Bệnh Ung thư não

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Ung thư não là căn bệnh về não cực kỳ nguy hiểm, đặc trưng bởi sự phát triển của các tế bào bất thường trong mô não, tích tụ thành khối u. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng, giới tính hay tuổi tác nào. Tiên lượng ung thư não khá xấu, tỷ lệ tử vong cao nếu không điều trị sớm. Các chọn lựa điều trị phổ biến đối với ung thư não như phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.

Tổng quan

Ung thư não (Brain Cancer) là tình trạng các tế bào não bình thường đột biến thành tế bào ác tính, phát triển quá mức mất kiểm soát và xâm lấn đến các mô xung quanh. Chúng tập trung thành các khối u não ác tính có thể xâm lấn hoặc di căn sang các mô não khỏe mạnh và phá hủy chúng. Tuy cùng phát triển từ một loại tế bào não, nhưng không phải tất cả khối u đều có tính chất giống nhau.

Ung thư não xảy ra khi các tế bào bình thường phát triển đột biến trở thành các tế bào ác tính và có khả năng di căn sang các cơ quan khác

Căn bệnh này cực kỳ nguy hiểm, tiến triển nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến các chức năng bình thường của não như cảm giác, trí nhớ, kiểm soát cơ xương và nhiều chức năng khác. Tỷ lệ tử vong rất cao trong vòng 2 năm và gần như không có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn.

So với các dạng ung thư khác, ung thư não hiếm gặp hơn, tuy nhiên nó lại là dạng ung thư nguy hiểm nhất. Trung bình mỗi năm có khoảng 5 - 6/100.000 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh ung thư não ác tính nguyên phát. Tỷ lệ tử vong khoảng 16.050 trường hợp và rất hiếm trường hợp di truyền. Độ tuổi được chẩn đoán mắc bệnh phổ biến nhất là > 59 tuổi.

Phân loại

# Dựa vào nguồn gốc khởi phát ung thư não, bệnh được phân chia làm 2 dạng cơ bản gồm:

Ung thư não được chia làm 2 dạng chính gồm ung thư não nguyên phát hoặc ung thư di căn đến não

  • Ung thư não nguyên phát: Là tình trạng các tế bào ung thư phát triển từ trong chính não bộ hoặc trong các mô liên quan như màng não, tuyến tùng, tuyến yên, dây thần kinh sọ... Một số dạng ung thư thường gặp như:
    • U thần kinh đệm;
    • U nguyên bào thần kinh đệm đa hình;
    • U tế bào hình sao;
    • U tế bào thần kinh đệm ít gai;
    • U lympho CNS;
    • U màng não thất;
    • U nguyên bào tủy;
    • U dây thần kinh âm thanh (Schwannoma);
  • Ung thư não thứ phát: Tế bào ung thư khởi phát ở bất kỳ nơi nào trong cơ thể, theo thời gian chúng phát triển lớn dần và di căn đến não, tạo thành các khối u ác tính. Có thể kể đến một số dạng ung thư phổ biến như:

# Dựa vào đặc điểm, tính chất triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, ung thư não được chia làm 4 giai đoạn chính bao gồm:

  • Giai đoạn I: Ở giai đoạn này, các mô này vẫn còn ở dạng lành tính, không khác gì so với các tế bào não bình thường. Tiến triển bệnh thường chậm và có tiên lượng tốt khi điều trị sớm.
  • Giai đoạn II: Các mô có xu hướng chuyển hóa thành ác tính, khi quan sát dưới kính hiển vi các tế bào ít giống với tế bào não bình thường.
  • Giai đoạn III: Các tế bào ung thư đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, có hình thái bất thường giống như anaplastic.
  • Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn cuối cực kỳ nguy hiểm, các mô tế bào ác tính hoàn toàn chuyển đổi bất thường và không còn giống tế bào não ban đầu. Đặc biệt, chúng có khả năng di căn và xâm lấn đến các cơ quan xa trong cơ thể.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân 

Tương tự như các dạng ung thư khác, cho đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ung thư não. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy sự phát triển của khối u não có liên quan đến một số gen đột biến trên NST của tế bào bị tổn thương và hoạt động bất thường.

Di truyền, tiếp xúc với bức xạ, hóa chất độc hại... là những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển ung thư não

Ngoài ra, sự phát triển của một số yếu tố khác như môi trường và di truyền cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các đám tế bào não bất thường. Chẳng hạn như:

  • Di truyền: Một số hội chứng di truyền hiếm gặp có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con có liên quan đến sự phát triển của các khối u trong não. Tuy nhiên, tỷ lệ di truyền chỉ có khoảng 5 - 10% các trường hợp bị u não có tiền sử gia đình mắc bệnh. Chẳng hạn như:
    • U xơ thần kinh type 1 (gen NF1);
    • U sợi thần kinh type 2 (gen NF2);
    • Hội chứng Gorlin (gen PTCH);
    • Hội chứng Turcot (gen APC);
    • Hội chứng Li-Fraumeni (gen TP53);
    • Phức hợp xơ cứng củ (gen TSC1 và TSC2);
  • Môi trường: Những người đã từng tiếp xúc với tia bức xạ, tác động đến vùng đầu có nguy cơ cao phát triển khối u ác tính bên trong não.

Yếu tố nguy cơ

Ngoài những nguyên nhân trên, ung thư não cũng có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ sau:

  • Tuổi tác: Tỷ lệ người lớn tuổi mắc bệnh ung thư não cao hơn rất nhiều so với người trẻ.
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình đã từng có người bị ung thư não, nguy cơ mắc bệnh có thể di truyền lại cho các thành viên khác, chẳng hạn như con, cháu;
  • Tiếp xúc với tia bức xạ: Thói quen sử dụng các loại đồ dùng, vật liệu chứa từ trường, bức xạ cao như lò vi sóng, điện thoại di động... quá lâu có thể gây tác động tiêu cực đến não, làm tăng nguy cơ phát triển khối u não ác tính, đe dọa tính mạng.
  • Các yếu tố khác: Nghiện hút thuốc lá, uống rượu, hoặc nhiễm virus HIV gây suy giảm miễn dịch, đã từng cấy ghép nội tạng... thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư não cao.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Triệu chứng ung thư não thường khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng và kích thước khối u. Điển hình bao gồm một số triệu chứng sau:

Đau đầu là một trong những triệu chứng đặc trưng ở bệnh nhân ung thư não

  • Đau đầu: Đây là triệu chứng điển hình nhất của ung thư não, khoảng 50% bệnh nhân u não gặp phải. Cảm giác đau đầu nhiều nhất là vào nửa đêm về sáng hoặc sáng sớm, âm ỉ kéo dài và liên tục, sau đó tăng dần cả về thời gian, cường độ đau... Riêng với trẻ em, do chưa biết mô tả cảm giác đau đầu nên trẻ thường có những biểu hiện khác như quấy khóc, khó ngủ, ngủ ít, mệt mỏi, chán ăn...
  • Buồn nôn & nôn ói: Bệnh nhân u não bị đau đầu kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn ói. Tần suất nôn nhiều quá mức còn kéo theo các triệu chứng mất nước, suy kiệt, mất cân bằng các chất điện giải... Các triệu chứng này trong giai đoạn đầu thường không rõ ràng, nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa thông thường.
  • Phù gai thị: Có khoảng 25% bệnh nhân bị ung thư não gặp phải triệu chứng này, xảy ra do khối u phát triển lớn làm tăng áp lực nội sọ. Hậu quả gây suy giảm thị lực khi phát hiện bằng phương pháp soi đáy mắt. Nếu không điều trị kịp thời, phù gai thị có thể biến chứng thành teo gai thị và gây mù lòa vĩnh viễn.
  • Các triệu chứng suy giảm thị lực khác: Ngoài phù gai thị, ung thư não cũng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng suy giảm thị lực bao gồm:
    • Bán manh: Là tình trạng khối u chèn ép vào giải thị giác hoặc một phần của cửa dày thị giác;
    • Rung giật nhãn cầu: Thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc chứng u hố sau;
    • Liệt vận nhãn: Gây các triệu chứng như nhìn đôi, lác mắt trong (liệt dây thần kinh số VI) hoặc lác mắt ngoài (liệt dây thần kinh số III);
  • Tăng kích thước vòng đầu: Đối với trẻ nhỏ (chủ yếu là trẻ dưới 2 tuổi) ngoài gặp các triệu chứng vừa kể trên, kích thước vòng đầu của trẻ tăng lên bất thường. Kèm theo các triệu chứng khác như da đầu căng, khớp sọ giãn rộng, giãn các tĩnh mạch bên dưới da đầu, phồng thóp, tầm mắt hướng xuống... Ngoài ra, trẻ còn có những biểu hiện bất thường của sự tăng động và rối loạn hành vi, đa u xơ thần kinh, xơ hóa củ...
  • Mất thính lực: Khối u đè lên các dây thần kinh ở tai trong gây cản trở quá trình truyền âm thanh từ tai đến não. Triệu chứng đặc trưng là ù tai, suy giảm thính lực, thậm chí điếc tạm thời hoặc vĩnh viễn.
  • Thay đổi tính cách & hành vi: Người bệnh ung thư não thường xuyên gặp phải các triệu chứng mất kiểm soát hành vi, thay đổi tính cách như thường xuyên bị té ngã, loạng choạng, mất khả năng giữ thăng bằng, rối loạn tầm nhìn và liệt dây thần kinh sọ...
  • Căng thẳng và trầm cảm: Thường xuyên mệt mỏi, cáu gắt, bốc đồng, dễ kích động, căng thẳng, stress kéo dài, ngủ nhiều... đều là những dấu hiệu của trầm cảm nặng.
  • Tê bì & yếu liệt cơ chi: Ung thư não nặng khiến bệnh nhân gặp các triệu chứng tổn thương lều tiểu não như cảm giác tê bì, ngứa ran, yếu liệt ở tứ chi... Trường hợp nghiêm trọng còn gây mất cảm giác, liệt nửa người, khó nói, giảm tập trung, rối loạn ý thức, rối loạn giấc ngủ...
  • Động kinh: Sự phát triển quá mức của các khối u chèn đè lên các tế bào thần kinh não, làm thay đổi bất thường và tín hiệu điện từ trong não, hậu quả khởi phát từng cơn động kinh. Do đó, có thể nói động kinh là một trong những dấu hiệu điển hình của ung thư não, chiếm tỷ lệ 50%.

Chẩn đoán

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên, bác sĩ sẽ tiến hành thu thập kiểm tra và đánh giá các triệu chứng lâm sàng. Kết hợp khai thác tiền sử bệnh cá nhân, gia đình và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định căn nguyên, mức độ ung thư não. Bao gồm:

Các xét nghiệm hình ảnh như CT scan, MRI hoặc sinh thiết giúp chẩn đoán xác định với bệnh ung thư não

  • Kiểm tra thần kinh: Phương pháp chẩn đoán này bao gồm các bước kiểm tra sức mạnh cơ bắp, khả năng nhận thức, sự cân bằng, phản xạ và cảm giác để đánh giá các triệu chứng có liên quan đến khối u não. Kết hợp kiểm tra thị lực, đánh giá nhãn khoa.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Để xác định vị trí và mức độ nghiêm trọng của khối u, các kỹ thuật hình ảnh dưới đây giúp chẩn đoán ung thư não chính xác. Chẳng hạn như:
    • Chụp CT scan: Đây là kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính, sử dụng tia X công nghệ máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong não. Một số trường hợp có thể kết hợp thuốc nhuộm vào tĩnh mạch để đạt kết quả tốt hơn.
    • Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, không đau đớn và an toàn, giúp phát hiện những thay đổi bất thường về cấu trúc não chính xác hơn so với kỹ thuật chụp CT scan. Ngoài ra, kỹ thuật chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) giúp đo lưu lượng máu và chức năng hoạt động trong não, đánh giá chức năng nói và cử động, di chuyển.
    • MRI tưới máu: Phương pháp này được áp dụng nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng của khối u. Đồng thời, kiểm tra tiến trình hình thành mạch máu mới cho phép khối u phát triển.
    • Quang phổ cộng hưởng từ (MRS): Phương pháp này giúp so sánh thành phần sinh hóa của mô não bình thường với mô trong khối u não. Mục đích giúp xác định loại khối u và mức độ xâm lấn.
    • Chụp PET: Đây là phương pháp chụp cắt lớp phát xạ positron đôi khi được chỉ định áp dụng trong giai đoạn và đánh giá theo dõi sự phát triển của khối u.
    • Kỹ thuật hình ảnh tensor khuếch tán (DTI): Kỹ thuật này giúp đo đường truyền tín hiệu thần kinh trong não, xác định vị trí và hướng có thể xảy ra ở các vùng chất trắng.
    • Sinh thiết: Hầu hết các trường hợp bệnh, sinh thiết mẫu mô là phương pháp càn thiết nhằm chẩn đoán xác định ung thư não. Mục tiêu nhằm đánh giá loại, tính chất và các đặc điểm khác của khối u, chẳng hạn như tiến triển thay đổi hoặc tốc độ phát triển của chúng. Có 2 dạng sinh thiết hiệu quả giúp chẩn đoán ung thư não gồm:
      • Sinh thiết lập thể thông qua các xét nghiệm hình ảnh như CT hoặc MRI;
      • Sinh thiết mở hộp sọ trong phương pháp phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ khối u não;
    • Chọc dò thắt lưng: Được thực hiện bằng cách lấy mẫu dịch não tủy (CSF) từ xung quanh cột sống để làm thí nghiệm kiểm tra bất thường, tìm kiếm các tế bào ung thư. Phương pháp này được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ khối u đã xâm lấn vào các lớp mô bao phủ màng não.

Ngoài các chẩn đoán trên, bác sĩ cũng có thể tiến hành chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý nội sọ hoặc bệnh ở hệ thần kinh, tủy sống bên ngoài não nhưng có các triệu chứng khá giống với ung thư não. Một số xét nghiệm thường quy được chỉ định thực hiện bao gồm:

  • Xét nghiệm máu;
  • Kiểm tra chất điện giải;

Biến chứng và tiên lượng

Sự phát triển của khối u ung thư trong não gây ra rất nhiều biến chứng và hệ lụy khó lường cho sức khỏe, thậm chí cả tính mạng. Ngoài những ảnh hưởng về trí tuệ, hành vi, lời nói và sức khỏe thể chất, bệnh nhân ung thư não có thể gặp phải một số biến chứng khó lường sau:

Tiên lượng ung thư não thường kém, tỷ lệ tử vong cao do phát hiện và điều trị chậm trễ

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT): Khối u giải phóng các chất hóa học khiến cơ thể hình thành các cục máu đông ở tĩnh mạch sâu ở chân. Chúng có thể di chuyển vào phổi gây thuyên tắc phổ. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến thuyên tắc phổi.
  • Co giật: Có khoảng 60% bệnh nhân ung thư não có những cơn co giật đột ngột do sự hoạt động bất thường của hệ thống điện não. Các khối u kích hoạt chúng bằng cách thay đổi các tế bào não hoặc hóa chất khiến các tế bào thần kinh hoạt động quá mức. Hậu quả gây ra những cơn động kinh đột ngột, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Tiên lượng cho bệnh nhân ung thư não khác nhau ở từng trường hợp, tùy thuộc vào các yếu tố như vị trí, tính chất khối u, tuổi tác, sức khỏe thể trạng... Tỷ lệ sống sót cũng khác nhau tùy theo các yếu tố trên. Cụ thể tỷ lệ sống sót sau 5 năm được tính theo mức trung bình, đối với u màng não, u não nguyên phát lành tính như:

  • Trẻ từ 14 tuổi trở xuống, tỷ lệ > 96%;
  • Người từ 15 - 39%, tỷ lệ > 97%;
  • Người trưởng thành 40 tuổi trở lên, tỷ lệ > 87%;

Điều trị

Có nhiều phương pháp điều trị ung thư não khác nhau, tùy theo tính chất, vị trí và mức độ khối u não, là khối u nguyên phát hay khối u di căn. Mục tiêu điều trị bao gồm loại bỏ các tế bào ung thư càng nhiều càng tốt, kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và kéo dài sự sống.

Cụ thể một số phương pháp điều trị ung thư hiệu quả bao gồm:

Phẫu thuật

Phương pháp này nhằm mục đích cắt bỏ khối u. Đây là kỹ thuật xâm lấn, mở hộp sọ nên có mức độ rủi ro cao, có thể để gây ra các tổn thương não nghiêm trọng, thậm chí tử vong ngay sau đó. Một số trường hợp cũng có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thông qua khoang mũi hoặc xuyên xương bướm (thông qua đáy hộp sọ).

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính nhằm loại bỏ các khối u chứa tế nào ung thư ác tính

Trong một vài trường hợp, không phải phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ toàn bộ khối u não. Thay vào đó, bác sĩ chỉ có thể phẫu thuật làm giảm kích thước khối u để giảm thiểu tối đa các triệu chứng và biến chứng khó lường. Hoặc phương pháp phẫu thuật cấy ghép ống dẫn lưu nhằm giảm áp lực nội sọ cấp tính.

Xạ trị

Đối với những trường hợp ung thư não di căn sang nhiều cơ quan khác, xạ trị sau phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả được áp dụng phổ biến. Có nhiều kỹ thuật phẫu thuật gồm:

  • Xạ trị bằng chùm tia bên ngoài (EBRT): Được thực hiện bằng cách đưa bức xạ qua da tác động đến khối u thông qua thiết bị đặt bên ngoài cơ thể.
  • Xạ trị toàn bộ não (WBRT): Dạng xạ trị này phát tia bức xạ đến toàn bộ não do chứa nhiều số lượng lớn khối u. Kỹ thuật này được áp dụng để điều trị di căn não hoặc một số khối u ác tính như u nguyên bào tủy, u màng não thất...
  • Xạ trị áp sát: Hay còn được gọi là xạ trị bên trong, được thực hiện bằng cách đưa chất phóng xạ trực tiếp hoặc tiếp cận gần với khối u nhằm tiêu diệt chúng.
  • Xạ trị proton: Sử dụng thiết bị xạ trị chứa proton tạo thành nguồn bức xạ mạnh tác động đến não, tiêu diệt các khối u nằm sâu bên trong hộp sọ hoặc nằm gần với các vùng não quan trọng.

Ngoài ra, phẫu thuật cũng được chỉ định áp dụng sau phẫu thuật nhằm loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại. Hoặc những trường hợp không phù hợp để phẫu thuật, xạ trị có thể được áp dụng tại chỗ với tần suất 10 - 20 lần/ ngày nhằm mục đích làm teo nhỏ kích thước khối u, làm chậm tiến triển bệnh, cải thiện triệu chứng và duy trì sự sống.

Hóa trị liệu

Đây là phương pháp điều trị hỗ trợ bệnh sau phẫu thuật. Hiệu quả của phương pháp này khác nhau tùy theo dạng thuốc được chỉ định sử dụng. Đối với dạng uống có thể ít hiệu quả do thuốc không thể đi xuyên qua hàng rào máu não. Dạng hiệu quả nhất là tiêm truyền trực tiếp vào không gian chứa chất dịch lỏng xung quanh não.

Hóa trị được chỉ định thực hiện sau phẫu thuật hoặc hóa trị đơn thuần tùy theo chỉ định của bác sĩ

Phương pháp này phù hợp với những khối u não có tốc độ phát triển nhanh, chẳng hạn như u lympho CNS, u nguyên bào thần kinh đệm, u nguyên bào tủy... Đối với trẻ em bị ung thư não và các dạng ung thư khác, hóa trị thường được ưu tiên áp dụng, do xạ trị có thể gây ra nhiều tác hại lâu dài ức chế sự phát triển của não.

Các liệu pháp khác

Sự phát triển của y học hiện đại đã nghiên cứu ra một số liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư nói chung và ung thư não nói riêng, bao gồm:

  • Liệu pháp miễn dịch: Hay còn được gọi là liệu pháp miễn dịch, là phương pháp sử dụng thuốc có khả năng tác động đến hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại sự phát triển của ung thư.
  • Liệu pháp nhắm trúng đích: Các loại thuốc có khả năng xác định đúng các tế bào ung thư và tiêu diệt chúng, không làm ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác.

Chăm sóc tích cực 

Bệnh nhân ung thư não thường có tâm lý bất ổn, sa sút tinh thần và sức khỏe, buồn bã, thậm chí trầm cảm, rơi vào khủng hoảng. Tuy đây là những cảm xúc tâm lý bình thường của một người khi biết bản thân mắc bệnh nặng, nhưng một tinh thần tích cực, lạc quan góp phần rất quan trọng trong quá trình điều trị.

Do đó, hãy tích cực thực hiện các biện pháp tích cực giảm nhẹ nhằm kiểm soát triệu chứng, cải thiện tâm trạng... Điều này cần có sự góp sức của người thân, bạn bè và chính bản thân người bệnh. Ngoài ra, một số biện pháp khác giúp cải thiện triệu chứng do ung thư não gây ra gồm:

  • Dùng thuốc corticosteroid hoặc mannitol giúp giảm áp lực bên trong hộp sọ, cải thiện triệu chứng giảm sưng xung quanh khối u;
  • Đặt ống dẫn lưu bằng một đoạn ống mỏng vào não nhằm dẫn lưu dịch não tủy dư thừa;
  • Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, giúp nâng cao sức khỏe và hệ thống miễn dịch hỗ trợ cải thiện triệu chứng do khối u não gây ra;

Phòng ngừa

Không có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu đối với căn bệnh ung thư não do nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định. Dù không có cách phòng ngừa, tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm hiểu thực hiện một số phương pháp tích cực giúp giảm nguy cơ rủi ro khởi phát bệnh.

Tầm soát ung thư định kỳ để giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời ngăn ngừa biến chứng

Bao gồm:

  • Tránh tiếp xúc với các nguồn bức xạ mạnh vào đầu hoặc các loại hóa chất độc hại.
  • Cai thuốc lá.
  • Bảo vệ bản thân khỏi virus HIV bằng cách quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để tránh mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Định kỳ thăm khám sức khỏe và tầm soát phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư não để kịp thời điều trị, ngăn ngừa biến chứng, kéo dài tuổi thọ.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi thường xuyên đau đầu, co giật, giảm thị lực, thính lực, buồn nôn, nôn ói... có thể là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân tại sao tôi mắc bệnh ung thư não?

3. Tôi cần thực hiện những xét nghiệm nào để chẩn đoán ung thư não?

4. Bệnh ung thư não có nguy hiểm không? Có gây tử vong không?

5. Tôi bị ung thư não sống được bao lâu?

6. Phương pháp điều trị tốt nhất dành cho trường hợp ung thư não của tôi?

7. Tôi nên phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị? Tần suất thực hiện bao lâu?

8. Quá trình điều trị ung thư não mất bao lâu thì có kết quả?

9. Chi phí điều trị ung thư não tốn bao nhiêu? BHYT có hỗ trợ điều trị không?

10. Tôi cần làm gì để kéo dài tuổi thọ sau điều trị ung thư não?

Ung thư não là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng cách. Khuyến khích mỗi người, đặc biệt là những người có tiền sử mắc bệnh cao nên thường xuyên tầm soát ung thư nói chung, kịp thời điều trị ngay từ đầu, giảm nguy cơ biến chứng và kéo dài tuổi thọ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Bệnh Parkinson
Parkinson là một rối loạn thần kinh tiến triển gây ảnh hưởng đến chuyển động, khả năng giữ thăng bằng và phối hợp. Người cao tuổi là nhóm đối tượng…
Bệnh Tụ máu dưới màng cứng
Tụ máu dưới màng cứng là tình trạng khối máu…
Bệnh Bò Điên
Bệnh bò điên là thuật ngữ chỉ những tổn thương…
Bệnh Amip Ăn Não
Amip ăn não là bệnh lý nhiễm trùng hệ thần…
Bệnh Động Kinh

Động kinh là một dạng rối loạn co giật xảy ra kèm theo với một loạt các triệu chứng khác…

Bệnh U Màng Não

U màng não là khối u nội sọ có thể lành tính hoặc ác tính. Chúng xuất hiện ở nhiều…

Bệnh Thoát Vị Não

Thoát vị não là một trong những vấn đề sức khỏe nguy hiểm cần được cấp cứu ngay lập tức.…

Bệnh Liệt Dây Thần Kinh Số 6

Liệt dây thần kinh số 6 là một trong những bệnh thường gặp về rối loạn chức năng mắt. Bất…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua