Bệnh Beriberi

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Bệnh Beriberi là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do thiếu hụt vitamin B1. Bệnh gây ra các tổn thương đến hệ thống tim mạch và hệ thần kinh trung ương. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các tổn thương não vĩnh viễn không hồi phục và dẫn đến tử vong. Điều trị bệnh Beriberi chủ yếu tập trung bổ sung lượng vitamin B1 thiếu hụt qua chế độ ăn uống, thuốc uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. 

Tổng quan

Bệnh Beriberi hay còn gọi là bệnh tê phù. Đây là một dạng rối loạn phổ biến xảy ra do thiếu vitamin B1 (thiamin). Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tim mạch và hệ thần kinh. Sự thiếu hụt càng nhiều, mức độ tổn thương càng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Bệnh Beriberi là tình trạng rối loạn của cơ thể do thiếu hụt vitamin B1 nghiêm trọng

Căn bệnh này ít xảy ra ở những quốc gia phát triển, do chế độ ăn uống đầy đủ, giàu vitamin. Ngược lại, những quốc gia đang hoặc kém phát triển, chế độ ăn uống với hàm lượng carbohydrate tinh chế cao, nhất là từ gạo trắng có nguy cơ cao phát triển bệnh Beriberi.

Ngoài ra, nghiện rượu bia là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này. Một số ít trường hợp cũng có thể mắc bệnh do di truyền, người mang gen bệnh thường mất hoặc không có khả năng hấp thu thiamin từ thực phẩm. Bệnh Beriberi có mối liên hệ mật thiết với tuổi tác, càng lớn tuổi nguy cơ thiếu hụt thamin càng cao.

Phân loại

Bệnh Beriberi được chia làm 2 thể chính gồm:

  • Beriberi thể ướt (Wet Beriberi): Chủ yếu gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch, làm tổn thương các mô cơ tim, tăng nguy cơ khởi phát suy tim sung huyết.
  • Beriberi thể khô (Dry Beriberi): Làm tổn thương đến các dây thần kinh, suy giảm sức mạnh cơ bắp và gây tê liệt vĩnh viễn. Phát sinh các biến chứng như mất trí nhớ hoặc hội chứng Wernicke - Korsakoff (một dạng rối loạn não nghiêm trọng do thiếu hụt thiamin).

Vitamin B1 (Thiamin) thuộc nhóm vitamin tan trong nước và là một trong những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Thiamin đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như: phá vỡ carbohydrate, tạo axit tiêu hóa thức ăn, duy trì quá trình trao đổi chất và thực hiện tốt chức năng dẫn truyền trong tế bào thần kinh, co cơ bắp.

Chúng tập trung chủ yếu trong xương, ngoài ra còn được tìm thấy trong tim, não, gan, thận... Hầu hết chúng ta đều có đủ lượng thiamin thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Do đó, những người có chế độ ăn uống thiếu thiamin hoặc vì một lý do nào đó khiến cơ thể không xử lý và hấp thụ thiamin chính là nguyên nhân gây bệnh Beriberi.

Chế độ ăn uống thiếu kém khoa học và nghiện rượu là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh Beriberi

Ngoài nguyên nhân này, còn một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ gây bệnh Beriberi như:

  • Di truyền: Tuy khá hiếm gặp nhưng vẫn có một số trường hợp trẻ thừa hưởng gen bệnh Beriberi từ bố hoặc mẹ. Trẻ mắc bệnh này thường mất khả năng hấp thụ thiamin từ thực phẩm.
  • Nghiện rượu: Uống quá nhiều rượu thường gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Nguyên nhân do lượng rượu dư thừa tồn đọng trong cơ thể gây cản trở quá trình hấp thu và dự trữ vitamin B1.
  • Trẻ sơ sinh bị Beriberi: Thường do 2 yếu tố nguy cơ chính là do trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức nhưng không có đủ thiamin.
  • Một số đối tượng nguy cơ khác:
    • Người lớn tuổi;
    • Người mắc bệnh tiểu đường;
    • Người bị tổn thương gan nặng;
    • Người nhiễm HIV/AIDS gây suy giảm miễn dịch;
    • Người đã từng phẫu thuật béo phì;
    • Phụ nữ mang thai bị nghén nặng, nôn ói quá mức;
    • Người mắc bệnh cường giáp;
    • Căng thẳng, stress quá mức;
    • Người đang tiến hành lọc máu, chạy thận nhân tạo;
    • Sử dụng thuốc lợi tiểu dạng nước liều cao trong thời gian dài;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Mỗi thể bệnh Beriberi ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau nên triệu chứng bệnh cũng được biểu hiện khác nhau. Cụ thể như sau:

Triệu chứng Beriberi thể ướt chủ yếu về tim mạch, còn triệu chứng Beriberi thể khô chủ yếu về thần kinh

Triệu chứng bệnh Beriberi thể ướt

  • Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh hơn;
  • Khó thở vào buổi sáng, nhất là sau khi vận động, tập thể dục;
  • Sưng ống chân;

Triệu chứng bệnh Beriberi thể khô

  • Suy giảm trương lực cơ, nhất là 2 chi dưới;
  • Cảm giác tê bì, ngứa ran ở cả hai bàn tay, bàn chân;
  • Đi lại khó khăn;
  • Đau nhức;
  • Ngứa ran;
  • Bất thường về chuyển động mắt (nystagmus);
  • Nôn mửa;
  • Rối loạn tâm thần;

Trường hợp bệnh Beriberi gây hội chứng Wernicke - Korsakoff còn kèm theo tổn thương vùng não đồi thị và vùng dưới đồi. Đặc trưng với các dấu hiệu sau:

  • Mất trí nhớ;
  • Lú lẫn;
  • Mất khả năng phối hợp vận động cơ bắp;
  • Các vấn đề về thị lực và tầm nhìn;
  • Ảo giác, hoang tưởng;

Chẩn đoán

Bác sĩ thường đánh giá các triệu chứng lâm sàng kể trên, kết hợp khám thần kinh thông qua các bài tập phản xạ, phối hợp để chẩn đoán bệnh Beriberi. Đồng thời, chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết sau:

Xét nghiệm máu và nước tiểu là 2 xét nghiệm cơ bản giúp chẩn đoán bệnh Beriberi

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu nhằm đo nồng độ thiamin trong máu;
  • Xét nghiệm tìm kiếm và đánh giá hoạt tính enzyme transketolase trong hồng cầu;
  • Kiểm tra nhịp tim, nhịp thở và tìm kiếm dấu hiệu sưng chi dưới giúp đánh giá các vấn đề tim mạch;
  • Kiểm tra thần kinh bằng các bài test chức năng não bộ, đo sóng điện não;

Biến chứng và tiên lượng

Beriberi là bệnh lý nghiêm trọng, nếu thiếu hụt vitamin B1 quá mức có thể dẫn đến tử vong. Điển hình với 2 biến chứng thường gặp như:

Bệnh Beriberi nếu không được điều trị có thể dẫn đến tử vong

  • Tổn thương hệ tim mạch: Đa số các trường hợp mắc bệnh Beriberi gây tổn thương tim mạch đều có tiên lượng tốt. Chỉ riêng những bệnh nhân phát triển suy tim thể cấp tính, suy tim sung huyết sẽ có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao.
  • Tổn thương hệ thần kinh: Bệnh nhân Beriberi có các tổn thương hệ thần kinh như lú lẫn, mất trí nhớ, ảo giác cũng có thể phục hồi, tuy nhiên không thể khỏi dứt điểm.
  • Hội chứng Wernicke - Korsakoff: Những bệnh nhân bị Beriberi nếu đã phát triển hội chứng này, tiên lượng bệnh thường xấu. Đây là một dạng tổn thương não vĩnh viễn do thiếu hụt thiamin. Bệnh đặc trưng với các biến chứng như mất phối hợp cơ, nhầm lẫn, rung giật nhãn cầu, thay đổi thị lực...

Do đó, khuyến cáo bệnh nhân mắc bệnh Beriberi nên sớm thăm khám để được tư vấn cách bổ sung vitamin B1, cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và phục hồi tổn thương tim mạch, hệ thần kinh.

Điều trị

Mục tiêu điều trị bệnh Beriberi nhằm tăng nồng độ thiamin trong cơ thể. Tùy vào mức độ thiếu hụt nhiều hay ít, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân bổ sung bằng đường uống hoặc tiêm/ truyền tĩnh mạch với liều lượng phù hợp.

Điều trị Beriberi bằng cách bổ sung lượng vitamin B1 thiếu hụt thông qua thực phẩm hoặc thuốc uống, tiêm truyền tĩnh mạch

Theo khuyến cáo của Hiệp hội RDA, bổ sung thiamin cần thay đổi theo độ tuổi, nhu cầu của từng người, cụ thể như sau:

  • Trẻ sơ sinh - 6 tháng tuổi: 0.2mg;
  • Trẻ từ 7 - 12 tháng: 0,3 mg;
  • Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 0.5mg;
  • Trẻ từ 4 - 8 tuổi: 0.6mg;
  • Trẻ từ 9 - 13 tuổi: 0.9mg;
  • Trẻ từ 14 - 18 tuổi: nữ 1mg, nam 1.2mg;
  • Từ 19 - 50 tuổi: nữ 1.1mg, nam 1.2mg;
  • Từ 51 tuổi trở lên: nữ 1.1mg, nam 1.2mg;
  • Phụ nữ mang thai: 1.4mg;
  • Phụ nữ cho con bú: 1.4mg;

Người bệnh Beriberi có thể bổ sung vitamin B1 thông qua 2 con đường chính sau:

Chế độ ăn uống

Khuyến cáo tăng cường sử dụng một số loại thực phẩm giàu vitamin B1 sau:

  • Ngũ cốc
  • Hạt hướng dương
  • Các loại đậu
  • Sữa chua
  • Thịt heo
  • Bí đao
  • Rau chân vịt
  • Măng tây
  • Bắp cải Bruxen
  • Củ cải đường

Thuốc bổ sung vitamin B1

Một số dạng khác của vitamin B1 được tổng hợp trong các loại TPCN hoặc chứa các dẫn xuất gồm:

  • Allithiamine
  • Benfotiamine
  • Fursultiamine
  • Prosultiamine
  • Sulbutiamine

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng được yêu cầu thường xuyên thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ thiamin trong máu. Bước này nhằm kiểm soát chúng tăng lên ngưỡng bình thường và duy trì nồng độ ổn định, đảm bảo không để bệnh tái phát.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa những hệ lụy khó lường từ bệnh Beriberi, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

Chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đủ lượng thiamin cần thiết giúp phòng ngừa bệnh Beriberi

  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh giúp bổ sung lượng thiamin cần thiết cho cơ thể.
  • Không uống rượu bia hoặc thăm khám sức khỏe định kỳ nếu thường xuyên uống rượu để kiểm tra mức độ thiếu hụt thiamin.
  • Phụ nữ mang thai cần ăn uống điều độ, đủ chất để có nguồn sữa mẹ chứa nhiều thiamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn bú sữa, phụ huynh cần kiểm tra xem nguồn sữa cho con có đủ thiamin hay không.
  • Chọn mua sữa công thức cho con của những thương hiệu lớn, uy tín, có chứa nguồn thiamin đầy đủ cho trẻ.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi mắc bệnh Beriberi?

2. Mức độ thiếu hụt vitamin B1 của tôi có nặng không?

3. Bệnh Beriberi có nguy hiểm không?

4. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không điều trị bệnh Beriberi?

5. Tôi cần thực hiện những xét nghiệm nào để chẩn đoán Beriberi?

6. Phương pháp điều trị bệnh Beriberi tốt nhất dành cho trường hợp bệnh của tôi?

7. Tôi nên bổ sung vitamin B1 bằng đường nào?

8. Những loại thực phẩm nào giàu vitamin B1 tôi nên tăng cường sử dụng?

9. Khi nào tôi cần dùng thuốc bổ sung thiamin? Liều dùng ra sao?

10. Sau điều trị, bệnh Beriberi có tái phát trở lại không?

Bệnh Beriberi rất dễ xảy ra khi cơ thể thiếu hụt vitamin B1 và gây nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí tính mạng nếu chủ quan không điều trị. Hầu hết các trường hợp điều trị Beriberi đều có tiên lượng tốt bằng cách bổ sung đủ lượng vitamin B, thông qua thực phẩm hoặc thuốc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý này, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

THAM KHẢO THÊM:

 

Chia sẻ:
Bệnh Uốn Ván
Uốn ván là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao do nhiễm độc tố mạnh của vi khuẩn Clostridium tetani. Bệnh nhân uốn ván trong giai đoạn…
Bệnh Liệt dây thần kinh số 7
Liệt dây thần kinh số 7 là tình trạng bất…
Hội chứng Tourette
Hội chứng Tourette là một dạng rối loạn thần kinh…
Dị Dạng Mạch Máu Não
Dị dạng mạch máu não là một nhóm các dị…
Bệnh Bại Liệt

Bại liệt là bệnh truyền nhiễm khá hiếm gặp trong xã hội hiện đại do đã có vắc xin phòng…

Bệnh Đau Dây Thần Kinh Chẩm

Đau dây thần kinh chẩm là một trong những bệnh lý nội thần kinh phổ biến, xảy ra do dây…

Bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là căn bệnh suy giảm trí nhớ và các kỹ năng trí tuệ. Bệnh chủ yếu xảy ra…

Bệnh U Màng Não

U màng não là khối u nội sọ có thể lành tính hoặc ác tính. Chúng xuất hiện ở nhiều…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua