Polyp Ống Tiêu Hóa

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Polyp ống tiêu hóa thường xuất hiện ở đại tràng, dạ dày và nhiều vị trí khác. Chúng là những khối u nhú được hình thành từ sự tăng sinh quá mức của niêm mạc. Đa số các khối polyp đều lành tính và không có xu hướng ung thư hóa. Những người nghiện rượu, thuốc lá, lớn tuổi, thừa cân... rất dễ phát sinh polyp. Biện pháp điều trị chính là phẫu thuật cắt bỏ polyp. 

Polyp ống tiêu hóa thường xuất hiện trong đại tràng và dạ dày do sự tăng sinh bất thường của các mô niêm mạc

Tổng quan

Polyp ống tiêu hóa ( là tình trạng các tổ chức niêm mạc ống tiêu hóa tăng sinh bất thường, tạo thành những khối u ở lớp biểu mô (epithelial polyp) hoặc u dưới biểu mô (nonepithelial). Vị trí thường xuất hiện khối polyp nhất là đại tràng và dạ dày, ít gặp ở thực quản và ruột non.

Hầu hết các khối u đều khó phát hiện vì không phát sinh triệu chứng đặc hiệu. Chỉ vô tình phát hiện thông qua nội soi hoặc các xét nghiệm sức khỏe khác.

Phân loại

Polyp ống tiêu hóa rất đa dạng và được phân loại dựa vào các yếu tố sau:

# Dựa vào kích thước

  • Polyp nhỏ < 5mm;
  • Polyp trung bình từ 6 - 10mm;
  • Polyp lớn > 10mm;

# Dựa vào đặc tính và hình dạng khối polyp, bệnh có 2 dạng:

  • Polyp có cuống;
  • Polyp không có cuống;

Cụ thể một số dạng polyp ống tiêu hóa phổ biến như:

Polyp ống tiêu hóa được chia làm 2 dạng chính là polyp ở lớp biểu mô và polyp dưới biểu mô

Polyp phát sinh từ lớp biểu mô

Bao gồm các dạng polyp ở các vị trí sau:

  • U nhú thực quản;
  • Polyp dạ dày: gồm 3 dạng:
    • Polyp tuyến đáy: Đây là dạng polyp biểu mô phổ biến nhất, chúng khởi phát ở phần trên hoặc đáy tại các cơ quan trong ống tiêu hóa. Chúng phát triển dưới dạng vết sưng, nhỏ và phẳng, hiếm khi phát triển thành ung thư.
    • Polyp tăng sinh (hyperplastic): Dạng polyp này xuất hiện thành từng chùm và mọc rải rác khắp ống tiêu hóa. Chúng có mối liên hệ mật thiết với các rối loạn viêm hoặc kích ứng dạ dày như viêm dạ dày cấp, mãn tính hoặc viêm loét do H.pylori, thiếu máu ác tính...
    • Polyp Adenoma (polyp tuyến): Là dạng polyp ung thư thường gặp xảy ra ở ống tiêu hóa và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật loại bỏ các khối polyp tuyến càng càng tốt để kiểm soát bệnh.
  • Polyp ruột non, điển hình là adenoma ruột non;
  • Polyp đại tràng: gồm 3 dạng:
    • Polyp tăng sản: Khối polyp có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào ở đại tràng, nhưng phổ biến nhất ở trực tràng;
    • Polyp tuyến: Khối polyp có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau trên hình ảnh nội soi, có hoặc không có cuống, bề mặt đỏ xung huyết...;
    • U mô thừa (Harmatoma): Có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên ống tiêu hóa. Những khối này là sự tăng sinh bất thường của các tế bào biểu mô kèm theo bó cơ trơn. Những người mắc hội chứng Juvennile polyp, Peutz Jegher rất dễ gặp dạng polyp này;

Polyp phát sinh từ lớp dưới biểu mô 

Bao gồm các dạng sau:

  • U tế bào đệm GIST;
  • U carcinoid;
  • U mỡ;
  • U máu;
  • U thần kinh;
  • U bạch mạch;
  • Tổ chức tụy nằm lạc chỗ;

Ngoài ra, còn một số dạng phổ biến khác như:

  • Polyp viêm;
  • Polyp lymphoid;
  • Giả polyp (pseudopolyp);
  • Hamartoma;

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bản chất của polyp là kết quả của sự tăng sinh bất thường các tế bào niêm mạc ống tiêu hóa, làm thay đổi cấu trúc di truyền và chu kỳ sản sinh của tế bào. Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ kích thích sự thay đổi này như yếu tố di truyền, thói quen sinh hoạt, ăn uống, môi trường sống...

Rượu bia, thuốc lá, ăn uống tùy tiện và thừa căn là những yếu tố hàng đầu gây polyp ống tiêu hóa

Có thể kể đến một số yếu tố như:

  • Hút thuốc lá;
  • Nghiện rượu;
  • Lười tập thể dục;
  • Thừa cân béo phì;
  • Dung nạp nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ, đậm gia vị, nhiều dầu mỡ...;
  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori;
  • Tác dụng phụ của thuốc ức chế bơm proton làm giảm sản xuất axit trong dạ dày;
  • Tiền sử mắc các bệnh ruột như viêm ruột, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn...;
  • Người mắc bệnh đái tháo đường type 2 nhưng không điều trị đúng cách;

Ngoài ra, các chuyên gia khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa polyp ống tiêu hóa với các hội chứng di truyền như:

  • Bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP): Là bệnh lý dạng di truyền gen trội do đột biến gen APC. Tỷ lệ mắc trung bình 1/10.000 - 15.000 trẻ. Bệnh đặc trưng với các khối polyp đại tràng có nguy cơ ung thư hóa.
  • Hội chứng Gardner: Đây cũng là một dạng của hội chứng FAP. Đặc trưng với các khối u polyp phát triển trong đại tràng và ruột non. Nhưng thường không phải khối u ung thư.
  • Hội chứng Peutz-Jegher: Là bệnh di truyền gen trội do đột biến gen STL/LKB1. Tỷ lệ mắc khoảng 1/25.000 - 300.000 trẻ. Khối polyp có xu hướng xuất hiện ở bất kỳ cơ quan nào trong ống tiêu hóa hoặc phổi, tụy, tinh hoàn của nam và buồng trứng, tử cung, vú của nữ giới.
  • Hội chứng Lynch: Đây là dạng rối loạn di truyền gen trội, xuất hiện các khối u polyp trong đại tràng và có xu hướng ung thư hóa.
  • Hội chứng MAP: Là dạng polyp xuất hiện do vấn đề di truyền ở gen MYH có dấu hiệu đột biến. Những bệnh nhân mắc hội chứng này có thể bị ung thư đại tràng dù còn rất trẻ.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Hầu hết các trường hợp polyp ống tiêu hóa nói chung đều ít hoặc không có triệu chứng. Điều này gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị sớm. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng có thể xảy ra gồm:

Khối polyp trong ống tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy, đại tiện ra máu...

  • Xuất huyết tiêu hóa khiến phân lẫn máu khi đại tiện, phân đỏ hoặc đen;
  • Táo bón, tiêu chảy;
  • Đau bụng dữ dội, kéo dài hơn 1 tuần;
  • Các dấu hiệu thiếu máu như:
    • Suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt;
    • Da xanh xao, nhợt nhạt;
    • Tim đập nhanh;
    • Sút cân không kiểm soát;

Chẩn đoán 

Chẩn đoán polyp ống tiêu hóa chủ yếu dựa vào đánh giá các triệu chứng lâm sàng, khám sức khỏe thể chất. Kết hợp thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để tìm kiếm sự hiện diện của polyp, bao gồm các phương pháp sau:

  • Nội soi ống tiêu hóa;
  • Soi đại tràng Sigma (đối với polyp ở đại trạng);
  • Xét nghiệm phân;
  • Chụp cắt lớp vi tính CT scan;
  • Sinh thiết (loại trừ ung thư);

Biến chứng và tiên lượng

Đa số các trường hợp polyp ống tiêu hóa không phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, sự nguy hiểm của nó có thể xuất phát từ các biến chứng như:

Polyp ống tiêu hóa có thể điều trị khỏi khi phát hiện sớm và áp dụng đúng cách

Tiên lượng điều trị polyp ống tiêu hóa khá tốt bằng phương pháp cắt bỏ, kết hợp chăm sóc tích cực nhằm phục hồi chức năng tiêu hóa. Khuyến cáo bệnh nhân nên khám sớm và chẩn đoán chính xác dạng polyp, căn nguyên, mức độ nguy hiểm giúp đảm bảo loại trừ ung thư, áp dụng biện pháp điều trị phù hợp.

Điều trị

Hầu hết các trường hợp polyp ống tiêu hóa đều không quá nghiêm trọng, có thể điều trị được bằng cách phẫu thuật cắt bỏ dưới sự hỗ trợ của nội soi. Tùy theo vị trí, số lượng, kích thước khối polyp và tình trạng sức khỏe, bệnh nhân có thể thực hiện cắt bỏ nhiều lần cho đến khi loại bỏ hoàn toàn các khối polyp trong ống tiêu hóa.

Đối với các polyp có cuống có thể loại bỏ bằng cách dùng kẹp gắp và xoắn polyp cho đến khi nó tách khỏi thành ống tiêu hóa. Đối với polyp không có cuống sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ vào vị trí mọc polyp, tiến hành đốt nóng để loại bỏ.

Kết hợp lấy mẫu mô polyp làm sinh thiết. Đây là bước quan trọng nhằm kiểm tra đặc tính khối u và sàng lọc nguy cơ ung thư.

Phẫu thuật cắt polyp ống tiêu hóa bằng nội soi đạt hiệu quả cao, giảm rủi ro

Trường hợp một số khối polyp nằm ở vị trí khó, kích thước lớn và xâm lấn sang các cơ quan xung quanh, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng thay thế bằng một số phương pháp khác như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ niêm mạc thông qua nội soi (EMR);
  • Bóc tách dưới niêm mạc nội soi (ESD);

Bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày nếu không có dấu hiệu bất thường. Thời gian phục khoảng vài ngày. Tuy nhiên, cần chú ý chăm sóc vết mổ kỹ lưỡng và theo dõi để phát hiện sớm các biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, rách nội tạng, rò rỉ máu hoặc hội chứng đông máu sau cắt polyp. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Phòng ngừa

Rất khó để phòng ngừa hoàn toàn polyp ống tiêu hóa, vì nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ phát triển polyp bằng các biện pháp sau:

Chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa polyp ống tiêu hóa

  • Cai thuốc lá và rượu bia;
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu vitamin, khoáng chất;
  • Hạn chế thịt đỏ, thức ăn nhiều chất béo, chế biến dầu mỡ, giảm lượng muối...;
  • Uống nhiều nước;
  • Tập thể dục hàng ngày bằng những bộ môn nhẹ nhàng, vừa sức giúp duy trì cân nặng phù hợp và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.
  • Thăm khám định kỳ, tầm soát nếu có tiền sử gia đình mắc polyp ống tiêu hóa hoặc các bệnh lý di truyền khác.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi đại tiện ra máu, đau bụng dữ dội và sụt cân, thiếu máu là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân khiến tôi mắc bệnh polyp ống tiêu hóa?

3. Tôi bị polyp ở vị trí nào trong ống tiêu hóa?

4. Tình trạng bệnh của tôi có nguy hiểm không?

5. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán polyp ống tiêu hóa?

6. Điều trị polyp ống tiêu hóa bằng phương pháp nào tốt nhất?

7. Cắt polyp bằng kỹ thuật nào an toàn và hiệu quả?

8. Chi phí phẫu thuật cắt polyp tốn bao nhiêu?

9. Tôi cần làm gì và tránh làm gì trong quá trình điều trị polyp ống tiêu hóa?

10. Polyp ống tiêu hóa có tái phát sau điều trị không? Có bị ung thư hóa không?

Sự phát triển của polyp ống tiêu hóa thường không quá nghiêm trọng. Có thể điều trị được bằng phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, khuyến cáo bệnh nhân cần thay đổi thói quen sinh hoạt, có lối sống khoa học, nhất là về ăn uống để giảm nguy cơ hình thành polyp ống tiêu hóa.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Hội chứng nôn chu kỳ
Hội chứng nôn chu kỳ là tình trạng khá hiếm gặp, phổ biến ở trẻ em hơn người lớn. Bệnh lý này gây ra các đợt buồn nôn và nôn…
Bệnh Lao ruột
Lao ruột là một trong những bệnh lao ít gặp.…
Xuất huyết dạ dày Bệnh Xuất Huyết Dạ Dày
Xuất huyết dạ dày là một dạng rối loạn tiêu…
Hội chứng Gardner
Hội chứng Gardner là một rối loạn di truyền hiếm…
Viêm Túi Mật

Viêm túi mật xảy ra khi dịch mật mắc kẹt trong túi mật, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát…

Dị ứng sữa Bệnh Dị Ứng Sữa

Dị ứng sữa là một dạng dị ứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, xảy ra khi cơ thể dung…

Bệnh Ung Thư Gan

Ung thư gan là bệnh ung thư ác tính gây ảnh hưởng đến chức năng gan và đường ống dẫn…

Nguyên nhân gây hội chứng ruột ngắn Hội chứng ruột ngắn

Hội chứng ruột ngắn là tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng ở ruột non do liên quan đến yếu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua