Bệnh Vàng Da Sơ Sinh

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Vàng da sơ sinh xảy ra do sự gia tăng bất thường nồng độ bilirubin trong máu. Hầu hết các trường hợp vàng da sơ sinh đều vô hại, không gây nguy hiểm và tự khỏi sau 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp vàng da là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý và gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Điều trị vàng da sơ sinh thường hiệu quả bằng liệu pháp ánh sáng. 

Tổng quan

Vàng da sơ sinh (Newborn Jaundice) hay chứng tăng bilirubin máu là tình trạng da và lòng trắng của mắt trẻ sơ sinh có màu vàng, thay vì màu trắng bình thường. Đây là dấu hiệu cho thấy dư thừa chất bilirubin trong máu.

Vàng da sơ sinh là tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da, vàng mắt trong vài ngày sau khi chào đời

Nồng độ chất bilirubin trong máu có thể tăng gián tiếp hoặc trực tiếp, do biểu hiện sinh lý do cơ thể trẻ kích hoạt cơ chế tự phá hủy các tế bào hồng cầu phôi thai dư thừa. Sau đó, chúng được chuyển đến gan qua máu, kết hợp với chất hóa học tại đây, bài tiết vào mật tạo thành sắc tố màu xanh lá cây do gan tạo ra. Cuối cùng được đào thải ra khỏi cơ thể.

Tình trạng này thường xuất hiện trong 5 ngày đầu đời. Đây hoàn toàn là tình trạng sinh lý bình thường. Chỉ những trường hợp vàng da xuất hiện ở những vùng khác như bụng hoặc ngực, cộng với nồng độ bilirubin cao hơn mức bình thường có thể xuất phát từ những dạng vàng da bệnh lý khác. Trẻ cần được điều trị kịp thời để giảm nguy cơ tổn thương não, nhất là với trẻ sinh non.

Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị vàng da cực kỳ phổ biến. Ước tính có khoảng 60% trẻ chào đời bị vàng da sinh lý trong tuần đầu sau sinh. Tỷ lệ này tăng lên 80% đối với trẻ sinh non.

Phân loại

Vàng da sơ sinh được chia làm 4 dạng chính gồm:

Vàng da sơ sinh xảy ra do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý

  • Vàng da sinh lý: Hầu hết trẻ sơ sinh bị vàng da trong vài ngày đầu tiên đều là vàng da sinh lý. Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường, xảy ra do gan của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện đủ để loại bỏ hết lượng bilirubin dư thừa. Bệnh không nguy hiểm và có thể tự thuyên giảm trong vòng 2 tuần.
  • Vàng da bệnh lý: Vàng da khởi phát ngay sau khi trẻ chào đời nhưng không thuyên giảm, thậm chí kéo dài 1 - 2 tuần có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và kịp thời điều trị các vấn đề bất thường như kiểm tra chức năng gan, nhiễm trùng máu, sự tấn công của virus, rối loạn enzyme hoặc màng tế bào hồng cầu, hẹp đường mật, tắc nghẽn ống mật...
  • Vàng da khi cho con bú: Trẻ sơ sinh bị vàng da thường xảy ra phổ biến ở những trẻ bú sữa mẹ. Tình trạng này xuất hiện ngay trong tuần đầu tiên sau sinh, xảy ra do người mẹ không có đủ sữa cho trẻ bú hoặc thiếu kinh nghiệm trong việc cho con bú đúng cách. Đối với trường hợp này thường mất nhiều thời gian để cải thiện triệu chứng vàng da cho trẻ.
  • Vàng da do nguồn sữa mẹ: Khác với vàng da do trẻ bú mẹ, nguồn sữa mẹ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến vàng da sơ sinh. Các chất có trong sữa mẹ gây ảnh hưởng đến chức năng gan, khiến gan của trẻ không phân hủy chất bilirubin. Hàm lượng bilirubin tích tụ cao quá mức khiến da trẻ vàng hơn bình thường. Tình trạng này thường xuất hiện sau tuần đầu tiên và kéo dài hơn 1 tháng mới biến mất.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Vàng da là hậu quả của việc dư thừa chất bilirubin trong máu. Bilirubin là hoạt chất sắc tố màu vàng từ gan được cơ thể sản sinh ra nhằm phá vỡ các tế bào hồng cầu. Cơ quan chính đảm nhiệm quá trình này là gan, gan thường lọc bilirubin từ máu và đào thải qua đường bài tiết phân.

Tuy nhiên, chức năng gan của trẻ sơ sinh vừa chào đời chưa hoàn thiện, khiến bilirubin không được lọc thải và tích tụ ngày càng nhiều trong máu gây ra vàng da. Hầu hết các trường hợp vàng da sinh lý thường xảy ra trong vài ngày đầu đời và biến mất ngay sau đó khi gan dần phát triển ổn định.

Nồng độ bilirubin trong máu cao bất thường là nguyên nhân gây vàng da sơ sinh

Tuy nhiên, ngoài vấn đề sinh lý, trẻ sơ sinh bị vàng da cũng có thể khởi phát từ các bệnh lý sau:

  • Trẻ sinh non < 37 tuần;
  • Nhiễm trùng huyết;
  • Dư thừa tế bào hồng cầu;
  • Nồng độ oxy thấp;
  • Không tương thích nhóm máu với người mẹ (chứng bệnh tan máu);
  • Mẹ sinh khó khiến trẻ bị bầm tím da;
  • Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ;
  • Bất thường về một vài loại enzyme hoặc màng tế bào hồng cầu;
  • Mắc các bệnh lý làm giảm chức năng chuyển hóa bilirubin như hội chứng Gilbert, hội chứng Crigler-Naajar, các bệnh chuyển hóa di truyền như suy giáp trạng bẩm sinh, galactosemia, rối loạn chuyển hóa methionin, tyrosin, thiếu α1 antitrypsin...;
  • Mắc các bệnh do nhiễm virus;
  • Hẹp đường mật gây tắc nghẽn ống dẫn mật từ gan đến ruột;
  • Tiền sử gia đình có người từng bị vàng da;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Trẻ sơ sinh vị bị vàng da thường có các biểu hiện rõ rệt ở da, mắt và niêm mạc. Bao gồm:

Trẻ sơ sinh bị vàng da, vàng mắt hoặc bụng, lưng, ngực, cánh tay, chân nếu nồng độ bilirubin quá cao

  • Da trẻ màu vàng nghệ;
  • Lòng trắng mắt và vùng dưới lưỡi chuyển sang màu vàng;
  • Bụng, ngực, cánh tay, chân cũng có thể chuyển vàng đậm khi nồng độ bilirubin quá cao;
  • Kèm theo một số triệu chứng toàn thân như ngứa da, thay đổi màu nước tiểu và phân, trẻ quấy khóc, phản xạ kém...;

Chẩn đoán

Hầu hết các trường hợp vàng da sinh lý đều không quá nghiêm trọng, nên không cần chẩn đoán, nhất là khi trẻ không có dấu hiệu của bệnh lý. Tuy nhiên, nếu vàng da kéo dài nhiều tuần không thuyên giảm, kèm theo nhiều biểu hiện bất thường và không xác định rõ nguyên nhân gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán sau:

Đo nồng độ bilirubin cho trẻ sơ sinh để chẩn đoán bệnh vàng da

  • Xét nghiệm đo nồng độ bilirubin: Được thực hiện bằng cách sử dụng đầu dò xuyên da cho phép đánh giá chỉ số bilirubin trong máu, chẩn đoán mức độ vàng da ở trẻ sơ sinh.
  • Xét nghiệm máu: Dùng thiết bị chuyên dụng để chích vào gót chân của trẻ để lấy mẫu máu nhỏ. Xét nghiệm, phân tích máu cho thấy tổng nồng độ bilirubin trong huyết thanh cao bất thường (TSB). Bảng so sánh và chẩn đoán trẻ sơ sinh vàng da như sau:
    • Trẻ sơ sinh chưa đủ 24h > 10mg bilirubin;
    • Trẻ sơ sinh sau sinh từ 24 - 48 giờ tuổi > 15mg bilirubin;
    • Trẻ sơ sinh sau sinh từ 49 - 72 giờ tuổi > 18mg bilirubin;
    • Trẻ sơ sinh hơn 72 giờ tuổi > 20mg bilirubin;
  • Các chẩn đoán hỗ trợ khác:
    • Xét nghiệm chức năng gan;
    • Xét nghiệm nước tiểu;
    • Đo nồng độ điện giải;
    • Kiểm tra hình ảnh bằng siêu âm, chụp đường mật, nội soi mật tụy ngược dòng, chụp CT hoặc MRI...;
    • Một số trường hợp nghiêm trọng có thể cần làm sinh thiết gan;

Biến chứng và tiên lượng

Chứng vàng da sơ sinh rất phổ biến và đa số không nghiêm trọng. Vàng da có thể tự thuyên giảm sau 2 tuần đối với trẻ uống sữa công thức và hơn 1 tháng đối với trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn sẽ tiến hành kiểm tra và theo dõi nồng độ bilirubin trong máu của trẻ để sớm phát hiện các bất thường và xử lý kịp thời.

Hội chứng Kernicterus vàng da nhân là biến chứng nguy hiểm nhất khi trẻ bị vàng da không điều trị với mức tiên lượng xấu là tử vong

Vì ngoài vàng da sinh lý, trẻ sơ sinh cũng có thể bị vàng da do rất nhiều bệnh lý khác. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, những tình trạng này có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng (tỷ lệ khoảng 5% trên tổng số các trẻ bị vàng da) như:

  • Vàng da nhân (hội chứng Kernicterus) là biến chứng thần kinh do tổn thương não cực kỳ nguy hiểm, xảy ra khi trẻ bị vàng da nhưng không điều trị kịp thời;
  • Bại não dạng vảy nến hoặc bại não loạn trương lực cơ;
  • Suy giảm thính lực, điếc vĩnh viễn;
  • Các vấn đề về cử động do co thắt cơ bắp;
  • Tăng nguy cơ động kinh, tử vong;

Điều trị

Đa số các trường hợp vàng da sinh lý đều vô hại và không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, nếu trẻ bị vàng da lâu hơn 2 tuần không thuyên giảm và xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt cao, tiếng khóc the thé, cơ thể cứng đờ, mềm nhũn hoặc thân hình cong, khập khiễng, gót chân, đầu cổ cong ra sau, thân hướng về phía trước... cần đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu ngay.

Vàng da sơ sinh là bệnh lý có thể điều trị được thông qua một số phương pháp sau:

Chăm sóc tích cực

Trẻ sơ sinh bị vàng da thường tự khỏi khi chức năng gan hoàn thiện. Để đẩy nhanh quá trình này, các chuyên gia khuyến khích thực hiện các biện pháp sau:

Trẻ bị vàng da sau sinh cần phải tăng cường cho bú mẹ hoặc bú sữa công thức

  • Tăng tần suất cho trẻ bú mẹ, khoảng 10 - 12 lần/ ngày trong tuần đầu tiên. Nhằm kích thích nhu động ruột, khiến trẻ đi ngoài để loại bỏ lượng bilirubin dư thừa trong cơ thể;
  • Trường hợp mẹ chưa về sữa hoặc có khó khăn khi cho con bú, có thể cho trẻ uống sữa công thức. Liều lượng từ 30 - 60ml cứ sau 2 - 3 tiếng trong vòng 1 tuần đầu tiên;
  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vừa giúp tăng tổng hợp vitamin D và loại bỏ bilirubin ra khỏi cơ thể nhanh hơn;
  • Vệ sinh và giữ ấm cho trẻ sơ sinh kỹ lưỡng, đặc biệt là vùng rốn;

Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng là phương pháp điều trị vàng da hiệu quả cho trẻ sơ sinh. Trẻ được đặt dưới đèn chiếu chuyên dụng, nằm trên một tấm nệm hoặc được quấn một tấm nệm có gắn đèn sáng. Nguồn ánh sáng xanh này có khả năng tác động đến hoạt chất hóa học bilirubin, thay đổi hình dạng của chúng để gan dễ dàng đào thải chúng ra khỏi cơ thể.

Chiếu đèn là liệu pháp điều trị hiệu quả chứng vàng da sơ sinh

Lưu ý, chiếu đèn trị vàng da bắt buộc phải cởi hết quần áo trên người trẻ, chỉ mặc tã và đeo bịt mắt để bảo vệ mắt của trẻ. Quá trình thực hiện quang trị liệu trị vàng da sơ sinh thường mất 1 - 2 ngày. Trường hợp trẻ bị vàng da mức độ nhẹ, bố mẹ có thể tự chiếu đèn cho trẻ tại nhà.

Truyền huyết tương

Rất ít trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da phải áp dụng biện pháp này. Chỉ định truyền huyết tương khi áp dụng liệu pháp ánh sáng không hiệu quả, và nồng độ bilirubin ở mức cao. Ngoài ra, trẻ bị vàng da do không tương thích nhóm máu Rh cũng được chỉ định truyền máu gấp.

Việc truyền huyết tương vào cơ thể nhằm thay thế các tế bào máu của trẻ bằng máu của người hiến tặng không chứa biilirubin. Bệnh nhi được kiểm tra liên tục sau mỗi 2 giờ truyền máu để đánh giá mức độ tương thích.

Phòng ngừa

Vàng da sơ sinh không phải vấn đề quá nghiêm trọng, thường chỉ là vấn đề sinh lý do chức năng gan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Trong trường hợp này, tuy không cần điều trị nhưng bố mẹ nên chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ để dự phòng các biến chứng bất thường.

Chăm sóc thai kỳ kỹ lưỡng để tránh sinh non giúp giảm nguy cơ trẻ bị vàng da sau sinh

Đới với những trường hợp vàng da bệnh lý, có thể dự phòng được thông qua các biện pháp sau:

  • Mẹ bầu chăm sóc tốt thai kỳ, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, nhiễm trùng, sinh non....
  • Chọn lựa sinh mổ nếu cần thiết để tránh tình trạng sinh khó, gây bầm tím cho làn da của trẻ, dễ gây vàng da khi trẻ chào đời.
  • Trẻ sơ sinh cần được cho bú đầy đủ để kích thích ruột đào thải bilirubin đúng cách, giảm nguy cơ vàng da.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh và điều trị tích cực để dự phòng biến chứng nguy hiểm của vàng da.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Da và mắt của con tôi chuyển sang màu vàng là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân khiến con tôi bị bệnh vàng da?

3. Con tôi bị vàng da sinh lý hay bệnh lý?

4. Tiên lượng mức độ vàng da của con tôi có nghiêm trọng không?

5. Trẻ bị vàng da có tự khỏi được không?

6. Điều gì sẽ xảy ra nếu không điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh?

7. Phương pháp điều trị vàng da sơ sinh tốt nhất cho con tôi?

8. Tôi cần làm gì để chăm sóc sức khỏe cho con trong quá trình điều trị vàng da?

9. Trẻ bị vàng da phải chiếu đèn bao nhiêu lần thì khỏi bệnh?

10. Vàng da có tái phát trở lại sau khi điều trị không?

Vàng da không phải vấn đề quá nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, có thể điều trị và dự phòng được. Khuyến cáo phụ huynh cần chú ý theo dõi và đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, đúng cách, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về sau.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Bệnh Hẹp môn vị phì đại
Hẹp môn vị phì đại là sự thu hẹp của cơ môn vị làm tắc nghẽn đường dẫn thức ăn ra từ dạ dày vào ruột non. Bệnh thường xảy…
Bệnh đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày là vấn đề tiêu hóa nhiều…
Bệnh U Gan
U gan là một trong những bệnh lý phổ biến…
Bệnh Viêm Ruột Do Virus
Viêm ruột do virus là bệnh lý viêm đường tiêu…
Bệnh Táo Bón

Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến ở đường tiêu hóa, xảy ra ở mọi đối tượng,…

Bệnh Viêm gan nhiễm độc

Viêm gan nhiễm độc là một trong những bệnh lý về gan phổ biến. Xảy ra khi gan phải tiếp…

Bệnh Viêm Gan Tự Miễn

Viêm gan tự miễn là một trong những bệnh lý tự miễn có tỷ lệ mắc cao hiện nay. Đây…

Bệnh Tụ máu ở vỏ trực tràng

Tụ máu ở vỏ trực tràng là tình trạng hiếm gặp, xảy ra do nhiều yếu tố như chấn thương…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua