Đi ngoài ra máu nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi bệnh?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh đi ngoài ra máu khiến cho máu dính vào phân hoặc giấy vệ sinh. Thậm chí có trường hợp máu nhỏ thành từng giọt hoặc bắn thành tia. Để cải thiện, người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, magie, vitamin C… Hạn chế những loại thực phẩm cay nóng, uống rượu bia, chất kích thích…

Đi ngoài ra máu nên ăn gì?

Nhiều bệnh nhân mắc triệu chứng đi ngoài ra máu do nhiều nguyên nhân như bệnh trĩ, nứt kẻ hậu môn, polyp đại tràng, ung thư đại tràng, ung thư trực tràng, viêm loét đại tràng…

Để bệnh nhanh chóng khỏi, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng. Dưới đây là một số loại thực phẩm bệnh nhân bị đi ngoài ra máu nên ăn.

đi ngoài ra máu nên ăn gì
Tình trạng đi ngoài ra máu rất phổ biến hiện nay

1. Thực phẩm giàu magie

Bệnh nhân mắc bệnh đường ruột gây chảy máu và khó đi cầu nên tiêu thụ thực phẩm giàu magiê. Nghiên cứu chỉ ra magiê giúp cơ thể chuyển hóa dưỡng chất và tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả… Bệnh nhân nên bổ sung magiê trong chế độ ăn hàng ngày.

Các loại rau xanh như rau bina, súp lơ xanh, rau dền, bí đỏ… là những lựa chọn tốt vì chúng giàu magiê. Các loại ngũ cốc nguyên hạt và hạnh nhân cũng rất giàu magiê. Hơn nữa, hải sản, sữa và thịt cũng chứa magiê đáng kể, lành mạnh cho sức khỏe của người bệnh.

2. Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân đi ngoài ra máu, giúp nhuận tràng và cải thiện tình trạng táo bón. Bổ sung chất xơ thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh khó tiêu, hỗ trợ hoạt động của dạ dày.

Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau xanh như rau khoai lang, diếp cá, mồng tơi, rau đay, rau sam, rau má, củ cải, bơ, cà rốt, hạt đậu đen, thanh long, bưởi, vừng đen… nên ăn một lượng vừa phải để duy trì hệ tiêu hóa bình thường.

rau xanh
Đi ngoài ra máu nên ăn gì? Những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu hiệu quả

Tham khảo thêm: Tác hại của bệnh trĩ từ từ nhưng đau đớn hơn bạn nghĩ

3. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C được xác định là hỗ trợ hiệu quả trong điều trị bệnh đi cầu ra máu. Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp làm sạch cơ thể, tăng cường miễn dịch cho người bệnh.

Bệnh nhân có thể tăng cường vitamin C thông qua trái cây như cam, chanh, quýt, lê, mận, bưởi… Tuy nhiên, nên tránh ăn trái cây khi đói và không nên tiêu thụ quá nhiều nếu có vấn đề về dạ dày, vì axit trong trái cây có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày.

4. Nguồn thực phẩm giàu Rutin

Thực phẩm chứa rutin hỗ trợ tốt cho bệnh nhân đi ngoài ra máu và có tác dụng chống oxy hóa, củng cố sức khỏe của tĩnh mạch. Đối với những trường hợp suy yếu mạch máu, chảy máu thường xuyên, tổn thương niêm mạc, việc sử dụng các thực phẩm này rất quan trọng.

Cam, bưởi, lúa mạch, diếp cá, rau má… là những nguồn rutin phong phú. Tuy nhiên, người bệnh nên ăn một lượng phù hợp trong mỗi lần và điều chỉnh thực đơn một cách hợp lý hoặc thay đổi các loại thực phẩm liên tục để hỗ trợ điều trị bệnh.

Đi ngoài ra máu không nên ăn gì?

Kiêng cữ giúp người bệnh kiểm soát tình trạng đi ngoài ra máu và ngăn ngừa biến chứng. Khi có dấu hiệu chảy máu khi đi đại tiện và đau rát vùng hậu môn, bệnh nhân nên hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Sữa tươi, bơ, pho mát vì chứa đường lactose cao, gây khó tiêu.
  • Socola làm co thắt cơ bắp ruột, tăng tình trạng táo bón và chảy máu khi đi ngoài.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói, chứa hương liệu, dầu mỡ, và cay nóng không tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Thịt đỏ như bò, trâu, dê… vì chứa nhiều protein gây táo bón và chảy máu khi đi đại tiện.
  • Chuối tiêu xanh chứa pectin hút nước, làm phân khô và cứng.
hạn chế thực phẩm cay nóng
Người bệnh đi ngoài ra máu không được ăn thức ăn cay nóng

Tham khảo thêm: Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Một số lưu ý khi bị đi ngoài ra máu

Đối với người bệnh, ngoài việc tìm hiểu đi ngoài ra máu nên ăn gì, kiêng thì thì cần chú ý các vấn đề sau:

  • Vệ sinh hậu môn bằng nước muối sinh lý để tránh viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
  • Tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và thực phẩm cay, nóng.
  • Uống sữa với lượng đường phù hợp để tránh đầy hơi và khó tiêu.
  • Uống đủ nước hàng ngày để tránh tình trạng phân khô cứng và chảy máu.
  • Tránh sử dụng vật cứng lau chùi hoặc cọ xát vùng hậu môn.
  • Chọn quần áo thoải mái, rộng rãi để hỗ trợ điều trị.
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng và lo lắng quá mức.
  • Không ngồi hoặc đứng lâu, thường xuyên vận động nhẹ nhàng.
  • Tránh nhịn đại tiện, rặn quá mạnh, hoặc tập trung vào việc đọc khi đi vệ sinh.

Đi ngoài ra máu nên ăn gì luôn là điều mà rất nhiều người đang gặp phải tình trạng này quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh chế độ ăn uống thì việc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa là điều cần thiết. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân không nên chần chừ mà nên thăm khám ngay để đảm bảo kiểm soát tình hình kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 08:12 - 01/04/2024 - Cập nhật lúc: 16:43 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Trĩ nội nằm ở trên đường lược, trĩ ngoại thì nằm ở dưới Có nên cắt trĩ không? Khi nào cần cắt – Có nguy hiểm không?

Có nên cắt trĩ không? Quyết định cắt trĩ hay không cần dựa vào đánh giá của bác sĩ và…

Có thuốc co búi trĩ lên không? Loại nào tốt hiện nay?

Thuốc co búi trĩ thường được sử dụng trong trường hợp trĩ nội, trĩ ngoại ở mức độ 1 và…

Phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng

Tỉ lệ mắc bệnh ung thư trực tràng ở nước ta ngày càng ở mức báo động. Đáng lưu ý…

Búi trĩ bị xung huyết là gì? Có nguy hiểm không & Điều trị

Búi trĩ bị xung huyết là một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân trĩ. Biến chứng này…

Thuốc đặt trĩ TOP 6 Thuốc Đặt Trĩ (Nhét Hậu Môn) Tốt Nhất Hiện Nay

Thuốc đặt trĩ còn được biết đến là thuốc nhét hậu môn, là phương pháp điều trị được ưa chuộng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua