Các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa thường gặp
Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa chủ yếu là do các vấn đề ở thực quản, dạ dày, tá tràng và đại tràng. Trong các trường hợp hiếm gặp, tình trạng này có thể khởi phát do một số nguyên nhân như rối loạn đông máu, nhiễm khuẩn huyết, suy thận cấp…
Một số nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa thường gặp nhất
Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng cấp cứu khẩn cấp khi máu chảy từ mạch máu bên trong hệ tiêu hóa. Dấu hiệu bao gồm phân đen có máu và nôn máu giống bã cà phê. Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể dẫn đến di chứng nặng hoặc tử vong nếu không được xử lý ngay. Biết rõ nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả.
Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa, bao gồm:
1. Loét dạ dày – tá tràng
Loét dạ dày – tá tràng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hóa. Tại vị trí niêm mạc bị loét, tĩnh mạch thường có xu hướng giãn, gây sung huyết và có khả năng vỡ ra khi có tác động.
Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng thường bị kích thích khi có một số yếu tố thuận lợi như nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) hoặc sử dụng thuốc chống không steroid (NSAID) trong điều trị dài hạn.
2. U lành tính ở đường tiêu hóa – nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa
U lành tính ở đường tiêu hóa có thể gây chảy máu lòng mạch. Nguyên nhân là khối u này có thể phát triển với kích thước lớn, sau đó ma sát với dịch vị hoặc thức ăn trong dạ dày và gây ra tình trạng xuất huyết.
Khối u lành tính thường ít khi phát sinh triệu chứng trong giai đoạn đầu. Vì vậy phần lớn các trường hợp đều chỉ phát hiện bệnh khi khối u đã phát triển lớn, gây tắc ruột hoặc xuất huyết tiêu hóa.
Xem thêm: Cách phân biệt xuất huyết tiêu hóa trên và dưới đúng nhất
3. Ung thư thực quản, dạ dày và tá tràng
Ung thư thực quản, dạ dày và tá tràng được gọi là khối u ác tính ở cơ quan tiêu hóa trên. Đây là bệnh lý có mức độ nghiêm trọng và có nguy cơ cao gây xuất huyết tiêu hóa.
Ngoài triệu chứng này, ung thư còn có thể gây ra một số biểu hiện khác nhau khó nuốt, đau bụng dữ dội, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, mệt mỏi, sụt cân bất thường, nôn/ khạc nhổ ra máu…
4. Bệnh túi thừa
Bệnh túi thừa là tình trạng ruột già phát triển các túi ở thành niêm mạc. Phần lớn người mắc bệnh này không phát sinh triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên khi thức ăn ứ đọng tại túi thừa và có dấu hiệu viêm nhiễm, có thể gây ra một số biểu hiện như phân có máu, phân lỏng, táo bón, nôn mửa, sốt, đau bụng…
Xuất huyết dạ dày có thể là dấu hiệu cho thấy túi thừa bị viêm và nhiễm khuẩn. Trong trường hợp không can thiệp kịp thời, vi khuẩn có thể phát triển mạnh gây nhiễm khuẩn ổ bụng, thủng ruột…
5. Bệnh Crohn
Bệnh Crohn, một tình trạng viêm kéo dài trong đường tiêu hóa thường ở ruột non và ruột già, vẫn chưa có nguyên nhân rõ ràng được xác định.
Bệnh gây viêm nặng, xơ hóa và tắc ruột, đôi khi dẫn đến thủng ruột và chảy máu. Do không xác định được nguyên nhân, điều trị nhằm giảm ảnh hưởng và ngăn ngừa biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, nứt hậu môn, ung thư ruột kết và loãng xương.
6. Dị dạng mạch máu ruột non
Dị dạng mạch máu là nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa ở người cao tuổi. Khi tuổi tác lên cao, các cơ quan và tế bào trong cơ thể có xu hướng thoái hóa và thay đổi cấu trúc. Vì vậy mạch máu trong ruột có thể dị dạng và dễ bị vỡ khi có tác động.
Xem ngay: Cách chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa tại nhà
7. Ung thư đại – trực tràng
Ung thư đại trực tràng, hình thành từ các khối u ác tính ở ruột già, đặc biệt nguy hiểm và dễ biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khối u này có nguy cơ chảy máu cao do áp lực trong quá trình tiêu hóa.
Biểu hiện đặc trưng của ung thư đại – trực tràng là tình trạng đi phân lỏng, có kèm máu, đại tiện ra chất nhầy, người mệt mỏi, sụt cân…
8. Hội chứng Mallory – Weiss
Hội chứng Mallory – Weiss (còn được gọi: Vết rách ở dạ dày thực quản) thường gặp ở những trường hợp nôn mửa sau khi uống rượu. Hội chứng này đặc trưng bởi sự hình thành vết rách tại vị trí giao giữa thực quản và dạ dày.
Hội chứng Mallory – Weiss thường thuyên giảm sau 10 ngày mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên trong những trường hợp ho và nôn nhiều, áp lực ổ bụng có thể tăng lên và gây xuất huyết tiêu hóa. Biểu hiện đặc trưng của tình trạng này là nôn ra dịch nâu đen hoặc có máu tươi liên tục.
9. Bệnh về máu
Một số vấn đề về máu như rối loạn đông máu hoặc bệnh hồng cầu lưỡi liềm có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa.
Ngoài ra ở một số trường hợp hiếm gặp, chảy máu ở lòng mạch có thể do nhiễm khuẩn huyết gây ra. Đây là một trong những tình trạng cực kỳ nguy hiểm và có thể gây tử vong trong thời gian ngắn.
Tham khảo: Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa của bộ y tế
10. Bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn – nguyên nhân gây ra xuất huyết tiêu hóa
Bệnh trĩ đặc trưng bởi tình trạng tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị giãn quá mức gây hình thành các búi trĩ sa. Với những trường hợp búi trĩ sung huyết quá mức, các mạch máu có thể vỡ và gây xuất huyết.
Ngoài ra, nứt kẽ hậu môn cũng có thể nguyên nhân gây chảy máu cơ quan tiêu hóa dưới. Nguyên nhân là do các vết loét hoặc nứt ở hậu môn phát triển lớn và gây vỡ mạch máu. Do vấn đề xảy ra ở vị trí gần hậu môn, nên với những trường hợp này, máu chảy ra thường có màu đỏ tươi và đi kèm với triệu chứng đau rát dữ dội.
11. Viêm tĩnh mạch thực quản
Viêm tĩnh mạch thực quản là tình trạng tĩnh mạch ở thực quản bị giãn và sưng viêm. Bệnh lý này thường xảy ra ở những người mắc vấn đề về gan mãn tính.
Thông thường, viêm tĩnh mạch thực quản thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên khi tĩnh mạch bị giãn quá mức sẽ gây vỡ lòng mạch và xuất huyết. Lúc này bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng như choáng váng, phân có màu đen hoặc nôn ra máu.
12. Một số nguyên nhân ít gặp hơn
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, xuất huyết tiêu hóa có thể khởi phát do một số yếu tố ít gặp như suy gan, chấn thương cơ học, suy thận, chấn động tinh thần mạnh, sử dụng thuốc corticoid và thuốc chống viêm dài hạn…
Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?
Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong nếu không được phát hiện sớm. Trong trường hợp nhận biết triệu chứng và tiến hành điều trị kịp thời, tình trạng chảy máu sẽ nhanh chóng được xử lý.
Cần gọi cấp cứu nếu nhận thấy các dấu hiệu như:
- Đau vùng thượng vị dữ dội (mức độ đau thường nghiêm trọng hơn mọi khi)
- Nôn hoặc đại tiên ra máu
- Tiểu ít hoặc vô niệu
- Đổ mồ hôi bất thường
- Chóng mặt
- Người lịm đi
- Lạnh các đầu chi
- Giảm huyết áp
Phần lớn nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa đều bắt nguồn từ những bệnh lý mãn tính ở dạ dày, thực quản và đường ruột. Vì vậy nếu mắc phải những bệnh lý này, bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm
- Xuất huyết tiêu hóa dưới là gì? Cách nhận biết và điều trị
- Xuất huyết tiêu hóa trên là gì? Điều trị như thế nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!