Vi khuẩn HP có ở đâu, làm sao phòng ngừa?
Vi khuẩn HP được xác định là “thủ phạm’ gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng ở dạ dày. Nắm rõ được vi khuẩn HP có ở đâu và môi trường tồn tại của chúng sẽ giúp bạn phòng ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
Vi khuẩn HP có ở đâu?
Ngày nay, số bệnh nhân mắc các bệnh lý dạ dày liên quan đến vi khuẩn HP ngày càng tăng nhanh, trong đó có cả ung thư dạ dày. Đặc biệt, loại vi khuẩn này còn rất dễ lây lan do hầu hết mọi người đều không biết được vi khuẩn Hp có ở đâu và lây qua đường nào để mà phòng tránh.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, vi khuẩn HP có chủ yếu trong dạ dày con người. Với hệ thống lông roi vô cùng linh hoạt, vi khuẩn HP có thể tránh được các tác động của axit dịch vị. Đây là loài vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại và phát triển trong môi trường axit khắc nghiệt của dạ dày.
Bên cạnh đó, vi khuẩn HP còn được tìm thấy ở khoang miệng, hốc xoang, tuyến nước bọt, mảng cao răng, phân, dịch tiêu hóa,… Loài vi khuẩn này có sức sống mãnh liệt và dễ dàng tồn tại ngay lớp giữa chất nhầy và niêm mạc dạ dày. Chúng tự tạo chất đối kháng để cơ thể có thể tự miễn dịch. Ngoài ra, vi khuẩn HP còn xuất hiện ở bề mặt các dụng cụ y tế nếu không được vệ sinh cẩn thận.
Ở ngoài môi trường tự nhiên như kênh, rạch, ao, hồ,… vẫn có vi khuẩn HP. Tuy nhiên, sức sống của chúng khá yếu ớt và tồn tại trong thời gian rất ngắn. Với môi trường ngoài cơ thể, vi khuẩn HP tồn tại dưới dạng khuẩn cầu và xoắn khuẩn. Vi khuẩn HP chỉ tồn tại trong nước trong vài giờ ở dạng xoắn khuẩn. Riêng ở dạng khuẩn cầu, chúng có thể duy trì trong nước đến 1 năm.
Vi khuẩn HP không được kiểm soát, chúng sẽ nhanh chóng sinh sôi, nảy nở và tấn công vào lớp niêm mạc dạ dày… Khi ở trong dạ dày, chúng có khả năng tiết ra men Urease làm mất đi chất dịch nhầy tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi để các acid và pepsin tiếp xúc với lớp niêm mạc và khiến dạ dày bị tổn thương, viêm loét.
Do vi khuẩn HP không gây bất cứ triệu chứng gì ban đầu nên không phải ai cũng biết được. Chỉ khi người bệnh có cảm giác bị đau rát, khó chịu ở vùng thượng vị thì mới tiến hành thăm khám và phát hiện ra bệnh. Với những bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP thì cơn đau có thể âm ỉ vài tiếng, nhất là khi dạ dày trống rỗng. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện nôn khan, ợ chua, đầy bụng, sụt cân, hoa mắt, chóng mặt,…
Đừng bỏ qua: Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp và thông tin cần biết
Vi khuẩn HP sống trong thời gian bao lâu?
Môi trường sống có tác động rất lớn đến tuổi thọ của vi khuẩn HP. Loài vi khuẩn này có thể sống được trong dạ dày, đất, không khí, nước.
Do khả năng miễn dịch cao nên vi khuẩn HP không tự chết đi trong dạ dày. Nếu không có biện pháp can thiệp thì chúng vẫn sẽ tồn tại và tăng nhanh về số lượng, đặc biệt là khi sức đề kháng của người bệnh bị suy giảm.
Dưới đây là thời gian sống của vi khuẩn Hp trong các môi trường:
- Môi trường dạ dày: Vi khuẩn HP có thể phát triển nhanh và sống trong khoảng thời gian dài nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời.
- Môi trường đất: Vi khuẩn HP chỉ sống vài giờ. Sau khi ra ngoài cơ thể, cấu trúc của chúng nhanh chóng biến đổi và vi khuẩn HP vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác.
- Môi trường không khí: Độ ẩm và nhiệt độ quyết định thời gian sống của vi khuẩn HP. Vì thiếu nguồn dinh dưỡng nên chúng chỉ tồn tại 1 – 4 tiếng đồng hồ.
- Môi trường nước: Thời gian sống của vi khuẩn HP còn tùy thuộc vào nhiệt độ của nước. Với môi trường ao, hồ, kênh, rạch,… chúng có thể tồn tại hơn 1 năm. Khi nước ở 1000 độ C, vi khuẩn HP sẽ chết.
Có thể nói, vi khuẩn HP vẫn có khả năng sống và tồn tại bên ngoài môi trường trong một thời gian nhất định rồi lây nhiễm qua cơ thể người khi tiếp xúc. Do vậy, bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm loại vi khuẩn này mà không hề hay biết.
Bạn cần biết: HP có lây qua đường ăn uống không? – BS giải đáp
Cách phòng ngừa vi khuẩn HP hiệu quả
Vi khuẩn HP gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của con người, nhất là dạ dày. Tuy nhiên, không khó để bạn có thể phòng ngừa nhiễm trùng.
Để giảm nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày, bạn nên tích cực thực hiện các giải pháp sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín nấu sôi.
- Không được dùng chung bát đũa, ăn chung nước chấm, gắp thức ăn cho nhau và sử dụng các vật dụng cá nhân với những người mắc bệnh.
- Tránh tiếp xúc với tuyến nước bọt của những người bị bệnh.
- Vệ sinh sạch sẽ các đồ vật và phòng ngủ trong gia đình.
- Tráng qua nước sôi các vật dụng ăn uống để đảm bảo an toàn.
- Hạn chế ăn uống ở những quán ven đường, nhất là những món gỏi cuốn, mắm tôm, rau sống,…
- Sử dụng nguồn nước sạch, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Dùng khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
- Với trẻ nhỏ, không được hôn trẻ hay mớm thức ăn cho các bé.
- Vệ sinh tay cho bé sạch sẽ trước khi ăn.
- Không được đi vệ sinh ở ao, hồ, sông, suối,…
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Luôn lạc quan, vui vẻ, sống tích cực để có được sức khỏe tốt.
Trong hầu hết các trường hợp, vi khuẩn Hp có nhiều ở dạ dày con người và đôi khi còn được tìm thấy cả trong nước, đất hay không khí nhưng ít hơn. Nếu trong gia đình hoặc xung quanh có người mắc bệnh, bạn cần đặc biệt chú ý để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn.
Thông tin liên quan
- Vi khuẩn HP có chữa khỏi được không, bằng cách nào?
- Xét nghiệm vi khuẩn HP ở dạ dày ở đâu nhanh và chính xác?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!