Bệnh Sưng tuyến mang tai

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Sưng tuyến mang tai là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như viêm tuyến nước bọt. Hoặc nghiêm trọng hơn là các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn, virus... Tiên lượng về tình trạng này khá tốt và có thể điều trị khỏi nhanh chóng nếu xác định đúng nguyên nhân. Các chọn lựa điều trị phổ biến là dùng thuốc kháng sinh, kháng virus kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ. 

Sưng tuyến mang tai xảy ra khi tuyến mang tai ở hàm sưng to bất thường

Tổng quan

Tuyến mang tai là một trong ba tuyến nước bọt chính của cơ thể. Mỗi người có 2 tuyến mang tai, mỗi tuyến nằm ở phía trước mỗi tai. Chức năng của tuyến mang tai là sản xuất và tiết ra nước bọt - chất quan trọng giúp phân hủy thức ăn và tiêu hóa đúng cách.

Sưng tuyến mang tai (Parotid gland swelling) là tình trạng sưng viêm khiến tuyến này phình to ra, có thể quan sát thấy bằng mắt thường, do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus hoặc nấm. Tình trạng sưng tuyến mang tai thường xảy ra ở một bên, nhưng cũng có một số ít trường hợp khoảng 15 - 25% trường hợp bị sưng ở cả hai bên.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Tuyến mang tai có thể bị sưng viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

Nhiễm trùng

Một số tác nhân nhiễm trùng thường gặp gây ra sưng tuyến mang tai bao gồm:

Hầu hết trường hợp sưng tuyến mang tai đều là do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus

  • Vi khuẩn:
    • Streptococcus pyogenes: Đây là loại vi khuẩn gây ra rất nhiều dạng nhiễm trùng khác nhau. Phổ biến nhất là viêm họng liên cầu khuẩn và bao gồm cả viêm tuyến mang tai.
    • Haemophilusenzae có khả năng gây nhiễm trùng ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, trong đó có tuyến mang tai. Dạng nhiễm trùng này phổ biến hơn trẻ em, làm tăng nguy cơ phát triển viêm tuyến mang tai cấp tính.
  • Virus:
    • Paramyxovirus: Đây là chủng virus gây bệnh quai bị và làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng tuyến mang tai. Tổn thương đặc trưng dưới dạng da sưng phồng lên kèm theo viêm nhiễm.
    • Cytomegalovirus: Có khả năng gây ra nhiều bệnh lý nhiễm trùng khác nhau, trong đó có tình trạng sưng viêm tuyến mang tai.
    • Epstein-Barr virus (EBV): Đây là loại virus phổ biến gây ra sưng tuyến mang tai kèm theo một số triệu chứng sốt, mệt mỏi, suy nhược, hôn mê.
    • Coxsackievirus: Đây là một loại enterovirus gây ảnh hưởng đến các bộ phận như tay, chân, miệng. Một số trường hợp chủng virus này cũng làm ảnh hưởng đến tuyến nước bọt, sau đó lây lan vào tuyến mang tai kèm theo biểu hiện sưng viêm.
    • Virus cúm: Một vài trường hợp nhiễm virus cúm gây sưng tuyến mang tai, kích thích tuyến này sản xuất nhiều nước bọt và gây viêm.

Vệ sinh răng miệng kém

Những người lười vệ sinh răng miệng, ít đánh răng, súc miệng nước muối hoặc dùng chỉ nha khoa là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng, dẫn đến sưng tuyến mang tai.

Ảnh hưởng từ các tác nhân khác

  • Các vấn đề sức khỏe như:
  • Khối u: Sự phát triển của các khối u lành tính hoặc ác tính cũng có thể làm tăng nguy cơ khởi phát tình trạng sưng tuyến mang tai. Loại khối u thường gặp nhất là ung thư biểu mô niêm mạc hoặc ung thư biểu mô tuyến.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Khi tuyến mang tai sưng lên, bạn sẽ thấy một hoặc cả hai bên mặt sưng phồng lên thấy rõ. Kèm theo đó là sự phát triển của một số dấu hiệu khác gồm:

Bị sưng tuyến mang tai gây sưng phồng một bên mặt kèm theo sốt, khô miệng, mệt mỏi, buồn nôn...

  • Sốt, ớn lạnh;
  • Mệt mỏi, suy nhược;
  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Có vị kim loại trong miệng;
  • Khô miệng;
  • Gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt;
  • Hạn chế cử động cơ mặt khi nói, cười;
  • Dạ dày co thắt nhiều hơn do tăng nhu động ruột;

Chẩn đoán

Tình trạng sưng tuyến mang tai có thể dễ dàng chẩn đoán thông qua cách đơn giản nhất là quan sát. Khi nhìn vào vùng quai hàm trên má, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy vùng này sưng và phồng lên. Hoặc bạn cũng thể thấy dịch mủ chảy ra lẫn trong nước bọt mỗi khi ấn nhẹ vào khối phồng lên.

Việc kiểm tra này có thể tự thực hiện tại nhà hoặc được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa khi thăm khám tại bệnh viện. Để xác nhận chẩn đoán bị sưng tuyến mang tai và tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ yêu cầu thực bạn thực hiện một số xét nghiệm sau đây:

  • Nuôi cấy vi khuẩn: Mẫu phẩm bệnh là dịch mủ tích tụ trong tuyến mang tai bị sưng được thu thập nhằm kiểm tra dưới kính hiển vi, tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn.
  • Kiểm tra hình ảnh: Những hình ảnh chẩn đoán từ các kỹ thuật như siêu âm, chụp CT, MRI hoặc xạ hình tuyến mang tai cho phép phát hiện các tổn thương bất thường gây ra sưng viêm.

Biến chứng và tiên lượng

Sưng tuyến mang tai không phải bệnh lý, mà bản chất của nó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như nhiễm trùng tuyến mang tai hoặc các bệnh nhiễm trùng hệ thống khác. Nếu chủ quan bỏ qua việc điều trị, sưng tuyến mang tai có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau như:

Sưng viêm tuyến mang tai làm tăng nguy cơ phát triển áp xe hoặc viêm mô tế bào nếu không điều trị kịp thời

  • Hình thành áp xe túi mủ;
  • Nhiễm trùng lan rộng sang các khu vực lân cận;
  • Tăng nguy cơ phát triển viêm mô tế bào hoặc nhiễm trùng huyết;
  • Ngoài ra còn có các vấn đề khác như nhiễm trùng mãn tính, nhiễm trùng thứ cấp, tắc nghẽn ống dẫn nước bọt, hình thành u hạt...;

Trong những trường hợp nhẹ, tình trạng sưng viêm có thể tự khỏi sau khoảng 2 - 3 ngày mà không cần điều trị. Nhưng với những trường hợp bị sưng tuyến mang tai liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm, việc điều trị là cần thiết nhằm kiểm soát tiến triển và ngăn ngừa các biến chứng khó lường.

Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ban đầu, hãy chủ động đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và được bác sĩ chẩn đoán biện pháp điều trị phù hợp.

Điều trị

Điều trị y tế đối với tình trạng sưng tuyến mang tai thường được chỉ định trong những trường hợp nặng và kéo dài dai dẳng.

Dùng thuốc

Tùy theo tác nhân gây sưng viêm tuyến mang tai sẽ dùng loại thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường dùng như:

Trường hợp sưng tuyến mang tai do nhiễm trùng vi khuẩn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh

  •  Thuốc kháng sinh: Những trường hợp sưng kèm theo nước bọt chứa dịch mủ rõ chứng tỏ nhiễm vi khuẩn sẽ được chỉ định điều trị bằng kháng sinh. Có thể kể đến một số loại kháng sinh sau:
    • Amoxicillin (Amoxil) với liều cơ bản từ 500 - 1000mg mỗi 8 giờ cho người lớn;
    • Cephalexin (Keflex) với liều khoảng 500mg mỗi 6 giờ cho người lớn;
    • Clindamycin (Dalacin C phosphate) với liều khoảng 150 - 300mg mỗi 6 giờ cho người lớn;
  • Thuốc chống virus: Có khả năng giúp cơ thể chống lại các loại virus gây sưng viêm tuyến mang tai. Hầu hết các loại thuốc kháng virus đều là dạng uống trực tiếp. Tùy theo chủng virus mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc và thời gian dùng phù hợp.
  • Thuốc giảm đau: Để hỗ trợ cải thiện cơn đau và giảm viêm, có thể cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm như acetaminophen hoặc ibuprofen.

Chăm sóc tại nhà

Các biện pháp đơn giản dưới đây giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng sưng tuyến mang tai:

Chườm lạnh giúp giảm nhanh cảm giác sưng đau khó chịu ở tuyến mang tai

  • Chườm đá: Đây là cách đơn giản giúp giảm nhanh triệu chứng sưng đau khó chịu do sưng tuyến mang tai. Mỗi lần chườm trực tiếp lên chỗ sưng từ 10 - 20 phút. Lưu ý sử dụng túi chườm để tránh khiến da bị bỏng lạnh.
  • Ăn đồ lạnh: Ăn đá bào, đồ đông lạnh hoặc kem que để giúp giảm cảm giác sưng đau khó chịu.
  • Chế độ ăn uống: Đây cũng là yếu tố quan trọng cần lưu ý để cải thiện triệu chứng sưng tuyến mang tai.
    • Ưu tiên chọn những loại thực phẩm mềm, dễ nhai, nuốt để không gây kích ứng hoặc tăng cảm giác đau nhức;
    • Hạn chế các loại thực phẩm kích thích sản xuất nước bọt như thức ăn cay, nóng, đồ chiên xào, trái cây chứa axit như cam quýt... Vì chúng có thể khiến cơn đau ngày càng trở nên tồi tệ hơn;
    • Tránh ăn các loại kẹo, hạt cứng hoặc rau củ, trái cây giòn để hạn chế tăng nặng cơn đau;
    • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường và muối để tránh làm cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ mất nước;
    • Nói không với rượu, bia, cà phê... vì chúng có thể ngăn chặn quá trình chữa lành vết thương;

Phòng ngừa 

Vì sưng tuyến mang tai chủ yếu xuất phát từ nhiễm trùng và vệ sinh kém, nên chỉ cần thực hiện tốt các vấn đề này sẽ giúp phòng ngừa được tình trạng này.

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ các tác nhân gây hại gây sưng viêm tuyến mang tai.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và nước ấm, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là khi hệ miễn dịch đang suy yếu.
  • Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách tuân thủ thực hiện lối sống khoa học bao gồm ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, ngủ nghỉ đúng giờ giấc, tập thể dục hàng ngày...

Phòng ngừa

1. Nguyên nhân tại sao tôi bị sưng tuyến mang tai?

2. Tình trạng sưng tuyến mang tai của tôi có nghiêm trọng không?

3. Bị sưng tuyến mang tai bao lâu thì khỏi?

4. Nếu không điều trị sưng tuyến mang tai có thể gây ra những biến chứng gì?

5. Điều trị sưng tuyến mang tai bằng cách nào tốt nhất?

6. Tôi cần làm gì để hỗ trợ cải thiện triệu chứng sưng tuyến mang tai?

7. Sưng tuyến mang tai có thể tái phát lại sau điều trị không?

Sưng tuyến mang tai không chỉ gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, nói chuyện mà còn tăng nguy cơ phát triển một số biến chứng nhiễm trùng khó lường. Bởi vậy hãy chủ động thăm khám sớm tại bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn áp dụng biện pháp điều trị tốt nhất.

Xem thêm:

Chia sẻ:
Bệnh viêm xoang Bệnh Viêm Xoang
Viêm xoang là bệnh lý Tai - Mũi - Họng có tỷ lệ mắc cao tại Việt Nam. Bản chất của viêm xoang không nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng…
Bệnh Viêm Mủ Màng Phổi
Viêm mủ màng phổi là một trong những dạng nhiễm…
Bệnh Bạch Hầu Thanh Quản
Bạch hầu thanh quản có thể xảy ra do nhiễm…
Polyp dây thanh quản Bệnh Polyp Dây Thanh Quản
Polyp dây thanh quản là bệnh lý tai mũi họng…
Viêm đường hô hấp dưới Bệnh Viêm Đường Hô Hấp Dưới

Viêm đường hô hấp dưới là nhóm các bệnh lý nhiễm trùng thường gặp như viêm phổi, viêm phế quản,…

Viêm đường hô hấp trên Bệnh Viêm Đường Hô Hấp Trên

Viêm đường hô hấp trên là tập hợp các bệnh tại đường hô hấp phía trên như hầu, mũi, thanh…

Bệnh viêm thanh quản

Bệnh viêm thanh quản là một trong những vấn đề xảy ra tại đường hô hấp trên. Nguyên nhân có…

Bệnh Viêm Màng Nhĩ Bọng Nước

Viêm màng nhĩ bọng nước là một dạng nhiễm trùng tai phổ biến. Đặc trưng của bệnh là những nốt…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua