khỏe: Đây là bước đầu cực kỳ quan trọng giúp phát hiện các dấu hiệu viêm nhiễm ở các chi như sưng, đau, nóng, đỏ..., kiểm tra lưu lượng máu, các biến chứng, thay đổi trên da như loét, hoại tử...
  • Xét nghiệm hình ảnh: Đây là xét nghiệm quan trọng giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh Buerger. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh sau đây:
    • Siêu âm Doppler sử dụng nguồn sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của các mạch máu và đo lượng máu lưu thông đến các chi;
    • Chụp động mạch là phương pháp tiêm thuốc nhuộm vào mạch máu kết hợp với chụp tia X quang để quan sát dòng chảy của máu
  • Xét nghiệm máu: Kỹ thuật này cũng có thể được yêu cầu thực hiện nhằm kiểm tra các yếu tố viêm nhiễm và đông máu. Phương pháp này tuy không thể xác nhận chẩn đoán về bệnh Buerger, nhưng có thể giúp loại trừ các vấn đề sức khỏe khác gây ra triệu chứng tương tự.
  • Sinh thiết: Trong một số trường hợp cần thiết, sinh thiết có thể được chỉ định thực hiện nhằm kiểm tra dấu hiệu viêm nhiễm và đông máu.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh Buerger được các chuyên gia cảnh báo là một dạng viêm tắc mạch huyết khối tuy hiếm gặp nhưng nguy hiểm. Một khi đã mắc bệnh nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm khó lường, chẳng hạn như:

Bệnh nhân mắc bệnh Buerger có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến suy giảm lưu lượng máu

  • Đột quỵ;
  • Đau tim;
  • Bộc phát các cơn thiếu máu não thoáng qua;
  • Biến chứng hoại tử các chi và phải cắt cụt;
  • Các biến chứng hoại tử mạch máu trong ruột và hệ thống thần kinh;

Thông thường, trong một đợt bùng phát bệnh Buerger, các triệu chứng của bệnh sẽ kéo dài khoảng 1 - 4 tuần. Bệnh có tính chất dai dẳng, dễ tái phát quay trở lại khi có điều kiện thuận lợi. Bệnh không có phương pháp điều trị đặc hiệu, bệnh nhân thường được khuyến nghị điều trị kiểm soát triệu chứng thông qua các loại thuốc men kết hợp vật lý trị liệu, bỏ thuốc lá và thăm khám định kỳ.

Tuy nhiên, với các loại thuốc được chỉ định sử dụng để trị bệnh Buerger, người bệnh cần hết sức chú ý không lạm dụng, dùng đúng chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ khó lường.

Điều trị

Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh Buerger là cải thiện quá trình lưu thông máu đến các khu vực bị ảnh hưởng. Điều này có thể được thực hiện thông qua một số phương pháp sau:

Điều trị bệnh Buerger chủ yếu nhằm cải thiện lưu lượng máu thông qua các biện pháp y tế như thuốc men hoặc phẫu thuật

Dùng thuốc

Đối với bệnh Buerger, thuốc không có khả năng chữa khỏi bệnh dứt điểm, nhưng  nó có thể giúp kiểm soát đáng kể các triệu chứng. Bệnh nhân Buerger thường sẽ được bác sĩ kê toa và chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc giãn mạch với loại điển hình là loại thuốc chẹn kênh canxi có khả năng thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến các mạch tốt hơn.
  • Thuốc chống viêm;
  • Thuốc chống đông máu;
  • Thuốc kháng sinh;

Can thiệp phẫu thuật

Trong những trường hợp cần thiết, mức độ tổn thương do bệnh Buerger gây ra quá nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được cân nhắc chỉ định nhằm cải thiện lượng máu đến các khu vực bị ảnh hưởng. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số phương pháp phẫu thuật phù hợp, chẳng hạn như:

  • Phẫu thuật bắc cầu;
  • Phẫu thuật nong mạch;
  • Phẫu thuật cắt cụt chi;

Sử dụng máy kích thích tủy sống

Để cải thiện các cơn đau nhức dữ dội do tình trạng viêm trong bệnh Buerger gây ra, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định sử dụng máy kích thích tủy sống. Phương pháp tuy đem lại hiệu quả cao, nhưng có thể gây ra một số rủi ro khó lường như tổn thương thần kinh, đau đầu cột sống, tăng nguy cơ nhiễm trùng... Do đó, bác sĩ cũng sẽ hết sức cân nhắc trước khi chỉ định thực hiện phương pháp này.

Kết hợp chăm sóc tại nhà

Bên cạnh các biện pháp điều trị y tế, bệnh nhân cũng nên chủ động thực hiện tích cực các biện pháp sau đây để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh Buerger, bao gồm:

Tích cực vận động nhẹ nhàng và duy trì lối sống khoa học giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng cũng như phòng ngừa tiến triển nặng của bệnh Buerger

  • Bài tập trị liệu: Một số các bài tập vật lý trị liệu đơn giản nếu được thực hiện thường xuyên có thể giúp cải thiện lưu lượng máu đến các chi và giảm thiểu nguy cơ bùng phát các triệu chứng bệnh Buerger. Các bộ môn được khuyến khích như đi bộ, yoga, bơi lội, đạp xe...
  • Xoa bóp, massage: Đây là kỹ thuật được thực hiện thông qua các động tác vuốt ve, xoa bóp, nắn ấn nhẹ nhàng. Có khả năng cải thiện lưu lượng máu đến những khu vực bị ảnh hưởng, hỗ trợ giảm cảm giác đau nhức, khó chịu.
  • Liệu pháp nhiệt: Cụ thể là chườm nhiệt nóng giúp hỗ trợ cải thiện đáng kể quá trình lưu thông máu ở các mạch. Đồng thời, giúp giảm cảm giác đau nhức, khó chịu.

Phòng ngừa

Không có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu đối với bệnh Buerger. Tuy nhiên, có một cách hiệu quả giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh Buerger đó là kiêng hoàn toàn thuốc lá và các sản phẩm tương tự như cần sa, miếng dán nicotine....

Ngoài ra, việc duy trì thực hiện một lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống đủ chất, lành mạnh, tập thể dục đều đặn hàng ngày, nghỉ ngơi điều độ, kiểm soát căng thẳng... cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh Buerger.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi mắc bệnh Buerger?

2. Tôi cần thực hiện những xét nghiệm nào để chẩn đoán xác nhận bệnh Buerger?

3. Bệnh Buerger có nguy hiểm không? Có chữa khỏi dứt điểm được không?

4. Tiên lượng tình trạng bệnh Buerger của tôi có nặng không?

5. Phương pháp điều trị bệnh Buerger tốt nhất dành cho trường hợp của tôi?

6. Tôi nên dùng thuốc gì để điều trị bệnh Buerger? Nếu sử dụng thuốc lâu có gây ra tác dụng phụ không?

7. Những lợi ích và rủi ro tôi có thể gặp phải trong quá trình điều trị bệnh Buerger?

8. Quá trình điều trị bệnh Buerger mất bao lâu thì khỏi?

9. Chi phí điều trị bệnh Buerger tốn bao nhiêu? Tôi có cần nhập viện điều trị hay không?

10. Bệnh Buerger có tái phát trở lại sau điều trị hay không?

Dù bệnh Buerger ở thể nặng hay thể nhẹ thì phần lớn đều có liên quan đến việc sử dụng thuốc lá. Do đó, bên cạnh tích cực phối hợp điều trị bằng phác đồ do bác sĩ yêu cầu, bệnh nhân cần phải thường xuyên thăm khám định kỳ, cai thuốc lá và xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh để kiểm soát tiến triển bệnh cũng như làm giảm tần suất tái phát trong tương lai.

Có thể bạn chưa biết

Chia sẻ:
Phân loại ung thư máu Bệnh Ung thư máu
Ung thư máu là dạng ung thư gây ảnh hưởng đến các tế bào máu khỏe mạnh trong cơ thể, chủ yếu là ở bạch cầu, tủy xương hoặc hệ…
Bệnh Von Willebrand
Bệnh von Willbrand là một chứng rối loạn chảy máu…
Bệnh Ung thư hạch Hodgkin
Ung thư hạch Hodgkin là một nhánh nhỏ của ung…
Thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt là một dạng thiếu máu…
Bệnh U lympho tế bào thần kinh

U lympho tế bào thần kinh là một dạng ung thư máu hiếm gặp khởi phát từ các tế bào…

Bệnh Hồng Cầu Hình Liềm

Hồng cầu hình liềm là bệnh thiếu máu di truyền từ bố và mẹ cùng mắc bệnh. Gen bệnh truyền…

Bệnh Tụ máu ở ngực

Tụ máu ở ngực là tình trạng rất dễ xảy ra ở chị em phụ nữ do các tác nhân…

Hội chứng Bernard Soulier

Hội chứng Bernard Soulier là rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra các vấn đề về khả năng đông…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua