Bệnh Viêm Bao Hoạt Dịch Khớp Gối

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Viêm bao hoạt dich khớp gối xảy ra do rất nhiều nguyên nhân và ở bất kỳ đối tượng nào. Đa phần trường hợp là do chấn thương khi hoạt động khớp gối quá mức hoặc do sự ảnh hưởng của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác. Các chọn lựa điều trị như dùng thuốc, phẫu thuật, vật lý trị liệu... chủ yếu nhằm cải thiện triệu chứng, ngăn chặn biến chứng và phục hồi chức năng khớp. 

Tổng quan

Viêm bao hoạt dịch khớp gối (Synovitis Knee Joint) là tình trạng viêm màng hoạt dịch có nhiệm vụ bôi trơn chất lỏng nằm ở khu vực đầu gối. Tình trạng này thường xảy ra sau các chấn thương hoặc ảnh hưởng từ một số bệnh lý rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp.

Viêm bao hoạt dịch khớp gối xảy ra khi lớp màng bao hoạt dịch nằm xung quanh khớp gối bị viêm

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Nhưng những người thường xuyên sử dụng khớp gối như lao động tay chân nặng nhọc hoặc vận động viên thể thao thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, người lớn tuổi có hệ xương khớp lão hóa nhanh cũng làm tăng nguy cơ phát triển viêm bao hoạt dịch khớp gối.

Tuy việc điều trị viêm bao hoạt dịch khớp gối không quá khó, nhưng đa số bệnh nhân lại chủ quan không điều trị. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp hoặc bại liệt. Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Phân loại

Viêm bao hoạt dịch khớp gối được phân chia làm 4 dạng chính, phụ thuộc vào vị trí viêm. Bao gồm:

  • Viêm bao hoạt dịch trong đầu gối: Tên gọi khác là bao hoạt dịch anserine gây tác động đến phần bên trong phía dưới đầu gối;
  • Viêm bao hoạt dịch dưới xương bánh chè: Lớp màng bao hoạt dịch bị viêm nằm ở vị trí ngay bên dưới xương bánh chè;
  • Viêm bao hoạt dịch trước xương bánh chè: Ảnh hưởng đến lớp bao hoạt dịch nằm phần trên đầu gối, trước xương bánh chè;
  • Viêm bao hoạt dịch trên xương bánh chè: Tình trạng viêm ảnh hưởng đến lớp bao hoạt dịch ở vị trí trên xương bánh chè;

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Màng hoạt dịch khớp gối là màng lót giữa các khớp và gân bao quanh khớp. Theo các chuyên gia, có 2 nguyên nhân chính gây ra viêm bao hoạt dịch khớp gối là:

Hoạt động quá mức khớp gối

Thông thường, nguyên nhân này thường xảy ra ở người trẻ tuổi, có sức khỏe tốt và năng động. Sự phát triển của viêm bao hoạt dịch khớp gối thường là do khớp gối phải chịu áp lực mạnh hoặc kéo dài, kích thích phản ứng viêm.

Sử dụng khớp gối quá mức làm tăng nguy cơ tổn thương và phát triển viêm bao hoạt dịch khớp gối

Một số nguyên nhân thường gặp như:

  • Thường xuyên thực hiện các vận động quá sức gây áp lực cho đầu gối như chạy bộ đường dài, nhảy cao liên tục, quỳ gối thường xuyên;
  • Vận động viên chơi các môn thể thao dễ gây chấn thương như bóng đá, bóng chuyền, đấu vật, điền kinh...;
  • Tính chất công việc đòi hỏi phải sử dụng khớp gối nhiều. Thường xảy ra ở những người làm việc lao động tay chân, khuân vác vật nặng thường xuyên gây áp lực cho khớp gối;

Các vấn đề sức khỏe liên quan 

Sự phát triển của các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn trong cơ thể cũng có mối liên hệ mật thiết với viêm bao hoạt dịch khớp gối. Bao gồm:

  • Viêm khớp;
  • Viêm khớp sau chấn thương;
  • Viêm khớp thoái hóa;
  • Viêm khớp tự miễn;
  • Các bất thường về xương;
  • Nhiễm trùng mãn tính (điển hình như bệnh lao);
  • Bệnh gout;

Các yếu tố nguy cơ khác

  • Thừa cân béo phì;
  • Người lớn tuổi bị lão hóa xương khớp theo thời gian;
  • Yếu tố di truyền;
  • Chế độ ăn uống thiếu chất;
  • Nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Viêm màng hoạt dịch nói chung và viêm bao hoạt dịch khớp gối nói riêng đều gây ra những triệu chứng giống nhau. Về cơ bản sẽ bao gồm các biểu hiện cụ thể sau:

  • Đau nhức đầu gối khi vận động hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi;
  • Sưng tấy, nóng đỏ vùng da tại khớp gối;
  • Cứng khớp gối gây hạn chế cử động, thường là các động tác đơn giản như đứng lên, ngồi xuống, co gập đầu gối hoặc duỗi thẳng;

Chẩn đoán

Để đảm bảo điều trị chính xác căn nguyên gây ra các triệu chứng sưng đau, cứng khớp đầu gối, cần thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán phù hợp. Một số phương pháp được áp dụng phổ biến để chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khớp gối bao gồm:

Các kiểm tra cận lâm sàng như chụp X quang, siêu âm khớp hoặc chụp MRI giúp đánh giá mức độ tổn thương viêm bao hoạt dịch khớp gối

  • Khám lâm sàng: Nhằm mục đích kiểm tra các triệu chứng thực thể, khả năng cử động, phạm vi chuyển động tại đầu gối. Bác sĩ thường thực hiện đồng thời giữa việc khai thác triệu chứng, tiền sử bệnh, chấn thương và dùng tay hoặc dụng cụ để kiểm tra mức độ triệu chứng.
  • Kiểm tra hình ảnh: Để quan sát được các tổn thương cụ thể bên trong khớp gối, xác định mức độ và loại trừ các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác, bắt buộc phải thực hiện một trong những kỹ thuật hình ảnh dưới đây:
    • Chụp X quang: Đây là kỹ thuật phổ biến được áp dụng trong chẩn đoán các bệnh xương khớp. Hình ảnh X quang giúp phát hiện các tổn thương bất thường ở xương hoặc dấu hiệu viêm khớp.
    • Siêu âm cơ xương khớp: Giúp xác định mức độ sưng viêm lớp màng bao hoạt dịch ở khớp đầu gối.
    • Chụp cộng hưởng từ MRI: Với những trường hợp tổn thương khó nhìn khiến việc chẩn đoán mơ hồ, có thể thực hiện kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI. Hình ảnh MRI cho phép quan sát chi tiết hình ảnh cấu trúc các mô mềm, đánh giá mức độ tổn thương viêm bao hoạt dịch vùng đầu gối.

Biến chứng và tiên lượng

Viêm bao hoạt dịch khớp gối là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh lý viêm bao hoạt dịch. Theo đánh giá của các chuyên gia, tình trạng viêm này không nguy hiểm, có thể kiểm soát tiến triển nhanh chóng ngay sau khi phát hiện bằng các biện pháp y tế phù hợp.

Viêm bao hoạt dịch khớp gối có thể gây biến dạng khớp, tràn dịch khớp, dính khớp... nếu không điều trị kịp thời

Hiếm có trường hợp nào bị viêm bao hoạt dịch khớp gối lại gây ra biến chứng nặng nề như biến dạng khớp hoặc teo cơ, liệt khớp. Tuy nhiên, tỷ lệ thấp không đồng nghĩa với việc không xảy ra. Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng nhưng không điều trị kịp thời có thể gây hàng loạt các biến chứng khó lường như:

  • Tràn dịch khớp, dính khớp, biến dạng khớp;
  • Yếu cơ, teo cơ, tăng nguy cơ phát triển bại liệt, tàn phế suốt đời;
  • Biến chứng tiến triển từ viêm sang thấp khớp cấp, gây ra các tình trạng sức khỏe mạn tính như tim mạch, tổn thương van tim, dẫn đến suy tim, đe dọa tính mạng...;

Do đó, hãy chủ động thăm khám và điều trị sớm để ngăn chặn các biến chứng khó lường này. Việc điều trị sẽ được hướng dẫn bởi bác bác sĩ chuyên khoa xương khớp có kinh nghiệm để sớm loại bỏ tổn thương và phục hồi chức năng khớp gối.

Điều trị

Việc điều trị viêm bao hoạt dịch khớp gối chủ yếu nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng, phục hồi chức năng khớp gối và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tùy theo căn nguyên gây bệnh là gì mà bác sĩ sẽ hướng dẫn áp dụng phác đồ điều trị phù hợp.

Một số phương pháp điều trị viêm bao hoạt dịch khớp gối hiệu quả như:

Dùng thuốc 

Để cải thiện các triệu chứng liên quan đến viêm bao hoạt dịch khớp gối, chọn lựa đầu tay luôn là sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Một số loại thuốc từ không kê đơn cho đến kê đơn sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng với liều dùng phù hợp.

Các loại thuốc giảm đau, chống viêm thông thường giúp cải thiện đáng kể triệu chứng đau nhức khó chịu

Một số loại thuốc thường dùng như:

  • Thuốc giảm đau: Mức độ đau nhẹ có thể dùng thuốc chống viêm không steroid như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen;
  • Corticosteroid: Trường hợp đau nhức dữ dội và nghiêm trọng có thể được chỉ định tiêm corticosteroid trực tiếp vào khớp để kiểm soát cơn đau nhanh chóng.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp tình trạng viêm bao hoạt dịch khớp gối do vi khuẩn gây ra.

Chăm sóc tại nhà

Đa phần các trường hợp bị viêm bao hoạt dịch khớp gối đều đáp ứng cải thiện tốt khi dùng thuốc và thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà dưới đây.

Chườm lạnh thường xuyên giúp cải thiện nhanh các triệu chứng sưng viêm, đau nhức

  • Nghỉ ngơi: Khi xuất hiện triệu chứng đau nhức, hãy dừng ngay mọi hoạt động khiến tổn thương bao hoạt dịch khớp gối càng nặng hơn. Tốt nhất người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế cử động, đi lại nhiều. Tạo điều kiện cho chức năng khớp phục hồi nhanh hơn.
  • Chườm lạnh: Thực hiện chườm đá lạnh trực tiếp lên khớp gối nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 15 - 20 phút để hỗ trợ giảm đau.
  • Nâng cao chân: Đây là kỹ thuật giúp giảm sưng đầu gối nhanh chóng, đơn giản mà người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà.
  • Băng quấn ép: Cách này cũng giúp cải thiện nhanh cơn đau nhức và sưng viêm tại khớp gối.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được cân nhắc chỉ định cho những trường hợp bị viêm bao hoạt dịch khớp gối nghiêm trọng và không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác. Trong trường hợp này, bắt buộc phải tiến hành cắt bỏ màng hoạt dịch.

Hiện nay, có 2 kỹ thuật cắt bỏ được áp dụng phổ biến như mổ hở và mổ nội soi.  Cả 2 phương pháp này đều nhằm mục đích loại bỏ tổn thương, giảm đau, cải thiện các triệu chứng liên quan và ngăn chặn biến chứng.

Phẫu thuật cắt bỏ lớp màng bao hoạt dịch quanh khớp giúp loại bỏ hoàn toàn tổn thương viêm

Tuy nhiên, vì phẫu thuật mổ hở đòi hỏi phải mổ xâm lấn trực tiếp đến cơ thể nên thời gian lành vết thương lâu hơn. Không những vậy, còn gây ra đau đớn, dễ nhiễm trùng hơn sau phẫu thuật. Ngược lại, mổ nội soi bằng các thiết bị chuyên dụng, vết mổ nhỏ, ít chảy máu, ít gây đau và không mất nhiều thời gian để hồi phục.

Vật lý trị liệu

Sau phẫu thuật, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên dành thời gian để thực hiện vật lý trị liệu nhằm cải thiện triệu chứng và thúc đẩy tiến trình phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật.

Thông thường, khoảng 2 - 3 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể bắt đầu tập vật lý trị liệu. Mục đích nhằm ngăn chặn biến chứng yếu cơ, teo cơ do nằm quá lâu, cải thiện khả năng vận động và tính linh hoạt cho đầu gối khi phục hồi hoàn toàn.

Liệu trình vật lý trị liệu thường bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Chẳng hạn như các bài tập cơ năng trị liệu, sử dụng thiết bị chiếu sóng xung kích hoặc laser trị liệu. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ hướng dẫn thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu phù hợp.

Phòng ngừa

Để giảm nguy cơ phát triển, cần loại trừ hoàn toàn các yếu tố gây tác động đến khớp gối bao gồm:

Phòng ngừa viêm bao hoạt dịch khớp gối bằng một lối sống khoa học và sinh hoạt điều độ

  • Tránh thực hiện các hoạt động quá sức gây ảnh hưởng đến khớp gối bằng các biện pháp như khởi động khớp gối thật kỹ trước khi chơi thể thao hoặc thực hiện bất kỳ buổi rèn luyện thể lực nào.
  • Tập thể dục vừa sức, phù hợp với tình trạng sức khỏe chung và sức khỏe khớp gối. Đặc biệt phải kiên trì thực hiện hàng ngày để đạt kết quả tốt nhất.
  • Hạn chế ngồi xổm hay quỳ gối thường xuyên trong thời gian dài. Thỉnh thoảng thay đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi để đầu gối được thư giãn.
  • Sử dụng miếng đệm lót nhằm bảo vệ đầu gối khỏi các tác động gây tổn thương trong quá trình hoạt động.
  • Duy trì cân nặng phù hợp, tránh tăng cân quá mức kiểm soát trong thời gian ngắn để giảm nguy cơ tổn thương khớp gối.
  • Xây dựng lối sống sinh hoạt, điều độ, ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi thư giãn toàn thân để giảm nguy cơ phát triển bệnh tật.
  • Những người có tiền sử bị tổn thương khớp gối nên tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để đươc kiểm tra và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lý.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

2. Cần làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khớp gối?

3. Nguyên nhân tại sao tôi bị viêm bao hoạt dịch khớp gối?

4. Không điều trị viêm bao hoạt dịch khớp gối có thể gây ra những biến chứng nào?

5. Bị viêm bao hoạt dịch khớp gối có tự khỏi không?

6. Phương pháp điều trị viêm bao hoạt dịch khớp gối tốt nhất dành cho tôi?

7. Tôi cần làm gì để cải thiện triệu chứng tại nhà?

8. Tình trạng của tôi có cần phẫu thuật không? Khi nào nên thực hiện?

9. Chi phí điều trị viêm bao hoạt dịch khớp gối tốn bao nhiêu?

10. Tôi có tái khám lại sau khi điều trị không?

Viêm bao hoạt dịch khớp gối không phải căn bệnh quá nguy hiểm. Chỉ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tiến triển bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát mà không gây ra bất kỳ biến chứng nào. Thời gian phục hồi cũng sẽ nhanh hơn khi tổn thương còn mới chưa nghiêm trọng. Do đó, khuyến khích bệnh nhân nên chủ động thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để đạt được những lợi ích tối ưu.

Xem thêm:

Chia sẻ:
Bệnh Đa U Tuỷ Xương
Đa u tủy xương là bệnh lý ung thư máu ác tính nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong cao nếu chẳng may mắc phải. Người lớn tuổi…
Bệnh Xương hóa đá
Xương hóa đá là bệnh lý về xương hiếm gặp,…
Thoái hóa đốt sống cổ Bệnh Thoái Hoá Đốt Sống Cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp…
Vôi hóa cột sống Bệnh Vôi Hoá Cột Sống
Vôi hóa cột sống là hiện tượng tích tụ canxi…
Bệnh Viêm Khớp Cùng Chậu

Viêm khớp cùng chậu xảy ra do rất nhiều tác nhân như viêm khớp, chấn thương, mang thai hoặc các…

Bệnh Viêm Khớp Ngón Chân

Viêm khớp ngón chân có thể xảy ra ở bất kỳ ngón chân nào, nhưng phổ biến nhất là ở…

Bệnh Lao Cột Sống

Lao cột sống phổ biến chỉ sau lao phổi. Đây là một dạng bệnh thường gặp trong tất cả các…

Loãng xương Bệnh Loãng Xương

Loãng xương là một tình trạng khiến xương trở nên yếu và dễ gãy hơn. Xương của người bị loãng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua