Bệnh Ung thư hạch không Hodgkin
Ung thư hạch không Hodgkin là dạng ung thư máu phát triển trong hệ thống hạch bạch huyết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. So với các dạng ung thư máu khác, bệnh nhân mắc thể bệnh này thường có tiên lượng tốt, tỷ lệ sống sót cao hơn nhờ các biện pháp điều trị tích cực như hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm mục tiêu hoặc cấy ghép tế bào gốc.
Tổng quan
Ung thư hạch không Hodgkin (Non-Hodgkin Lymphoma) là một dạng ung thư máu gây ảnh hưởng đến hạch bạch huyết của bạn. Đây là một dạng rối loạn di truyền mắc phải, tức bạn không sinh ra với những rối loạn này mà chúng sẽ xảy ra khi các gen bên trong một số tế bào bị đột biến hoặc thay đổi. Một số tế bào bị ảnh hưởng là tế bào lympho B hoặc tế bào lympho T.
Đây là một trong những dạng ung thư phổ biến, được xếp thứ 6 đối với phụ nữ và thứ 7 đối với nam giới. Các chuyên gia cảnh báo bệnh ung thư hạch không Hodgkin chiếm khoảng 3% trong tổng số các ca tử vong trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu điều trị kịp thời, bệnh nhân vẫn có tỷ lệ phục hồi sức khỏe tốt với tỷ lệ 75%.
Trẻ em cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư hạch không Hodgkin. Tuy khá hiếm nhưng nó vẫn được xếp thứ 3 trong tổng số các bệnh ung thư phổ biến ở trẻ.
Phân loại
Theo thống kê, có hơn 70 dạng ung thư hạch không Hodgkin, nhưng phổ biến nhất là các dạng chính sau:
Dạng u lympho ác tính
Đây là dạng u lympho tiến triển, có khả năng lây lan rất nhanh và khởi phát các triệu chứng nghiêm trọng. Bao gồm các dạng sau:
- U lympho tế bào B tích cực:
- U lympho tế bào B lớn lan tỏa (DLBCL);
- U lympho tế bào lớp phủ;
- U lympho nguyên bào lympho;
- Ung thư hạch Burkitt;
- Tế bào T tích cực và u lympho NK:
- U lympho tế bào T ngoại vi (PTCL);
- U lympho tế bào T angioimmunoblastic (AITL);
- U lympho tế bào lớn anaplastic hệ thống (ALCL);
- U lympho tế bào T gamma/delta ở gan lách;
Dạng u lympho Hodgkin không rõ ràng
Những nhóm ung thư hạch này thường có tiến triển chậm nên rất khó nhận thấy rõ ràng các triệu chứng hay sự thay đổi trong cơ thể. Bao gồm các dạng sau:
- U lympho tế bào B không rõ ràng:
- U lympho dạng nang;
- Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính (CLL)/ u lympho tế bào lympho nhỏ (SLL);
- U lympho vùng biên;
- Waldenstrom macroglobulinemia (ung thư hạch lymphoplasmacytic);
- U lympho tế bào T/ tế bào NK: U lympho tế bào T ở da hiếm gặp gây ảnh hưởng đến da. Trong đó, điển hình nhất là hội chứng Sezary và Mycosis fungoides.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ung thư hạch không Hodgkin đến nay vẫn chưa được biết rõ. Trong hầu hết các trường hợp, nó khởi phát khi cơ thể sản sinh quá nhiều tế bào lympho bất thường, thường là một loại tế bào bạch cầu.
Thông thường, các tế bào lympho trải qua một vòng đời cụ thể, được sinh ra, chết đi và tái sinh. Nhưng với dạng ung thư hạch không Hodgkin, các tế bào lympho của bạn không chết đi, quá trình sản sinh các tế bào mới vẫn tiếp tục. Điều này khiến cơ thể tích tụ lượng lớn các tế bào lympho khiến các hạch bạch huyết sưng lên.
Bệnh ung thư hạch không Hodgkin thường khởi phát ở các tế gồm:
- Tế bào B: Đây là một loại tế bào lympho chống nhiễm trùng bằng cách sản sinh ra các kháng thể nhằm vô hiệu hóa các tác nhân tấn công từ bên ngoài. Đa số các bệnh ung thư hạch không Hodgkin đều phát sinh từ các tế bào B. Các phân nhóm liên quan bao gồm u lympho tế bào B lớn lan tỏa, u lympho dạng nang, u lympho tế bào vỏ hoặc u lympho Burkitt.
- Tế bào T: Đây là một loại tế bào lympho có liên quan trực tiếp đến khả năng tiêu diệt các tác nhân gây hai từ bên ngoài. Dạng ung thư này ít phổ biến, điển hình với các phân nhóm như u lympho tế bào T ngoại vi và u lympho tế bào T ở da.
Việc xác định được bệnh ung thư hạch không Hodgkin phát sinh từ loại tế bào nào sẽ giúp đạt được các phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, ung thư hạch không Hodgkin cũng có khả năng lây lan sang các bộ phận khác trong hệ thống hạch bạch huyết như mạch bạch huyết, adenoids, amidan, tuyến ức, lá lách và tủy xương.
Yếu tố nguy cơ
Các chuyên gia khẳng định có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan khởi phát bệnh ung thư hạch không Hodgkin, chẳng hạn như:
- Suy giảm miễn dịch: Những người nhiễm HIV/AIDS, từng thực hiện cấy ghép nội tạng hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch thường có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này.
- Nhiễm trùng: Một số loại virus, vi khuẩn như HIV, Epstein-Barr hoặc Helicobacter pylori gây loét đều có thể khởi phát nguy cơ phát triển ung thư hạch không Hodgkin.
- Tiếp xúc với hóa chất: Một số loại hóa chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu nếu tiếp xúc quá lâu cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư hạch không Hodgkin.
- Tiếp xúc với tia bức xạ: Thường xuyên tiếp xúc với các nguồn tia bức xạ, chẳng hạn như bức xạ trong điều trị ung thư hoặc các vụ tai nạn hạt nhân cũng góp phần phát triển bệnh căn bệnh ung thư này.
- Tuổi tác: Đây là một trong những yếu tố rủi ro đáng kể đối với bệnh ung thư hạch không Hodgkin. Nên những người > 60 tuổi và đối tượng phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
- Các yếu tố khác:
- Tiêm vắc xin lao và điều trị bệnh ung thư bàng quang;
- Yếu tố di truyền;
- Thừa cân béo phì;
- Chế độ ăn uống kém khoa học, ăn nhiều thịt và chất béo;
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Bệnh ung thư hạch không Hodgkin thường ít khi gây ra nhiều triệu chứng rõ ràng, nhất là trong giai đoạn đầu phát bệnh. Càng về những giai đoạn sau, thường là kéo dài trong vài tuần, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Sưng hạch bạch huyết: Đây là triệu chứng ung thư hạch không Hodgkin phổ biến nhất. Khi chúng bị sưng lên, chứng tỏ cơ thể đang chống lại các tác nhân nhiễm trùng hoặc bệnh tật.
- Sốt kèm vã mồ hôi đêm: Sốt là biểu hiện điển hình của nhiễm trùng, kèm theo đó là triệu chứng ớn lạnh, vã nhiều mồ hôi ban đêm.
- Mệt mỏi và sụt cân: Người bệnh thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, suy nhược và kiệt sức, dù nghỉ ngơi lâu cũng không thể thuyên giảm. Đi kèm theo đó là triệu chứng sụt cân do sự ảnh hưởng của các tế bào ung thư đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Hoặc các tế bào ung thư bắt buộc cơ thể phải sử dụng nhiều năng lượng hơn mức hấp thụ bình thường.
- Đau tức ngực và khó thở: Bệnh nhân ung thư hạch không Hodgkin thường bị đau tức ngực, ho và khó thở, kèm theo sưng phù ở chân.
Chẩn đoán
Bước đầu trong giai đoạn chẩn đoán, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cung cấp các triệu chứng, khai thác tiền sử cá nhân và bệnh sử gia đình. Đồng thời, bệnh nhân cũng sẽ phải thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng có khả năng chẩn đoán ung thư hạch không Hodgkin, bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này giúp phát hiện các dấu hiệu virus có liên quan đến ung thư hạch không Hodgkin hoặc các hoạt chất khác có liên quan đến bệnh. Một số kỹ thuật xét nghiệm máu thường được áp dụng bao gồm: công thức máu toàn bộ, xét nghiệm sinh hóa và đo nồng độ chất lactate dehydrogenase giúp phát hiện các dấu hiệu tổn thương mô, ung thư hạch hoặc nhiều bệnh lý khác.
- Kiểm tra hình ảnh: Trong một số trường hợp cần thiết, các xét nghiệm hình ảnh cũng được chỉ định thực hiện, nhất là khi có khối u. Bao gồm các kỹ thuật sau:
- Chụp cắt lớp vi tính CT scan;
- Chụp cắt lớp phát xạ positron PET;
- Chụp cộng hưởng từ MRI;
- Siêu âm;
- Các kiểm tra khác: Ngoài các xét nghiệm trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định các bài kiểm tra khác để chẩn đoán ung thư hạch không Hodgkin, chẳng hạn như:
- Sinh thiết hạch bạch huyết giúp tìm kiếm các dấu hiệu của tế bào Reed Sternberg;
- Xét nghiệm Immunophenotyping;
- Viêm gan B và viêm gan C;
- Virus gây suy giảm miễn dịch ở bệnh nhân HIV;
Dựa vào các kết quả chẩn đoán trên, các chuyên gia sẽ tiến hành phân loại các giai đoạn ung thư. Điều này vừa giúp xây dựng kế hoạch điều trị, đưa ra tiên lượng và kết quả điều trị chính xác. Theo các chuyên gia, bệnh ung thư hạch không Hodgkin được chia làm 4 giai đoạn bao gồm I, II, III và IV dựa vào mức độ ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe.
Biến chứng và tiên lượng
Bệnh ung thư hạch không Hodgkin được cảnh báo là căn bệnh khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến toàn bộ hạch bạch huyết và có thể lây sang bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nơi chứa các mô bạch huyết. Tuy nhiên, so với các bệnh lý ung thư khác, dạng ung thư máu này vẫn có tiên lượng khá tốt, có thể thuyên giảm nếu được điều trị kịp thời, đúng cách.
Nhưng rất nhiều trường hợp phải mất thời gian dài mới có thể phục hồi sức khỏe do bệnh có khả năng tái phát trở lại sau điều trị. Thời gian tái phát thường là trong vòng 2 năm đầu tiên sau điều trị. Tỷ lệ sống sót tương đối trong 5 năm đối với bệnh ung thư hạch không Hodgkin là khoảng 73,8%. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: tỷ lệ sống sót sau 5 năm là khoảng 86,5%;
- Giai đoạn 2: tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 78,1%;
- Giai đoạn 3: tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 72,3%;
- Giai đoạn 4: tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 63,9%;
Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp bệnh nhân mắc ung thư hạch không Hodgkin có thể tiến triển nghiêm trọng, dẫn đến tử vong. Do đó, điều quan trọng nhất là chủ động thăm khám bởi bác sĩ để được chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
Điều trị
Quá trình điều trị bệnh ung thư hạch không Hodgkin phụ thuộc vào dạng và từng giai đoạn ung thư cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể. Mục tiêu điều trị nhằm mục đích loại bỏ và tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ức chế sự phát triển nhân lên của chúng.
Một số phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến gồm:
- Hóa trị: Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu giúp tấn công các tế bào ung thư nằm rải rác trong khắp cơ thể. Thuốc thường được sử dụng bằng cách truyền thống là tiêm tĩnh mạch. Đây là cách điều trị hiệu quả nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, rụng tóc và giảm tế bào máu.
- Xạ trị: Phương pháp này sử dụng các chùm năng lượng cao, thường là tia X và proton có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Thiết bị xạ trị được phát ra chiếu lên toàn thân người bệnh và tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được chỉ định áp dụng sau khi hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
- Liệu pháp nhắm mục tiêu: Loại thuốc nhắm mục tiêu điều trị ung thư hạch không Hodgkin nhằm tác động đến những bất thường có trong các tế bào ung thư. Loại thuốc này nhắm đến những tế bào ung thư và tiêu diệt chúng, không làm ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác. Phương pháp này thường được chỉ định kết hợp với hóa trị liệu nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Liệu pháp tế bào CAR-T: Hay còn được gọi là liệu pháp tế bào thụ thể kháng nguyên chimeric CAR-T, sử dụng các tế bào lympho T để chống lại tác nhân nhiễm trùng trong cơ thể.
- Cấy ghép tế bào gốc: Tế bào gốc là những tế bào máu chưa trưởng thành trong máu hoặc tủy xương. Phương pháp này được thực hiện bằng cách thay thế các tế bào gốc bị hư hỏng hoặc phá hủy bằng các tế bào khỏe mạnh. Quá trình thực hiện có thể được thực hiện bằng cách sử dụng chính tế bào gốc của chính bệnh nhân hoặc tế bào gốc từ người hiến tặng. Đây là phương pháp rất hiệu quả, nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ như chảy máu, nhiễm trùng hoặc tổn thương đến các cơ quan.
Phòng ngừa
Bệnh ung thư hạch không Hodgkin rất khó để ngăn chặn hoàn toàn. Tuy nhiên, với một số biện pháp tích cực dưới đây, bạn có thể giảm nguy cơ phát triển căn bệnh này:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, rau và protein nạc. Đây là kỹ thuật giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và cung cấp các dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết để chống lại căn bệnh ung thư.
- Uống nhiều nước để giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và giữ cho cơ thể đủ nước, hạn chế các tác nhân tấn công gây hại cho sức khỏe.
- Tránh tiếp xúc với các chất độc hại như hóa chất, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ để giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư.
- Kiểm soát căng thẳng vì đây chính là yếu tố làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến cơ thể dần mất đi khả năng chống lại bệnh ung thư.
- Tăng cường thực hiện các bước bảo vệ tích cực để chống lại các bệnh nhiễm trùng như tiêm phòng, quan hệ tình dục an toàn... để tránh nguy cơ lây các bệnh gây suy giảm miễn dịch, điển hình như HIV.
Những câu hỏi quan trọng khi đi khám
1. Nguyên nhân tại sao tôi mắc bệnh ung thư hạch không Hodgkin?
2. Tôi đang mắc dạng ung thư hạch không Hodgkin nào?
3. Tình trạng bệnh của tôi tiến triển đến giai đoạn nào? Có nguy hiểm không?
4. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán ung thư hạch không Hodgkin?
5. Bệnh của tôi có cần điều trị không?
6. Phương pháp điều trị tốt nhất dành cho trường hợp trường hợp bệnh của tôi?
7. Những rủi ro và lợi ích liên quan đến các chỉ định điều trị?
8. Quá trình điều trị gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của tôi như thế nào?
9. Thời gian điều trị mất bao lâu thì khỏi hoàn toàn?
10. Chi phí điều trị tốn bao nhiêu? Có được dùng thẻ BHYT không?
Bệnh ung thư hạch không Hodgkin gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thể trạng và thậm chí cả tính mạng của bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời. Tiên lượng bệnh khá tốt trong hầu hết các trường hợp với các biện pháp điều trị tích cực. Phác đồ điều trị hiệu quả cần kết hợp giữa các biện pháp y tế và chăm sóc tại nhà như ăn uống lành mạnh, tập thể dục.
Tham khảo thêm
- Bệnh Ung thư hạch Hodgkin - Cách nhận biết và điều trị
- Bệnh Sưng hạch bạch nách là bệnh gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!