Viêm họng cấp tính và cách điều trị dứt điểm tránh tái phát từ thảo dược

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm họng cấp nếu không được điều trị hiệu quả dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính và tái phát nhiều lần. Điều này còn làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng nguy hiểm.

Viêm họng cấp là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm họng cấp tính xảy ra khi niêm mạc họng bị vi khuẩn, virus tấn công dẫn đến viêm nhiễm. Bệnh gây sưng đau họng, ho, sốt ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Cách điều trị viêm họng cấp hiệu quả và an toàn bằng thảo dược tự nhiên
Cách điều trị viêm họng cấp hiệu quả và an toàn bằng thảo dược tự nhiên

Bệnh viêm họng cấp khởi phát đột ngột, xảy ra quanh năm nhưng phổ biến nhất là vào mùa lạnh, thời tiết giao mùa. So với người lớn, viêm họng cấp ở trẻ em phổ biến hơn.

Khi không được điều trị hiệu quả, viêm cấp có thể chuyển sang mãn tính và lây lan sang những bộ phận lân cận như tai, khoang xoang, amidan, phế quản, thanh quản. Đặc biệt, viêm nhiễm do liên cầu nhóm A có thể dẫn đến viêm cầu thận, thấp tim, nhiễm trùng huyết.

Biến chứng viêm họng cấp
Biến chứng nguy hiểm của viêm họng cấp khi không được điều trị

Triệu chứng viêm họng cấp chớ chủ quan

Triệu chứng chung:

  • Khô họng
  • Đau rát họng
  • Sưng viêm sưng quanh amidan
  • Nổi hạch
  • Ho
  • Sốt

Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em

  • Ho
  • Nghẹt mũi
  • Chảy mũi
  • Môi khô
  • Quấy khóc
  • Tiếng khóc khàn đặc
  • Bỏ bú, kém ăn do cổ họng đau rát, khó chịu
  • Sờ thấy hạch nổi ở dưới hàm
  • Mệt mỏi
  • Sốt cao dễ biến chứng co giật nếu không được hạ sốt đúng cách.

Triệu chứng viêm họng cấp ở người lớn

  • Sốt cao 39 – 40 độ C
  • Cổ họng khô, nóng, đau rát khi nuốt
  • Chảy nước mũi, sụt sịt, tắc mũi, khàn giọng, ho khan
  • Amidan sưng đỏ, hạch cổ sưng
  • Người bệnh mệt mỏi, suy nhược.
Biểu hiện cổ họng sưng viêm đau rát do viêm họng cấp
Biểu hiện cổ họng sưng viêm đau rát do viêm họng cấp

Nguyên nhân viêm họng cấp thường gặp

Niêm mạc họng bị viêm đột ngột thường do bị nhiễm virus cảm cúm, cảm lạnh, sởi, quai bị… gây ra, chiếm 80%  trường hợp mắc bệnh.  Nguyên nhân khác:

  • Nhiễm vi khuẩn phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và các vi khuẩn khác khu trú tại niêm mạc họng.
  • Tắm lạnh khiến cơ thể bị nhiễm lạnh dẫn đến viêm họng, ho.
  • Thời tiết thay đổi, lạnh đột ngột, cơ thể chưa kịp thích ứng.
  • Ô nhiễm từ khói bụi, môi trường, không khí khô hanh.
  • Các tác nhân dị ứng, kích ứng niêm mạc họng từ phấn hoa, bông vải, uống nước lạnh, khói thuốc…

Điều trị viêm họng cấp

Các phương pháp điều trị thường được áp dụng bao gồm:

Chữa viêm họng cấp tại nhà

Các mẹo dân gian sử dụng thảo dược tự nhiên được nhiều người lựa chọn vì lành tính và tiện áp dụng tại nhà.

  • Làm dịu, chữa viêm họng bằng mật ong: Pha 1 thìa nhỏ mật ong với 1 cốc nước ấm uống 2 lần vào sáng và tối mỗi ngày.
  • Ngậm nước muối chữa viêm họng: Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để súc họng và miệng. Cách này giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm viêm họng, ngứa và đau rát họng.
  • Hỗ trợ kháng viêm bằng tỏi: Bóc vỏ và rửa sạch tỏi, đập dập, cho vào lọ thủy tinh, rót ngập mật ong vào phần tỏi, đậy nắp ngâm trong 3 ngày. Sau đó, pha tỏi mật ong với nước ấm và uống 2 lần trong ngày.
  • Giảm ho và đau rát cổ họng bằng chanh tươi, quất: Cắt nhỏ chanh tươi và quất, cho thêm chút muối hạt và ngậm mỗi ngày. Hoặc pha nước chanh, quất với mật ong và nước ấm uống hàng ngày.
  • Chữa viêm họng cấp bằng gừng: Rửa sạch gừng, cắt lát mỏng, cho vào ấm nhỏ và chế nước sôi vào. Ủ trong 10 – 15 phút thì dùng nước đó uống, có thể pha thêm chút mật ong hoặc vài lát chanh tươi để tăng hiệu quả.

Các mẹo dân gian kể trên tuy giúp giảm nhẹ tình trạng đau rát họng nhưng không có tác dụng điều trị dứt điểm. Một số trường hợp áp dụng sai cách có thể khiến tổn thương họng nặng hơn.

Chữa viêm họng cấp tại nhà giảm nhẹ triệu chứng
Chữa viêm họng cấp tại nhà giảm nhẹ triệu chứng

Chữa viêm họng cấp bằng thuốc Tây kháng viêm

Nếu viêm họng không giảm sa vài ngày chăm sóc tại nhà, người bệnh cần thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định. Những loại thường dùng:

  • Thuốc kháng viêm
  • Thuốc kháng sinh như Penicillin, Amoxicillin.. 
  • Thuốc kháng virus
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol, Ibuprofen…
  • Thuốc trị ho
  • Thuốc long đờm

Lưu ý tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

XEM THÊM: Các thuốc trị viêm họng tốt nhất, giảm nhanh đau rát

Điều trị viêm họng cấp bằng ngoại khoa

Biện pháp này ít được sử dụng và chỉ được chỉ định khi viêm nhiễm chuyển sang mãn tính với các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng. Các thủ thuật ngoại khoa như chích hút dịch mủ, cắt amidan, hoặc đốt tia laser… thường khá tốn kém, đau đớn và ảnh hưởng đến thanh quản, cổ họng người bệnh.

Điều trị ngoại khoa chữa viêm họng
Điều trị ngoại khoa chữa viêm họng

Điều trị viêm họng cấp bằng Đông y triệt để từ căn nguyên

Trong Đông y viêm họng thuộc chứng “hầu tý”, do ngoại cảm phong hàn xâm nhập, đàm nhiệt tích tụ trong cơ thể mà sinh ra. Có nhiều thể viêm họng do phong nhiệt, thấp nhiệt nhiệt độc và Đông y dùng phép giải sơ phong, thanh nhiệt, hóa đàm để điều trị từ căn nguyên.

Ưu điểm nổi bật của các bài thuốc thảo dược Đông y là điều trị viêm họng từ căn nguyên, hiệu quả lâu dài, ngăn tái phát, an toàn, bảo vệ niêm mạc họng, bổ phế, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Viêm họng cấp nên ăn gì, kiêng gì theo lời khuyên bác sĩ 

Để việc điều trị viêm họng đạt hiệu quả tốt, người bệnh nên chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt khoa học. Vậy người bị viêm họng nên ăn gì và kiêng gì? Dưới đây là một số gợi ý:

  • Nên bổ sung các thực phẩm: Rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C như bưởi, cam, chanh, bí xanh, rau mồng tơi… Ăn các món mềm dễ nuốt như cháo, súp, các món luộc ít dầu mỡ. Ăn thêm gừng, lá hẹ để giảm ngứa rát họng.
  • Nên tránh xa các thực phẩm: Dầu mỡ, đồ cay nóng, nước có ga, nước lạnh, rượu, bia, thuốc lá…

Ngoài ra, người bệnh viêm họng cấp nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng và họng bằng nước muối pha loãng. Giữ ấm cơ thể, nhất là phần cổ, không tắm lạnh, hạn chế nói to. Dùng tay che miệng khi hắt hơi, ho tránh phát tán tác nhân gây viêm họng. Vận động cơ thể để tăng sức đề kháng.

TÌM HIỂU THÊM:

Chia sẻ:
Viêm họng đỏ là chứng viêm họng cấp tính. Viêm họng đỏ là gì và các thông tin cần biết

Viêm họng đỏ là tình trạng niêm mạc họng bị nhiễm trùng, viêm sưng và xung huyết đỏ. Tình trạng…

7 bài thuốc chữa viêm họng dân gian dùng hiệu nghiệm

Thuốc kê đơn hoặc không kê đơn có thể tạm thời giúp làm dịu cơn đau, khó chịu ở họng.…

Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Thoát vị đãi đệm là căn bệnh xương khớp tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể…

Thuốc chữa trị hiệu quả Bệnh Viêm Đường Tiết Niệu “Thông Bế Lợi Niệu Hoàn”

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu (bao gồm: thận, bàng quang…

Trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày thực quản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản ngày càng có xu hướng tăng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua