Phác đồ điều trị Hp mới nhất theo hướng dẫn của bộ y tế

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Phác đồ điều trị Hp mới nhất được Bộ y tế khuyến cáo sử dụng có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện các biến chứng do vi khuẩn Hp gây ra. Đồng thời tiêu diệt được khoảng 80 – 95% vi khuẩn Hp sau khi kết thúc liệu trình. 

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp
Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp mới nhất của Bộ Y tế

Vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng và ung thư dạ dày hàng đầu. Sau khi xâm nhập, chúng âm thầm phát triển mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.

Sau một thời gian, vi khuẩn Hp tấn công vào niêm mạc dạ dày, gây viêm, loét niêm mạc dạ dày và làm chảy máu. Lúc này người bệnh có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, nóng rát bụng, buồn nôn, sình bụng, ợ hơi, đi tiêu phân đen, giảm cân không rõ lý do…

Tại sao nên tiêu diệt vi khuẩn Hp?

Tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe dạ dày, với các lợi ích chính như sau:

  • Giảm rủi ro vết loét: Tiêu diệt Hp giúp giảm nguy cơ hình thành vết loét dạ dày và tá tràng, từ đó hạn chế nguy cơ chảy máu dạ dày và các biến chứng nghiêm trọng khác.
  • Hỗ trợ điều trị lymphoma: Trong trường hợp bệnh nhân mắc lymphoma dạ dày liên quan đến Hp, việc loại bỏ vi khuẩn này có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh sang các giai đoạn nặng hơn.
  • Phòng ngừa ung thư dạ dày: Loại bỏ Hp giảm thiểu nguy cơ phát triển tế bào bất thường, qua đó giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư dạ dày, một trong những loại ung thư nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.

Điều trị nhiễm Hp đòi hỏi thời gian và sự kiên trì, thường kéo dài 2 – 4 tháng tùy theo phác đồ điều trị và phản ứng của cơ thể đối với thuốc. Quá trình này cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên môn để đạt được hiệu quả tối ưu và tránh tái nhiễm. 

XEM THÊM: Viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP điều trị như thế nào?

Các phác đồ điều trị vi khuẩn Hp mới nhất từ Bộ y tế

Để quá trình chữa vi khuẩn Hp mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng thì người bệnh cần phải áp dụng phác đồ điều trị ngay từ khi bệnh đang ở giai đoạn nhẹ, mới phát triển. Căn cứ vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. 

1. Phác đồ điều trị Hp với liệu pháp trị liệu 3 thuốc 

Đối tượng chỉ định điều trị: Trường hợp nhiễm trùng vi khuẩn Hp ở giai đoạn nhẹ hoặc là bệnh mới phát triển.

Thời gian điều trị: 10 – 14 ngày

Kháng sinh được sử dụng:

  • PPI x 2 lần/ngày, Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, Amoxicillin 1000mg x 2/ngày 
  • Hoặc PPI x 2 lần/ngày, Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, Metronidazol 500mg x 2 lần/ngày
Phác đồ điều trị Hp liệu trình 3 thuốc
Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp liệu trình 3 thuốc

Lưu ý: 

  • Tiêu diệt vi khuẩn Hp hơn 80% ngay lần đầu tiên điều trị.
  • Phác đồ này thường được sử dụng tại Mỹ và những bệnh nhân dị ứng với Pencillin, ít sử dụng cho người Việt Nam do khả năng Hp kháng thuốc Metronidazole khá cao.

NÊN BIẾT: Uống thuốc trị Hp có tác dụng phụ gì? Có gây mệt mỏi không?

2. Phác đồ điều trị Hp với liệu pháp 4 thuốc

Đối tượng chỉ định điều trị: Bệnh nhân sau khi sử dụng phác đồ điều trị Hp 3 thuốc thất bại, bệnh nhân đã dùng Macrolide hoặc kháng kháng sinh Clarithromycin.

Thời gian điều trị: 10 – 14 ngày

Kháng sinh sử dụng: Được chia thành 2 loại

Phác đồ điều trị Hp với liệu pháp trị liệu 4 thuốc có sử dụng Bismuth:  

  • Tinidazole hoặc Metronidazole 250mg/4 viên/ngày
  • Ranitidin 150mg/2 lần/ ngày 
  • Bismuth 120mg/4 viên/ngày
  • PPI dùng 2 lần/ngày.

Phác đồ điều trị Hp liệu pháp trị liệu 4 thuốc không có sử dụng Bismuth: 

  • Metronidazole (500mg/ 2 viên/ ngày)
  • Clarithromycin (500mg/ 2 viên/ ngày)
  • Am0-xici-llin (1g/ 2 viên/ ngày)
  • PPI (2 lần/ ngày)

Lưu ý:

  • Liệu pháp này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp tương tự như liệu pháp 3 thuốc.
  • Dễ gây ra tình trạng khó dung nạp thuốc hoặc gia tăng nguy cơ Hp kháng kép.

ĐỌC NGAY: Vi khuẩn HP kháng thuốc có nguy hiểm không? Cách điều trị

3. Phác đồ điều trị Hp nối tiếp

Đối tượng chỉ định điều trị: Sử dụng điều trị nối tiếp các phác đồ điều trị 3 thuốc và 4 thuốc.

Thời gian điều trị: 10 ngày

Kháng sinh sử dụng:

  • 5 ngày đầu: Am0-xici-llin: 2g/ngày và PPI: 2 lần/ ngày
  • 5 ngày sau: PPI 2 lần/ngày, Tinidaz0le 500mg/2 viên/ngày và Clarithr0mycin 500mg/2 viên/ngày.

"<yoastmark

Lưu ý:

  • Phác đồ điều trị Hp nối tiếp có khả năng tiêu diệt vi khuẩn khá cao.
  • Liệu pháp này được chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả, mang lại hiệu quả điều trị đối với người Việt Nam tốt hơn phác đồ điều trị Hp 3 thuốc.

4. Phác đồ điều trị với liệu pháp 3 thuốc chứa Levofloxacin

Đối tượng chỉ định điều trị: Những trường hợp sau khi sử dụng các phác đồ điều trị ở trên nhưng không mang lại hiệu quả.

Thời gian điều trị: 10 ngày

Kháng sinh sử dụng:

  • PPI: 2 lần/ngày
  • M0xicillin: 2g/ngày
  • Lev0floxacin: 500mg x 2 viên/ngày

Lưu ý:

  • Phác đồ điều trị này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn cao hơn phác đồ điều trị 4 thuốc.
  • Đối với những trường hợp vi khuẩn kháng Levofloxacin thì mang lại hiệu quả không cao.

5. Sử dụng phác đồ điều trị Hp cứu nguy có Rifabutin và Fuzazolidone

Phác đồ cứu nguy có chứa Rifabutin và Fuzazolidone thường được bác sĩ đề xuất điều trị khi các phác đồ khác không có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn. Ưu điểm của liệu pháp này là không gây ra hiện tượng kháng thuốc và giá thành thuốc điều trị tương đối rẻ.

Tuy nhiên, do thuốc Rifabutin được sử dụng trong phác đồ điều trị này có thể chọn lọc các chủng Mycobacterium tuberculosis kháng thuốc, gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị nên rất ít khi được bác sĩ chỉ định điều trị.

ĐỌC NGAY: Điều trị vi khuẩn Hp bao lâu thì khỏi hoàn toàn, cần lưu ý gì?

Lưu ý quan trọng khi dùng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp

Để tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Tuân thủ phác đồ điều trị: Thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Thảo luận với bác sĩ về việc bổ sung kháng thể hoặc sản phẩm hỗ trợ miễn dịch.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung thực phẩm tốt cho dạ dày, tránh thức ăn tái, sống và chưa nấu chín.
  • Tránh chất kích thích: Hạn chế đồ ăn cay nóng, chất kích thích, và đồ uống có cồn.
  • Lối sống lành mạnh: Duy trì vận động và thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.
  • Theo dõi và tái khám: Đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra hiệu quả điều trị và điều chỉnh phác đồ nếu cần.

"<yoastmark

Trên đây là các phác đồ điều trị vi khuẩn Hp mới nhất được Sở Y tế khuyến cáo sử dụng bạn có thể tham khảo. Hi vọng những gợi ý này sẽ giúp bạn có lựa chọn tốt nhất để sớm thoát khỏi căn bệnh này.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
TIÊU DIỆT KHUẨN Hp và HẾT TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY dai dẳng, lâu năm nhờ SƠ CAN BÌNH VỊ TÁN HẾT TRÀO NGƯỢC, KHUẨN HP lâu năm nhờ SƠ CAN BÌNH VỊ TÁN 

Đau dạ dày, trào ngược thực quản hay viêm loét dạ dày HP là nỗi ám ảnh khủng khiếp của…

Vi khuẩn HP tấn công trực tiếp vào cơ thể qua đường miệng. Khi ăn uống, tiếp xúc với nước bọt người bệnh, bạn có thể bị nhiễm khuẩn HP. Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không?

Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không? Thực tế, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ…

điều trị vi khuẩn Hp bao lâu Điều trị vi khuẩn Hp bao lâu thì khỏi hoàn toàn, cần lưu ý gì?

Điều trị vi khuẩn Hp bao lâu thì khỏi hoàn toàn là vấn đề mà tất cả người bệnh quan…

Chữa khuẩn HP trong dạ dày bằng thuốc Nam có tốt không? Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam có thực sự hiệu quả?

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam là một sự lựa chọn an toàn, không nguy hiểm. Trong dân gian…

Vi khuẩn HP có ở đâu, làm sao phòng ngừa?

Vi khuẩn HP được xác định là "thủ phạm' gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng ở dạ dày. Nắm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua