Bệnh Ung Thư Thanh Quản

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Ung thư thanh quản là một trong những dạng ung thư vòm mũi họng khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh có tỷ lệ mắc ngày càng tăng cao trong xã hội hiện đại và có xu hướng trẻ hóa. Bệnh thường tiến triển âm thầm nên gần như không thể phát hiện sớm trong giai đoạn đầu. Do đó hầu hết các trường hợp khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng, biến chứng nguy hiểm và gây khó khăn trong điều trị. 

Ung thư thanh quản là bệnh lý ung thư ác tính nguy hiểm thuộc nhóm ung thư vòm mũi họng

Tổng quan

Thanh quản nằm ở vị trí phía trước cổ, ở trên khí quản và ở dưới là thực quản, có chiều dài và rộng bằng nhau khoảng 5cm. Chức năng của thanh quản như một hộp âm, giúp chúng ta phát ra âm thanh khi nói chuyện và có vai trò trong việc thở, nuốt. Khi thanh quản bị tổn thương cũng đồng nghĩ với các chức năng này cũng suy giảm.

Ung thư thanh quản (Larynx Cancer) là sự xuất hiện của các tế bào ung thư ác tính trong lòng thanh quản, thường gặp nhất là dạng ung thư biểu mô. Nhóm tế bào này tăng sinh bất thường, xâm lấn trực tiếp vào các mô và tế bào khỏe mạnh gây tổn thương, làm rối loạn chức năng các tế bào này.

Ung thư thanh quản là tình trạng các tế bào biểu mô trong lòng thanh quản đột biến thành tế bào ung thư ác tính

Bất cứ vị trí nào trên thanh quản cũng có thể đột biến thành tế bào ung thư như mặt dưới thanh nhiệt, thanh thất Morgagni, băng thanh thất, dây thanh và hạ thanh môn, trong đó thường gặp nhất là ở thanh môn. Trường hợp khối u lan rộng vào trong vùng hạ họng thì được gọi là ung thư thanh quản hạ họng. Ngoài ra, chúng còn có thể lan rộng đến mặt sau của lưỡi, nhiều phần khác trong vùng cổ, cổ họng, thậm chí di căn đến phổi gây ung thư phổi.

Ung thư thanh quản thuộc nhóm ung thư tai mũi họng và xếp thứ 4 về độ phổ biến, sau ung thư vòm họng, ung thư mũi xoang và ung thư hạ họng. Bệnh xảy ra chủ yếu ở nam giới (chiếm tỷ lệ 95%) và phổ biến nhất trong độ tuổi từ 45 - 70.

Tìm hiểu: Bệnh Ung thư vòm họng - Dấu hiệu và phương pháp điều trị

Phân loại

# Dựa vào vị trí xuất hiện khối u trên thanh quản, triệu chúng lâm sàng và mức độ tiến triển của bệnh, ung thư thanh quản được phân chia làm 4 loại cơ bản gồm:

Ung thư thanh quản được phân chia làm nhiều loại dựa vào vị trí xuất hiện khối u trên dây thanh quản

  • Thể ung thư tầng trên thanh quản: Còn được gọi là thể ung thư tiền đình thanh quản. Vị trí khởi phát tế bào ung thư thường là ở mặt thanh quản của thanh nhiệt. Các triệu chứng điển hình ở thể này là khàn tiếng, nuốt vướng do khối u phát triển lớn, lấn sang bờ thanh quản, kèm theo khó thở khi khối u lan vào thanh môn. Nội soi trong giai đoạn đầu không thấy quá nhiều bất thường, 2 dây thanh di động vẫn hoạt động bình thường và chưa có biến chứng di căn.
  • Thể ung thư thanh thất Morgagni: Thể bệnh này có tỷ lệ mắc chiếm khoảng 8 -10% trên tổng số các ca bệnh ung thư thanh quản. Các triệu chứng thường xuất hiện khá muộn do tổn thương nằm sâu trong lòng thanh thất. Điển hình như khàn tiếng và nuốt đau khi khối u lan vào trong niêm mạc thanh họng, thanh quản.
  • Thể ung thư dây thanh: Các triệu chứng ung thư thanh quản thể này thường xuất hiện từ khá sớm và có xu hướng tiến triển ngày càng nặng, khó chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn dù đã điều trị. Các triệu chứng điển hình như khàn tiếng nặng, ho dai dẳng và khó thở. Kết quả nội soi cho thấy các khối u sùi nằm ở vị trí 1/3 dây thanh, kèm theo loét phù. Trong giai đoạn nặng, các tế bào ung thư tại dây thanh có thể lan xuống hạ thanh môn hoặc lan ngược lên tiền đình.
  • Thể ung thư hạ thanh môn: Đây là thể ung thư thanh quản khá hiếm gặp. Chỉ được phát hiện thông qua các triệu chứng ở giai đoạn nặng như khó thở từng cơn với mức độ ngày càng tăng và khàn tiếng. Kết quả nội soi giúp phát hiện các tổn thương thâm nhiễm, lở loét dây thanh. Một vài trường hợp nặng tế bào ung thư tại đây thường lan sang lòng dây thanh quản.

# Dựa vào tiến triển bệnh, ung thư thanh quản được phân chia làm 5 giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn 0: Là giai đoạn các tế bào ung thư chỉ vừa khởi phát trong thanh quản, kích thước nhỏ, số lượng ít và chưa có khả năng di căn sang các cơ quan khác;
  • Giai đoạn 1: Bắt đầu hình thành khối u do số lượng tế bào ung thư tăng sinh nhiều hơn. Triệu chứng bệnh trong giai đoạn này vẫn chưa rõ ràng, dây thanh quản vẫn có thể di động bình thường và chưa thể lây lan sang các cơ quan khác;
  • Giai đoạn 2: Khối u vẫn còn khu trú trong thanh quản nhưng bắt đầu có sự thay đổi và xáo trộn vị trí các khối u. Kèm theo đó là sự bất hoạt của dây thanh;
  • Giai đoạn 3: Khối u ung thư trong thanh quản phát triển lớn dần lên theo thời gian và lan ra sang các bộ phận khác trên thanh quản. Chẳng hạn như thượng thanh môn, thạch môn, hạ thanh môn...
  • Giai đoạn 4: Các khối u tiến triển nặng và dần xâm lấn sang các cơ quan khác ngoài thanh quản hay còn gọi là ung thư di căn xa;

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Tương tự như các bệnh lý ung thư khác, bệnh ung thư thanh quản khởi phát từ sự tăng sinh quá mức của các tế bào và kèm theo đột biến ADN của tế bào, chuyển đổi sang tế bào ác tính, chúng tăng trưởng và ngày càng phát triển lớn dần gọi là khối u (bướu).

Và cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ung thư thanh quản vẫn chưa được xác định rõ ràng. Bởi liên quan đến ADN đột biến là một khái niệm rất phức tạp và có nhiều yếu tố tác động nên rất khó để biết chính xác hình thành các khối u ung thư trong thực quản.

Nhưng theo nhiều giả thuyết, bệnh có liên quan đến các tác nhân tiêu cực như khói thuốc lá, tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại như amiant, niken, crom hya... hoặc ở những người có tiền sử thực hiện xạ trị tuyến giáp...

Yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ phát sinh ung thư thanh quản như:

Nam giới lớn tuổi và nghiện hút thuốc lá là những người có nguy cơ cao bị ung thư thực quản

  • Bệnh nhân > 50 tuổi, có sức đề kháng, miễn dịch yếu kém;
  • Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với hơn nữ giới;
  • Yếu tố di truyền, tiền sử gia đình từng có người mắc bệnh, chẳng hạn bố mẹ mắc bệnh thường con cái cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn;
  • Những người nghiện hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên gây kích thích đến các mô tế bào thanh quản, tăng nguy cơ phát sinh ung thư thanh quản;
  • Môi trường sống và điều kiện làm việc kém an toàn, tính chất công việc bắt buộc phải tiếp xúc với nhiều loại hóa chất độc hại như asbestos, acid sulfuric, niken...;
  • Nhiễm virus Papilloma (1 loại virus HPV);
  • Người có tiền sử mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) thường có nguy cơ cao bị ung thư thanh quản;
  • Chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A và bổ sung các loại thực phẩm kém lành mạnh cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư thanh quản;
  • Tiền mắc các bệnh lý ung thư vùng đầu, mặt, cổ, nhất là ở những người mắc chứng thiếu máu Fanconi;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng  

Tùy từng thể ung thư thanh quản với vị trí, số lượng và kích thước khối u bao nhiêu mà bệnh sẽ biểu hiện thông qua các triệu chứng khác nhau. Nhưng dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng, một bệnh nhân ung thư thanh quản sẽ có các triệu chứng điển hình sau:

Khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, ho... là những triệu chứng đặc trưng của bệnh nhân ung thư thực quản

  • Khàn tiếng: Đây là triệu chứng điển hình ở bệnh nhân ung thư thanh quản. Khàn tiếng kéo dài dai dẳng > 3 tuần mà không thuyên giảm hoặc thuyên giảm ít;
  • Ho: Bệnh nhân ung thư thanh quản thường ho dai dẳng, ho từng cơn co thắt và thường mang tính chất kích thích. Trong giai đoạn nặng có thể gây ho sặc sụa do hiện tượng xuất tiết vào đường thở, kèm theo dễ sặc thức ăn;
  • Khó thở: Khối u ung thư phát triển lớn chèn ép và gây hẹp khẩu kín thanh môn, gây cảm giác khó thở đột ngột, nhất là khi thực hiện một hoạt động gắng sức nào đó;
  • Khó nuốt:  Khối u ung thư lan sang vùng hầu họng và có kích thước quá lớn gây đau nhức tai, khó nuốt, khó ăn uống. Thậm chí, trong trường hợp nặng bệnh nhân chỉ có thể ăn cháo, uống sữa hoặc đặt sonde truyền thức ăn lỏng vào cơ thể;
  • Sụt cân nhanh chóng: Hầu hết các bệnh lý ung thư đều có triệu chứng đặc trưng là sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân, trong đó có ung thư thanh quản;

Chẩn đoán

Để chẩn đoán ung thư thanh quản, bác sĩ cần phải thu thập rất nhiều thông tin về bệnh như triệu chứng, thể trạng sức khỏe, tiền sử bệnh cá nhân, gia đình, biến chứng bệnh... Việc chẩn đoán được thực hiện thông qua nhiều biện pháp như:

Chẩn đoán ung thư thực quản thông qua khám lâm sàng và các xét nghiệm cân lâm sàng như sinh thiết khối u, chụp X quang, CT, MRI...

  • Khám lâm sàng: Bệnh nhân cần mô tả lại chính xác các triệu chứng mà bản thân đang gặp phải. Sau đó, tiến hành chẩn đoán lâm sàng thông qua các triệu chứng cơ năng vừa kể trên và các triệu chứng thực thể (hạch cổ và thủ thuật soi thanh quản);
  • Xét nghiệm cận lâm sàng: Có nhiều kỹ thuật cận lậm sàng giúp chẩn đoán ung thư thanh quản như:
    • Sinh thiết khối u;
    • Siêu âm vùng cổ;
    • Chụp X quang phổi;
    • Chụp cắt lớp vi tính CT Scan ngực;
    • Chụp MRI kết hợp tiêm thuốc cản quang;
    • Nội soi toàn bộ thanh khí thực quản;
    • Chụp PET Scan;
  • Chẩn đoán phân biệt: Giữa ung thư thanh quản với bệnh lý có triệu chứng tương tự khác như:
    • Chứng lao thanh quản;
    • Các khối u lành tính trong thanh quản như sacoidose, papilloma, polyp...;

Biến chứng và tiên lượng

Không riêng bệnh ung thư thanh quản, bất cứ ai khi mắc phải một bệnh lý ung thư nào cũng đều rất hoang mang và lo lắng, không biết bệnh có chữa khỏi được không. Đối với ung thư thanh quản, nếu phát hiện các triệu chứng và biểu hiện trong giai đoạn càng sớm, khi các tế bào ung thư chỉ vừa khởi phát, chưa di căn thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh càng cao, ít để lại biến chứng.

Ung thư thực quản tiến triển càng lâu năm, mức độ di căn càng cao và có tỷ lệ tử vong cao

Theo các chuyên gia của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân ung thư thanh quản được tiên lượng như sau:

  • Ung thư thanh quản giai đoạn đầu (1 & 2): Tỷ lệ sống thêm 5 năm ở mức khoảng 45% do khối u chỉ khu trú bên trong thực quản;
  • Ung thư thanh quản giai đoạn 3: Tỷ lệ sống thêm 5 năm được dự đoán là 24%, ngắn hơn giai đoạn đầu vì khối u đã bắt đầu xâm lấn sang các cơ quan và các hạch bạch huyết lân cận;
  • Ung thư thanh quản giai đoạn cuối: Có tiên lượng khá thấp và tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ khoảng 5% do đã có nhiều biến chứng khi khối u ung thư di căn xa sang các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể như phổi, thận, xương, gan...;

Điều trị

Sự phát triển của y học hiện đại giúp việc điều trị ung thư thanh quản đạt những kết quả khả quan hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể. Cụ thể một số phương pháp điều trị ung thư thanh quản được áp dụng phổ biến gồm:

1. Phẫu thuật 

Phẫu thuật là phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu đối với tất cả các dạng ung thư, trong đó có ung thư thanh quản. Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ các tế bào ung thư ác tính kèm theo những mô lân cận nghi ngờ chứa tế bào ung thư. Phương pháp này thường chỉ định cho bệnh nhân ung thư thanh quản giai đoạn 1 & 2, khi khối u ung thư vẫn còn khu trú trong thanh quản.

Phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ khối u ung thư bằng cách cắt bỏ thanh quản, tuyến giáp hoặc hạch bạch huyết

Một số biện pháp phẫu thuật ung thư thanh quản phổ biến như:

Cắt bỏ thực quản

Tùy mức độ tổn thương và vị trí của khối u sẽ tiến hành cắt một phần hoặc toàn bộ thực quản. Cụ thể với 2 trường hợp chính như sau:

  • Nếu khối ung thư vẫn chưa quá lớn, nằm gần dạ dày hoặc xuất hiện ngay vị trí dạ dày và thực quản gặp nhau (ngã ba GE), sẽ được chỉ định cắt bỏ một phần dạ dày cũng chính là một phần thực quản chứa tế bào ung thư;
  • Nếu khối u ung thư thực quản nằm ở giữa hoặc vùng trên của thực quản, đa phần đều sẽ phải cắt bỏ toàn bộ thực quản để loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư. Dạ dày sẽ được đẩy lên trên và nối với thực quản vùng cổ;

Cắt hạch bạch huyết

Các tế bào ung thư lan rộng sang các hạch bạch huyết vùng cổ thường sẽ nhanh chóng di căn sang nhiều cơ quan khác. Do đó, loại bỏ hạch bạch huyết cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Kỹ thuật này được gọi là bóc tách cổ, thường sẽ được tiến hành đồng thời với phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Cắt bỏ tuyến giáp 

Một số trường hợp khối u đã lan sang tuyến giáp cũng có thể được chỉ định cắt bỏ. Tùy từng trường hợp sẽ phải cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ để ngăn chặn tiến triển của khối u ung thư.

Tuy nhiên, vì tuyến giáp có nhiệm vụ sản sinh hormone cần thiết cho cơ thể, điều hòa uá trình trao đổi chất. Khi bị cắt bỏ, có thể gây mất cân bằng hormone, bắt buộc phải dùng liệu pháp hormone thay thế (thuốc tuyến giáp Levothyroxin) để duy trì đủ lượng hormone cho các hoạt động sống trong cơ thể.

2. Xạ trị 

Xạ trị là phương pháp phổ biến thứ 2 sau phẫu thuật trong điều trị ung thư thanh quản. Đây là phương pháp vật lý sử dụng tia X hoặc tia gamma có nguồn năng lượng lớn với độ xuyên thấu mạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị được chỉ định cho 2 trường hợp là:

Xạ trị ung thư thực quản giúp loại bỏ các tế bào ung thư ác tính còn sót lại sau phẫu thuật

  • Xạ trị hậu phẫu: Thường được chỉ định thực hiện sau phẫu thuật cắt bỏ khối u từ 15 - 20 ngày, khi vết mổ đã hồi phục. Nhằm loại bỏ hết các tế bào ung thư còn sót lại, dù là nhỏ nhất;
  • Xạ trị đơn thuần:
    • Trường hợp tế bào ung thư khu trú, tổn thương nhỏ: Không nhất thiết phải phẫu thuật mà sẽ ưu tiên điều trị bảo tồn thanh quản bằng phương pháp xạ trị kết hợp hóa trị;
    • Trường hợp tổn thương lan rộng nhiều nơi trong cơ thể, không phù hợp để phẫu thuật cũng sẽ được xạ trị kết hợp hóa trị, nhưng với liều cao hơn.

Xạ trị ung thư thanh quản thường được chỉ định thực hiện 5 ngày/ tuần và kéo dài liên tục trong khoảng 7 tuần. Mỗi đợt xạ trị mất khoảng 7 - 10 phút. Tuy đem lại hiệu quả cao, cải thiện các triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn tiến triển, nhưng xạ trị ung thư thanh quản có thể gây ra một số tác dụng phụ như tổn thương răng, nướu...

3. Hóa trị 

Hóa trị điều trị ung thư thanh quản được thực hiện bằng cách sử dụng các chất hóa học tác dụng mạnh truyền vào cơ thể nhằm tiêu diệt các bào ung thư ác tính. Phương pháp thường được chỉ định trong các trường hợp ung thư thanh quản lan rộng, di căn khắp cơ thể, khi phẫu thuật không đem lại hiệu quả.

Hóa trị điều trị ung thư thực quản bằng cách tận dụng dược tính của các loại hóa chất mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư

Các loại thuốc thường dùng trong phác đồ hóa trị ung thư thanh quản như:

  • Carboplatin;
  • Docetaxel (Taxotere®);
  • Epirubicin;
  • Cisplatin;
  • 5-fluorouracil (5-FU);
  • Paclitaxel (Taxol®);
  • ...

Quá trình hóa trị ung thư thực quản được chỉ định thực hiện theo chu kỳ từng đợt, mỗi đợt kéo dài 2 - 4 tuần, sau đó ngưng lại để cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi rồi tiếp tục truyền hóa chất. Thông thường, mỗi bệnh nhân ung thư thực quản thường phải thực hiện ít nhất vài đợt hóa trị mới có hiệu quả.

Phòng ngừa

Duy trì một lối sống lành mạnh và khoa học trong đời sống sinh hoạt hàng ngày là cách tốt nhất nhất để kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư thực quản hoặc dự phòng tái phát.

Chăm sóc sức khỏe tích cực và thực hiện lối sống khoa học là giải pháp hiệu quả giúp dự phòng tái phát ung thư thực quản

Chăm sóc hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát

  • Ăn uống đúng cách, bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm lành mạnh. Mặc dù ăn uống khó khăn nhưng phải cố gắng hết sức, không cần phải kiêng khem quá mức, ăn đa dạng các món, chia nhỏ khẩu phần ăn...;
  • Tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao, vận động và nghỉ ngơi phù hợp để cải thiện sức khỏe, thể trạng;
  • Duy trì cân nặng phù hợp, tránh để tăng hoặc giảm cân quá mức;
  • Giữ cảm xúc ổn định, lạc quan và tích cực, tham gia nhiều hoạt động tập thể để tăng sự kết nối, có động lực vượt qua bệnh tật;
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ lịch tái khám;

Phòng ngừa ung thư thực quản

  • Giữ vệ sinh tai mũi họng thường xuyên bằng cách đánh răng và súc miệng bằng nước muối mỗi ngày;
  • Nói không với rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác không tốt cho vòm họng, thanh quản;
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học, cân bằng trong công việc và dành thời gian thư giãn, tránh stress, căng thẳng quá mức;
  • Ăn uống phù hợp, tránh những món ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp chứa chất bảo quản, thay vào đó là thức ăn chế biến tại nhà, sạch sẽ, nhiều rau xanh, hoa quả tươi...;
  • Thăm khám định kỳ để đánh giá sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư định kỳ hàng năm để sớm phát hiện bệnh, giúp việc điều trị đạt kết quả cao;

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi hút thuốc lá và uống rượu nhiều có phải là nguyên nhân gây ung thư thực quản không?

2. Tiên lượng tình trạng ung thư thực quản của tôi xấu hay tốt?

3. Bệnh ung thư thực quản có nguy hiểm đến tính mạng không?

4. Bị ung thư thực quản sống được bao lâu?

5. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm nào để chẩn đoán ung thư thực quản?

6. Phương pháp điều trị ung thư thực quản tốt nhất dành cho trường hợp bệnh của tôi?

7. Lợi ích và rủi ro liên quan đến các phương pháp điều trị được chỉ định?

8. Tôi cần làm gì và tránh làm gì trong quá trình điều trị ung thư thực quản?

9. Chi phí điều trị ung thư thực quản tốn bao nhiêu? Có sử dụng BHYT được không?

10. Sau điều trị, ung thư thực quản có tái phát không? Tôi có cần tái khám lại không?

Ung thư thanh quản là bệnh lý ung thư ác tính nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng, gây tử vong nếu không được điều trị sớm. Do đó, hãy luôn theo dõi tình trạng sức của bản thân để sớm phát hiện các bất thường, nghi ngờ ung thư và điều trị theo phác đồ. Đồng thời, duy trì lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ phát sinh ung thư và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Bệnh Rubella
Rubella là bệnh truyền nhiễm gây sốt phát ban lành tính do virus RuV gây ra, rất dễ lây từ người sang người. Phụ nữ mang thai là đối tượng…
Viêm đường hô hấp dưới Bệnh Viêm Đường Hô Hấp Dưới
Viêm đường hô hấp dưới là nhóm các bệnh lý…
Bệnh ho Bệnh Ho
Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nhưng…
Bệnh Hẹp Thanh Quản
Hẹp thanh quản là tình trạng thanh quản bị thu…
Hen suyễn Bệnh Hen Suyễn

Hen suyễn là bệnh mạn tính về đường hô hấp, chủ yếu là ở phổi. Bệnh xảy ra phổ biến…

Bệnh viêm họng

Bệnh viêm họng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Người bị viêm họng gặp phải những…

Bệnh Meniere (rối loạn thính lực)

Meniere là một dạng rối loạn tai trong gây suy giảm thính lực đột ngột. Có thể là dấu hiệu…

Bệnh Liệt Cơ Mở Thanh Quản

Liệt cơ mở thanh quản là tình trạng suy giảm chức năng dây thanh quản, ảnh hưởng đến khả năng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua