Bệnh Viêm tuyến nước bọt

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Viêm tuyến nước bọt xảy ra khi một hoặc nhiều tuyến nước bọt bị sưng viêm. Thường là do nhiễm trùng, sỏi tuyến nước bọt hoặc các bệnh miễn dịch. Đa số các trường hợp mắc bệnh đều không quá nghiêm trọng và thường biến mất sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp phát triển các triệu chứng nghiêm trọng cần thông báo ngay cho bác sĩ để được điều trị kịp thời. 

Viêm tuyến nước bọt là tình trạng sưng viêm cấp hoặc mãn tính tại các tuyến nước bọt

Tổng quan

Viêm tuyến nước bọt (Sialadenitis) là tình trạng sưng viêm một hoặc nhiều tuyến nước bọt. Các tuyến này có nhiệm vụ sản sinh nước bọt giúp làm ẩm khoang miệng, bảo vệ răng khỏi vi khuẩn, làm mềm thức ăn và tiết ra các enzyme cần thiết giúp phân hủy thức ăn trong dạ dày.

Tuyến nước bọt có 3 nhánh chính gồm các tuyến mang tai (nằm phía trước tai), tuyến dưới hàm (nằm dưới lưỡi trên sàn miệng) và tuyến dưới lưỡi (nằm sau miệng và bên dưới hàm). Ngoài 3 tuyến chính này, còn có hàng trăm tuyến nhỏ khác nằm ở môi, má, cổ họng, niêm mạc miệng... Trong đó, viêm tuyến nước bọt chủ yếu ảnh hưởng tới tuyến mang thai và tuyến dưới hàm.

Phân loại

Bệnh viêm tuyến nước bọt được chia làm 2 dạng chính gồm:

  • Viêm tuyến nước bọt cấp tính: Là tình trạng xảy ra đột ngột do nhiễm khuẩn, gây các triệu chứng ồ ạt nhưng sau đó dần thuyên giảm và biến mất nhanh chóng. Chủ yếu xuất hiện ở trẻ em.
  • Viêm tuyến nước bọt mạn tính: Là tình trạng viêm kéo dài dài hạn, có tính chất tái phát thường xuyên, tái đi tái lại thường xuyên do tắc nghẽn ống dẫn nước bọt và là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn. Dạng này phổ biến hơn ở người lớn, dễ gây biến chứng hình thành sỏi nước bọt và nhiễm trùng nghiêm trọng.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân 

Nhiễm trùng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tuyến nước bọt. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, chúng tấn công đến tuyến nước bọt và gây viêm nhiễm. Hậu quả gây viêm hoặc tắc nghẽn ống dẫn nước bọt, dẫn đến giảm sản xuất nước bọt.

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chủ yếu gây viêm tuyến nước bọt cấp tính

Cụ thể một số tác nhân gây ra nhiễm trùng tuyến nước bọt như:

  • Vi khuẩn: Gồm Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae, Streptococcus viridans, Streptococcus pyogenes, Escherichia coli...;
  • Virus & nấm: Chẳng hạn như virus quai bị, HIV, virus coxsackie, virus cúm A, virus herpes mụn rộp, virus á cúm loại 1 và 2,...

Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn tuyến nước bọt do sỏi, xoắn, biến dạng ống dẫn nước bọt, khối u hoặc hình thành các tuyến nước bọt bất thường... cũng có thể gây viêm, tăng nguy cơ nhiễm trùng tuyến nước bọt.

Yếu tố nguy cơ

Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ gây viêm tuyến nước bọt như:

  • Thói quen vệ sinh răng miệng kém;
  • Suy giảm miễn dịch;
  • Mất nước;
  • Mắc các bệnh rối loạn tự miễn dịch, tiểu đường;
  • Xạ trị ung thư;
  • Sau phẫu thuật ung thư;
  • Bệnh Sjogren;
  • Chứng Sarcoidosis;
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc như kháng histamin, chẹn beta, thuốc lợi tiểu, an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần...;
  • Bị rối loạn ăn uống, chẳng hạn như bị cuồng ăn hoặc chán ăn;
  • Suy thận;
  • Hội chứng khô miệng Xerostomis;
  • Suy dinh dưỡng, nghiện rượu;
  • Những người chưa tiêm phòng ngừa bệnh quai bị;
  • Người lớn tuổi (> 65 tuổi);

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Các triệu chứng của viêm tuyến nước bọt thường không đặc hiệu và giống với nhiều tình trạng khác. Bao gồm:

  • Khô miệng;
  • Có mùi hương và vị lạ trong miệng do có ứ mủ trong miệng;
  • Sốt, ớn lạnh do nhiễm trùng;
  • Đau khi mở miệng, nhai, nuốt thức ăn;

Trường hợp phát sinh các dấu hiệu nghiêm trọng như khó ăn uống, thở, gây đau nhức dữ dội hoặc không cải thiện khi sử dụng thuốc, thực hành vệ sinh răng miệng tốt cần phải thăm khám ngay để được chăm sóc can thiệp điều trị y tế.

Chẩn đoán 

Nếu phát hiện các dấu hiệu trên, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vị trí bị sưng, thu thập các triệu chứng lâm sàng và khai thác tiền sử bệnh cá nhân. Sau đó, để xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các biện pháp sau:

Chẩn đoán viêm tuyến nước bọt thông qua khám lâm sàng và sinh thiết nếu cần thiết

  • Sinh thiết: Nếu nghi ngờ nhiễm trùng do có sự phát triển của khối u hoặc kiểm tra tình trạng tự miễn dịch, chẩn đoán bệnh Sjogren (nếu có);
  • Xét nghiệm máu: Giúp tìm kiếm dấu hiệu nhiễm khuẩn gây viêm tuyến nước bọt;
  • Xét nghiệm hình ảnh: Giúp phát hiện các hình ảnh tổn thương tuyến nước bọt như siêu âm, chụp CT, MRI, nội soi ống dẫn nước bọt hoặc kỹ thuật Sialography;

Biến chứng và tiên lượng

Viêm tuyến nước bọt là một trong rất nhiều những tình trạng nhiễm trùng thường gặp. Tuy phổ biến nhưng bệnh được cảnh báo nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời, gồm:

  • Áp xe tuyến nước bọt;
  • Phì đại tuyến nước bọt;
  • Tắc nghẽn đường thở;

Ngoài ra, nhiễm khuẩn lây lan từ tuyến nước bọt sang các bộ phận khác của cơ thể và gây nhiễm trùng lan rộng. Chẳng hạn như nhiễm trùng da gây viêm mô tế bào hoặc hội chứng đau thắt ngực Ludwig (một dạng viêm mô tế bào xảy ra ở đáy miệng).

Viêm tuyến nước bọt nặng có thể lây lan sang nhiều cơ quan khác cực kỳ nguy hiểm

Một số ít trường hợp được ghi nhận viêm tuyến nước bọt có thể lan đến các mô vùng đầu và cổ gây nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Nhưng ngược lại, những người bị viêm tuyến nước bọt nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực, có thể khỏi bệnh sau khoảng 1 tuần. Những trường hợp viêm tuyến nước bọt nặng, can thiệp phẫu thuật có thể mất khoảng 2 tuần để phục hồi. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái phát bất kỳ lúc nào nếu gặp điều kiện thuận lợi.

Điều trị

Điều trị viêm tuyến nước bọt nhằm mục đích loại bỏ viêm nhiễm, bảo tồn tuyến nước bọt và ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng lan rộng sang các cơ quan khác trong cơ thể.

Điều trị không phẫu thuật

Để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các biện pháp điều trị tích cực sau:

Dùng thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn, hỗ trợ phục hồi tổn thương ở các tuyến nước bọt

  • Dùng thuốc kháng sinh: Hầu hết các trường hợp bị viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn đều đáp ứng tốt với phác đồ kháng sinh. Một số loại kháng sinh được dùng phổ biến như Cephalosporin, Dicloxacillin, Clindamycin...
  • Chống nhiễm trùng: Tùy theo mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ chỉ định truyền tĩnh mạch dung dịch nước muối hoặc dextrose kết hợp với kháng sinh để tăng hiệu quả chống nhiễm trùng.
  • Chăm sóc tích cực: Đối với các triệu chứng viêm tuyến nước bọt không quá nặng, bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà để cải thiện:
    • Uống nhiều nước, khoảng 8 - 10 ly/ ngày, có thể kết hợp với vài giọt chanh tươi để làm sạch khoang miệng và kích thích nước bọt tiết ra;
    • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý;
    • Ngậm một lát chanh tươi hoặc kẹo vị chanh không đường để xoa dịu kích ứng, giảm viêm và kích thích nước bọt tiết ra;
    • Massage nhẹ nhàng các tuyến nước bọt;
    • Ăn uống sao cho khoa học, tránh để thức ăn còn dính lại trong vòm miệng, ăn ít, nhai kỹ và tránh dùng các loại nước uống có cồn, có gas...

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định áp dụng cho những trường hợp bị viêm tuyến nước bọt nghiêm trọng, hình thành túi mủ áp xe. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ túi áp xe, làm sạch nhiễm trùng hoặc loại bỏ các dị vật gây tắc nghẽn khác.

Phẫu thuật nội soi loại bỏ dị vật gây tắc nghẽn làm nhiễm trùng tuyến nước bọt

Phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến nhất là nội soi sialendoscopy. Nhưng với những trường hợp chẩn đoán tuyến nước bọt có chứa sỏi lớn, nhiễm trùng nặng bắt buộc phải mổ hở để cắt bỏ tuyến nước bọt bị viêm.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa viêm tuyến nước bọt, mỗi người cần tự nâng cao ý thức trong việc giữ vệ sinh và thói quen ăn uống, sinh hoạt sao cho khoa học.

Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ giảm nguy cơ bị viêm tuyến nước bọt

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 ngày/ tuần, súc miệng và dùng chỉ nha khoa sau khi ăn;
  • Xây dựng chế độ ăn uống sao cho khoa học;
  • Uống nhiều nước đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể;
  • Tránh hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm chứa khói thuốc lá;

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị gây sốt, khô miệng, đau miệng và giảm tiết nước bọt là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân tại sao tôi bị viêm tuyến nước bọt?

3. Bị viêm tuyến nước bọt có nặng không? Có gây biến chứng không?

4. Tình trạng bệnh của tôi có nghiêm trọng không?

5. Phương pháp điều trị viêm tuyến nước bọt hiệu quả nhất dành cho trường hợp củ tôi?

6. Quá trình điều trị viêm tuyến nước bọt mất bao lâu thì khỏi?

7. Dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm tuyến nước bọt có gây tác dụng phụ không?

8. Bệnh viêm tuyến nước bọt có tái phát sau điều trị không?

Viêm tuyến nước bọt có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Trong trường hợp nhẹ bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời trong trường hợp nặng, có biến chứng có thể dẫn đến tử vong. Do đó, dù bệnh nhẹ hay nặng, tốt nhất bạn vẫn nên chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán và ngăn ngừa các biến chứng khó lường.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Xơ Gan Mất Bù
Xơ gan mất bù còn được gọi là xơ gan cổ trướng và là giai đoạn thứ 2 của bệnh xơ gan. Đây là giai đoạn nguy hiểm khi các…
Bệnh đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày là vấn đề tiêu hóa nhiều…
Viêm hang vị dạ dày Bệnh Viêm Hang Vị Dạ Dày
Viêm hang vị dạ dày là bệnh về đường tiêu…
Bệnh Liệt Ruột
Liệt ruột là phản ứng tạm thời sau phẫu thuật…
Bệnh trĩ Bệnh Trĩ

Bệnh trĩ là nỗi ám ảnh của hơn 45% dân số Việt Nam. Phần lớn nguyên nhân gây trĩ là…

Viêm Túi Mật

Viêm túi mật xảy ra khi dịch mật mắc kẹt trong túi mật, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát…

Bệnh Ung Thư Gan

Ung thư gan là bệnh ung thư ác tính gây ảnh hưởng đến chức năng gan và đường ống dẫn…

Bệnh Viêm Hậu Môn

Viêm hậu môn là bệnh lý thường gặp ở mọi độ tuổi, do nhiều nguyên nhân gây ra. Đây có…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua