Bệnh U lympho tế bào thần kinh

U lympho tế bào thần kinh là một dạng ung thư máu hiếm gặp khởi phát từ các tế bào bạch cầu tồn tại trong hạch bạch huyết. Chúng thường phát triển khu trú sau đó lây lan sang khắp hệ thống bạch huyết và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Căn bệnh này khá nguy hiểm và không có cách chữa trị dứt điểm, nhưng vẫn có những phương pháp hỗ trợ giúp cải thiện làm thuyên giảm tình trạng bệnh. 

Tổng quan

U lympho tế bào thần kinh (Mantle Cell Lymphoma - MCL) là một trong những dạng thường gặp của bệnh ung thư hạch không Hodgkin, gây ảnh hưởng đến các hệ thống hạch bạch huyết. Với dạng ung thư này, chúng là một loại u lympho tế bào B phát triển ở hạch bạch huyết và nhiều cơ quan khác.

U lympho tế bào thần kinh là một dạng ung thư máu phát triển gây ảnh hưởng đến hệ thống hạch bạch huyết

Dạng ung thư này chủ phát triển chủ yếu ở nam giới, ít khi gặp ở nữ và đối tượng phổ biến nhất là những người trên 60 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh lý này rất hiếm, chỉ khoảng 1/200.000 người.

Các chuyên gia cảnh báo không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này. Nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh, tăng tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phân loại

Bệnh u lympho tế bào thần kinh có 2 dạng bao gồm:

  • Thể cổ điển: Đây là thể bệnh phổ biến nhất và phát triển chậm, ít nguy hiểm và có tiên lượng tốt nếu được điều trị sớm.
  • Thể Blastoid: Thể bệnh này tiến triển nhanh chóng và mạnh mẽ, khó điều trị và tiên lượng xấu, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nhiều nghiên cứu cho thấy điều này có thể xảy ra khi một số gen đột biến và thay đổi chức năng hoạt động của các tế bào lympho B. Cơ chế khởi phát là các tế bào B bất thường sản sinh quá nhiều cyclin D1, một loại protein giúp tế bào B phát triển.

Nhưng chính sự tích tụ quá mức của cyclin D1 vô tình tạo điều kiện cho các tế bào B phân chia và nhân đôi lên không kiểm soát. Chính những tế bào phát triển bất thường này tạo ra các khối u trở thành ung thư hạch.

Đột biến gen và yếu tố di truyền được cho là có liên quan đến nguy cơ khởi phát u lympho tế bào thần kinh

Nhưng chính các nhà khoa học cũng chưa thể biết được nguyên nhân nào gây ra sự thay đổi di truyền này. Nhiều tài liệu cho rằng bệnh u lympho tế bào thần kinh có liên quan đến bất thường di truyền, đặc trưng bởi sự trao đổi vật liệu di truyền giữa 2 nhiễm sắc thể là số 11 và 14. Quá trình này được gọi là chuyển đoạn nhiễm sắc thể và sự chuyển đoạn t(11;14)(q13,132).

Tuy không rõ nguyên nhân, nhưng có một số yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ phát triển bệnh u lympho tế bào thần kinh như:

  • Tiền sử gia đình đã từng có người mắc bệnh ung thư hạch;
  • Thường xuyên tiếp xúc với tia bức xạ hoặc các loại hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ;
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch do ảnh hưởng từ các bệnh lý như HIV/AIDS, tiền sử cấy ghép nội tạng hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc ức chế miễn dịch;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Các triệu chứng bệnh u lympho tế bào thần kinh có thể phát triển bất ngờ và biểu hiện nhiều với nhiều triệu chứng khác nhau tùy từng trường hợp bệnh. Cụ thể bao gồm một số triệu chứng sau:

Bệnh nhân thường gặp các triệu chứng như sưng hạch bạch huyết, sụt cân, mệt mỏi, sốt, vã mồ hôi ban đêm, đau bụng...

  • Sưng hạch bạch huyết: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh u lympho tế bào thần kinh. Đặc trưng bởi những cục u dưới da, mềm khi chạm vào và không gây đau.
  • Mệt mỏi và kiệt sức: Người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược và yếu ớt, dù có nghỉ ngơi đầy đủ cũng không thể cải thiện được tình trạng mệt mỏi.
  • Sốt & đổ mồ hôi đêm: Bệnh nhân phát sốt liên tục kèm theo đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm và gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Sụt cân: Sụt cân không rõ nguyên nhân cũng là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh ung thư, trong đó có cả bệnh u lympho tế bào thần kinh.
  • Đau bụng: Bệnh nhân thường có triệu đau bụng và khó chịu vùng bụng, kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn ói.
  • Thiếu máu: Vì u lympho tế bào thần kinh có thể làm giảm hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, gây suy nhược, mệt mỏi và khó thở.

Chẩn đoán

Chẩn đoán u lympho tế bào thần kinh thường gặp khó khăn vì các triệu chứng không đặc hiệu, dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng sức khỏe khác. Sau các bước thăm khám sức khỏe, đánh giá triệu chứng lâm sàng và khai thác tiền sử bệnh cá nhân, gia đình, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác để xác nhận chẩn đoán mức độ và giai đoạn ung thư, bao gồm:

Chẩn đoán u lympho tế bào thần kinh thông qua kiểm tra thể chất kết hợp các xét nghiệm máu, hình ảnh và sinh thiết

  • Xét nghiệm máu: Mục tiêu xét nghiệm máu nhằm đánh giá công thức máu toàn bộ bằng cách đo số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Đồng thời, xét nghiệm này cũng giúp đo lượng huyết sắc tố hemoglobin trong các tế bào hồng cầu. Phương pháp này giúp kiểm tra những bất thường trong tế bào máu.
  • Sinh thiết mô: Một mẫu mô được lấy từ vị trí hạch bạch huyết bị tổn thương để làm xét nghiệm. Phương pháp này giúp xác định xem các tế bào tồn tại trong mẫu mô có phải ung thư hay không, đồng thời xác định đó là dạng ung thư nào.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm bổ sung nhằm xác định mức độ ung thư. Các xét nghiệm thường được áp dụng như chụp CT, chụp PET, sinh thiết tủy xương hoặc chọc dò tủy sống, phân tích dịch não tủy. Ngoài ra, một số trường hợp có thể tiến hành nội soi đại tràng để kiểm tra các dấu hiệu u lympho tế bào thần kinh trong lớp vỏ ruột già.

Việc chẩn đoán càng sớm càng giúp cải thiện cơ hội điều trị thành công và tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân. Do đó, hãy chủ động đến bệnh viện ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.

Biến chứng và tiên lượng

U lympho tế bào thần kinh tuy là một dạng ung thư hiếm gặp, ảnh hưởng đến hệ thống hạch bạch huyết và gây ra những hệ lụy khó lường cho sức khỏe. Thậm chí, trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong do các di chứng về nhiễm trùng, thiếu máu, suy nhược...

Căn bệnh này được cảnh báo không có cách chữa trị hiệu quả, nhưng có nhiều phương pháp giúp hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư và nâng cao tình trạng sức khỏe tổng thể. Tiên lượng về bệnh u lympho tế bào thần kinh khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy có những người có nguy cơ tái phát bệnh cao có thể sống được khoảng 2 năm sau khi chẩn đoán và những người có nguy cơ thấp sống được 5 năm sau khi chẩn đoán.

Điều trị

Việc điều trị u lympho tế bào thần kinh bằng phương pháp phù hợp phụ thuộc vào giai đoán ung thư và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Cụ thể gồm một số phương pháp sau:

Hóa - xạ trị liệu kết hợp liệu pháp nhắm mục tiêu là phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh u lympho tế bào thần kinh

  • Hóa trị: Đây là phương pháp sử dụng thuốc có tác dụng mạnh có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc có thể được sử dụng qua đường uống hoặc qua dạng truyền tĩnh mạch. Phương pháp này có thể đem lại hiệu quả cao khi áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các biện pháp điều trị khác.
  • Xạ trị: Phương pháp này sử dụng nguồn năng lượng bức xạ nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Kỹ thuật này tác động từ bên ngoài cơ thể, tiếp cận đến các tế bào ung thư và loại bỏ chúng. Cũng như hóa trị, xạ trị có thể được áp dụng đơn thuần hoặc kết hợp với các phương pháp khác.
  • Các liệu pháp mới: Sự phát triển của y học đã phát triển một số liệu pháp mới giúp hỗ trợ điều trị các tế bào ung thư cụ thể bao gồm:
    • Liệu pháp kháng thể đơn dòng;
    • Liệu pháp miễn dịch;
    • Liệu pháp tế bào T CAR;
  • Cấy ghép tế bào gốc: Phương pháp này nhằm mục đích thay thế các tế bào tủy xương hư hỏng thành tế bào khỏe mạnh để cải thiện tình trạng bệnh. Tùy từng trường hợp cụ thể, mức độ bệnh có nghiêm trọng hay không mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp cấy ghép tế bào gốc tự thân hoặc cấy ghép thay thế tủy xương bằng tủy xương hiến tặng.

Phòng ngừa

Bệnh u lympho tế bào thần kinh thường khởi phát đột ngột và không có dấu hiệu báo trước. Đặc biệt, gần như không có biện pháp phòng ngừa, bởi bệnh liên quan đến yếu tố đột biến gen di truyền, mà điều này y học hoàn toàn không thể can thiệp để ngăn chặn.

Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa những rủi ro cũng như yếu tố nguy cơ phát triển bệnh hoặc khiến bệnh nặng hơn, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Ăn uống lành mạnh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để chống lại ung thư.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, giúp phục hồi năng lượng, cải thiện tâm trạng và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Kiểm soát căng thẳng, tránh stress bằng các kỹ thuật thư giãn tích cực như thiền định, yoga.
  • Tập thể dục mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe thể chất toàn diện và tăng cường miễn dịch.
  • Khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường để kịp thời chẩn đoán và điều trị, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân gì khiến tôi mắc bệnh u lympho tế bào thần kinh?

2. Tôi cần làm xét nghiệm gì để chẩn đoán xác nhận bệnh lý này?

3. Bệnh u lympho tế bào thần kinh có gây đe dọa đến tính mạng không?

4. Bệnh này gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và cuộc sống của tôi?

5. Bệnh u lympho tế bào thần kinh có chữa khỏi được không?

6. Phương pháp điều trị bệnh u lympho tế bào thần kinh tốt nhất hiện nay là gì?

7. Những tác dụng phụ có thể gặp phải khi áp dụng các biện pháp điều trị?

8. Điều trị bệnh u lympho tế bào thần kinh mất bao lâu thì khỏi?

9. Tôi cần làm gì và tránh làm gì để sống chung với bệnh?

10. Bệnh u lympho tế bào thần kinh có tái phát lại sau điều trị không?

U lympho tế bào thần kinh là căn bệnh nguy hiểm vì có khả năng lây lan nhanh chóng. Đa số các trường hợp bệnh không có khả năng tự thuyên giảm, mà bắt buộc phải can thiệp điều trị để ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Nhưng bệnh vẫn có khả năng tái phát sau nhiều tháng hoặc nhiều năm sau. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, tốt nhất nên chủ động đến bệnh viện thăm khám thường xuyên để theo dõi tiến triển và có những chỉ định điều trị phù hợp, kịp thời.

Tham khảo thêm

Chia sẻ:
Bệnh Cường Lách
Cường lách là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng lách to và thiếu máu. Có rất nhiều nguyên nhân gây cường lách như mắc các bệnh về gan, nhiễm…
Bệnh Ung thư hạch Hodgkin
Ung thư hạch Hodgkin là một nhánh nhỏ của ung…
Phân loại ung thư máu Bệnh Ung thư máu
Ung thư máu là dạng ung thư gây ảnh hưởng…
Thiếu men G6PD
Thiếu men G6PD là một dạng rối loạn di truyền…
Hạ Kali Máu

Hạ kali máu là tình trạng nồng độ kali máu thấp hơn nhu cầu của cơ thể. Giảm kali máu…

Bệnh Máu Khó Đông (Hemophilia)

Máu khó đông là một dạng rối loạn chảy máu di truyền kèm theo các bất thường về chức năng…

Bệnh Hồng Cầu Hình Liềm

Hồng cầu hình liềm là bệnh thiếu máu di truyền từ bố và mẹ cùng mắc bệnh. Gen bệnh truyền…

Hội chứng đổ mồ hôi máu

Hội chứng đổ mồ hôi máu xảy ra khi một hoặc nhiều vùng da khỏe mạnh bình thường đổ mồ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua