Nuốt nước bọt đau họng bên trái, bên phải – Nguyên nhân và cách chữa

Triệu chứng nuốt nước bọt gây đau họng bên trái, bên phải xuất phát từ tổn thương ở cổ họng và các cơ quan lân cận, thường liên quan đến viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản… Tình trạng này có thể được chữa khỏi.

Nuốt nước bọt đau họng bên trái, bên phải do đâu?

Tình trạng đau họng bên trái, bên phải do nuốt nước bọt có thể xuất phát từ tổn thương và nhiễm trùng ở cổ họng. Các nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng này, bao gồm:

nuốt nước bọt đau họng bên phải
Nuốt nước bọt thấy đau họng bên trái, bên phải do nhiều nguyên nhân

1. Viêm họng

Cổ họng là cơ quan dễ bị tổn thương và nhiễm trùng khi thời tiết thay đổi hoặc khi hệ miễn dịch suy giảm. Virus và vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc hầu họng có thể khiến cơ quan này bị đỏ, sưng tấy và đau nhức.

Cơn đau do viêm họng thường nghiêm trọng hơn khi nói chuyện, ăn uống, há miệng to và nuốt nước bọt. Bên cạnh đó, bệnh viêm họng còn gây ra một số triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau nhức người và đau đầu.

Nhiễm trùng họng có thể xảy ra ở toàn bộ cổ họng hoặc chỉ xuất hiện ở bên trái hoặc bên phải. Trong trường hợp chỉ nhận thấy cơn đau ở một bên, nguyên nhân có thể là do vi khuẩn chỉ xâm nhập và gây nhiễm trùng ở một bên cổ họng.

nuốt nước bọt đau họng bên phải
Viêm họng có thể gây đau rát họng khi ăn uống, nuốt nước bọt hoặc khi giao tiếp

Điều trị:

Hầu hết trường hợp không cần dùng thuốc. Người bệnh có thể uống nước ấm, ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt và uống nước trái cây để tăng sức đề kháng, giảm đau họng. Ngoài ra người bệnh có thể súc miệng với nước muối loãng từ 1 – 2 lần/ ngày, uống nước mật ong ấm để làm dịu nhanh tình trạng viêm họng và đau cổ họng khi nuốt.

Đối với những trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn hoặc đau họng nhiều, người bệnh có thể dùng kháng sinh, thuốc giảm đau kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ để điều trị

XEM THÊM: Viêm họng cấp tính – Cách chữa dứt điểm, tránh tái phát từ thảo dược

2. Viêm amidan

Amidan là hai hạch lympho nằm ở bên trái và phải của cổ họng. Cơ quan này có vai trò miễn dịch và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên khi thời tiết thay đổi hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách, amidan có thể bị nhiễm trùng do các vi khuẩn và virus tấn công.

Tương tự như nhiễm trùng cổ họng, vi khuẩn có thể xâm nhập ở cả 2 hạch lympho hoặc có thể chỉ xâm nhập vào hạch bên trái/ phải.

Triệu chứng nhận biết viêm amidan gồm đau họng, nóng rát, ngứa họng, nghẹt mũi, khó chịu,…Khi amidan bị sưng tấy nghiêm trọng, bạn có thể cảm thấy đau họng ngay cả khi nuốt nước bọt hoặc uống nước.

Điều trị:

Người bệnh được chỉ định điều trị viêm amidan bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, kết hợp uống nước ấm, súc miệng bằng nước muối, tránh thức ăn cứng và các chất kích thích. Đôi khi phẫu thuật cắt amindan có thể cần thiết.

3. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là hệ quả của hội chứng tăng tiết dịch vị dạ dày. Lượng axit dạ dày dư thừa có xu hướng trào ngược lên thực quản và gây ra các triệu chứng như ợ hơi, đầy bụng, đau rát cổ họng, ợ chua, buồn nôn,…

Khi lượng axit trào ngược trong một thời gian dài, niêm mạc ở cổ họng có thể bị ăn mòn, dẫn đến tình trạng đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống.

Điều trị:

Đối với những trường hợp nhẹ, việc thay đổi lối sống có thể giúp điều trị bệnh. Cụ thể:

  • Tránh nằm ngay sau khi ăn xong
  • Chia nhỏ bữa ăn để không ăn quá no
  • Ăn chậm ngay kỹ
  • Tránh hút thuốc lá
  • Tránh các thực phẩm hoặc thức uống kích thích trào ngược axit, chẳng hạn như thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm béo, chiên, cafein, rượu, sốt cà chua… Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh.
  • Tránh mặc quần áo bó sát
  • Thư giãn, giảm stress.

Đối với những trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ được hướng dẫn điều trị bằng thuốc như thuốc chống bơm proton làm giảm axit trong dạ dày.

KHÔNG THỂ BỎ QUA: Trào ngược dạ dày thực quản gây ho, viêm họng nên làm gì?

4. U thực quản (polyp thực quản lành tính)

Polyp thực quản là một dạng u lành tính xuất hiện ở thực quản. Bệnh lý này có thể phát sinh do trào ngược dạ dày kéo dài, nhiễm virus hoặc do tuyến nhờn lạc chỗ.

nuốt nước bọt đau họng bên trái
Polyp thực quản lành tính có thể chèn ép lên thực quản, cổ họng và làm phát sinh cơn đau

Khi khối u phát triển và chèn ép lên thực quản, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, tức ngực, nuốt thức ăn hoặc nuốt nuốt nước bọt đau cổ họng bên trái / bên phải, nghẹn khi nuốt,…

Điều trị:

Phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Nội soi thực quản cắt polyp.
  • Mổ hở hoặc mổ nội soi cắt polyp.

5. Tổn thương cổ họng

Tổn thương cổ họng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau họng bên trái hoặc bên phải khi nuốt nước bọt. Cổ họng có thể bị trầy xước và tổn thương do ăn các thực phẩm cay nóng, thực phẩm cứng hoặc do dị vật vướng ở cổ họng.

Trong trường hợp vướng dị vật, bạn có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm khác như nghẹn cổ họng và khó thở.

Điều trị:

Hầu hết các trường hợp không cần điều trị. Người bệnh chỉ cần uống nước ấm, ăn thức ăn mềm, dễ nuốt; tránh đồ ăn cứng, thực phẩm cay nóng để không gây tổn thương thêm cho cổ họng.

6. Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng (khối u ác tính vòm họng) là tình trạng tế bào tăng sản quá mức và hình thành khối u ở vòm họng. Khác với khối u lành tính, u ác tính có mức độ nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không can thiệp điều trị.

Những triệu chứng của ung thư vòm họng thường gồm như đau họng đau tai, giảm thị lực, chảy mủ/ máu mũi, nghẹt mũi, khó thở, lười ăn, mệt mỏi, sụt cân,…

Điều trị:

Những phương pháp chính trong điều trị ung thư vòm họng gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u
  • Hóa trị
  • Xạ trị

7. Viêm thanh quản

Thanh quản là một phần của hệ hô hấp, nằm giữa vị trí khí quản và yết hầu. Cơ quan này có thể bị viêm nhiễm do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập. Khi bị viêm thanh quản, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng như ho khan, đau họng, khàn giọng hoặc mất giọng nói.

Với trường hợp nhiễm trùng nặng, cơn đau họng do viêm thanh quản có thể bùng phát ngay cả khi nuốt nước bọt hoặc giao tiếp.

nuốt nước bọt đau họng bên trái
Đau họng khi nuốt nước bọt cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm thanh quản

Điều trị: 

Bệnh nhân có thể được điều trị bằng các thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc corticoid
  • Thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen
  • Thuốc xịt họng

Kết hợp các biện pháp chăm sóc để sớm khỏi bệnh:

  • Uống nhiều nước. Không nên uống rượu và cafein
  • Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm
  • Dùng thuốc ngậm tại chỗ
  • Tránh khói bụi
  • Hạn chế nói nhiều, nói to, nói liên tục

Biện pháp làm giảm triệu chứng đau họng khi nuốt nước bọt

Các biện pháp điều trị được áp dụng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe gây ra triệu chứng này. Vì vậy cần xác định đúng bệnh lý trước khi điều trị. Sau cùng chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

nuốt nước bọt đau họng bên trái
Có thể làm giảm các triệu chứng đau ở cổ họng với các biện pháp chăm sóc tại nhà

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để làm giảm triệu chứng ngứa và đau rát cổ họng.

  • Uống nhiều nước để làm dịu niêm mạc cổ họng và làm loãng đờm ứ đọng tại cơ quan này.
  • Vệ sinh răng miệng 2 lần/ ngày, có thể phối hợp với việc súc miệng bằng nước muối loãng hoặc giấm táo để ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Bổ sung các gia vị có khả năng kháng khuẩn như tỏi, nghệ, quế và gừng vào các món ăn để hỗ trợ quá trình điều trị và làm giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Uống trà bạc hà hoặc mật ong vào mỗi buổi sáng và tối để giảm ho, khó chịu ở cổ họng.
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi để giúp niêm mạc họng phục hồi và giảm đau nhức.
  • Tránh nói quá to hoặc nói nhiều để làm giảm áp lực lên dây thanh quản và cổ họng.
  • Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin cơ bản về triệu chứng nuốt nước bọt đau họng bên trái, bên phải. Bạn đọc vui lòng liên hệ với bác sĩ nếu triệu chứng có xu hướng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

THAM KHẢO THÊM: 

Chia sẻ:
Cảm giác khó chịu ở cổ họng và những mẹo giúp bạn chữa khỏi

Nhiễm trùng đường hô hấp trên (cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan,...) thường gây cảm giác đau rát và khó…

Thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh viêm họng cho trẻ

Dùng thuốc kháng sinh viêm họng cho trẻ khi có nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc có tác dụng tiêu…

Bị viêm họng uống nước dừa được không? [Hỏi – Đáp]

Với bệnh viêm họng, chế độ ăn uống vô cùng quan trọng, giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏi. Vậy viêm…

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Liệu có gây ung thư?

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không hay có gây ung thư không là thắc mắc chung của các…

Bài Thuốc Bổ Phế Y Diệu Đỗ Minh Có Tốt Không? Dùng Bao Lâu Thì Hiệu Quả? Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu

Bài thuốc Bổ Phế Y Diệu Đỗ Minh đang được nhiều người “rỉ tai” nhau là hiệu quả cao trong…

Bình luận (1)

  1. Nguyễn tân
    Nguyễn tân says: Trả lời

    Chào bác sĩ. E bị đau họng bên trái với đờm sáng sớm có dính 1 ít máu. Tất cả chỉ lúc mới ngủ dậy. Không biết tình hình e bị vậy thì thuộc bệnh án nào ạ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua