Nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira

Nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira xảy ra do nhiễm vi khuẩn Leptospira lây từ động vật như chó, ngựa, heo, bò... Đa số các trường hợp bệnh đều nhẹ, triệu chứng như cúm và tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, một số ít trường hợp bệnh trở nên trầm trọng và gây hội chứng Weil đe dọa tính mạng bệnh nhân. Phác đồ kháng sinh phù hợp là cách điều trị bệnh lý này hiệu quả nhất. 

Tổng quan

Nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Leptospira interrogans gây ra. Bệnh lý này xảy ra chủ yếu do lây từ động vật sang người, thông qua tiếp xúc với nước tiểu của động vật nhiễm bệnh. Ngoài ra, nguồn nước hoặc đất có sự tồn tại của xoắn khuẩn Leptospira trong thời gian dài cũng có thể gây ra bệnh.

Nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira là căn bệnh nhiễm trùng ở người do lây từ động vật

Các triệu chứng của bệnh thường khởi phát như cúm nhẹ, kèm theo vàng da, vàng mắt hoặc đa số không gây triệu chứng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nghiêm trọng, vi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh làm tăng nguy cơ gây viêm màng não nặng, thậm chí là tử vong.

Ước tính có khoảng hơn 1 triệu người mắc phải căn bệnh này hàng năm. Trong đó, tỷ lệ tử vong khoảng 60.000 người. Bệnh xảy ra phổ biến ở những quốc gia có vùng khí hậu ôn đới hoặc nhiệt đới.

Phân loại

Bệnh Leptospira được chia làm 2 giai đoạn chính, phân chia dựa theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, bao gồm:

Bệnh Leptospira có 2 dạng chính là hội chứng anicteric và hội chứng vàng da

Giai đoạn nhiễm trùng (Hội chứng anicteric)

Hay còn được gọi là giai đoạn cấp tính, các triệu chứng xuất hiện đột ngột và không nghiêm trọng, tương tự như cảm cúm. Vi khuẩn có thời gian ủ bệnh khoảng 2 - 14 ngày trước khi phát bệnh. Giai đoạn nhiễm trùng thường kéo dài trong khoảng 3 - 10 ngày sau khi phơi nhiễm với Leptospira.

Trong giai đoạn này, xét nghiệm máu sẽ có kết quả nhiễm trùng và phát hiện vi khuẩn di chuyển dần sang các cơ quan khác trong cơ thể.

Giai đoạn miễn dịch (Hội chứng vàng da)

Đây là giai đoạn mà vi khuẩn Leptospira đã di chuyển từ máu đến các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, nơi tập trung nhiều vi khuẩn nhất là ở thận, nơi lọc và thải nước tiểu. Lúc này, kết quả xét nghiệm nước tiểu sẽ tìm thấy vi khuẩn và các kháng thể chống Leptospira trong máu.

Một số trường hợp nhiễm Leptospira sẽ gây ra hội chứng Weil. Đặc trưng của căn bệnh này là tổn thương thận, xuất huyết trọng và bệnh vàng da, vàng mắt nghiêm trọng. Dạng bệnh này thường kéo dài vài tuần và ít gặp hơn so với giai đoạn đầu của bệnh nhiễm xoắn khuẩn Leptospira. Vài trường hợp khác nhiễm Leptospira có thể gây ra viêm màng não, suy gan hoặc suy thận.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Xoắn khuẩn Leptospira interrogans là tác nhân chính gây ra bệnh Leptospira. Bệnh khởi phát thông qua các con đường sau:

  • Tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh;
  • Tiếp xúc với nước tiểu của động vật nhiễm bệnh;
  • Đất hoặc nguồn nước có sự tồn tại của vi khuẩn;
  • Ăn hoặc uống thực phẩm nhiễm vi khuẩn;

Xoắn khuẩn Leptospira ở động vật lây sang người gây bệnh nhiễm khuẩn Leptospira

Loại vi khuẩn này thường sống ký sinh ở rất nhiều loài động vật có vú như chó, lợn, ngựa, bò, các loại gặm nhấm như chuột, sóc... Chúng có khả năng lây lan từ động vật sang người thông qua các vết thương hở hoặc niêm mạc mắt, miệng. Sau đó, hòa vào máu và lây lan khắp cơ thể, tấn công đến các cơ quan nội tạng.

Vi khuẩn Leptospira hiếm khi lây lan từ người sang người.

Yếu tố nguy cơ

Leptospira xảy ra ở rất nhiều nơi trên toàn thế giới, nhưng thường phổ biến nhất ở những vùng khí hậu ôn đới hoặc nhiệt đới. Đặc biệt, những người làm công việc sau đây thường có nguy cơ mắc bệnh cao. Chẳng hạn như:

  • Nông dân hoặc người làm vườn thường xuyên xử lý đất;
  • Làm việc cho các lò mổ;
  • Công nhân khai thác mỏ;
  • Bác sĩ thú y hoặc nhân viên chăm sóc động vật;
  • Bơi hoặc chèo thuyền kayak ở những con sông ô nhiễm;
  • Nhiễm bệnh Leptospira số lượng lớn sau một trận lũ mang theo vi khuẩn;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Tùy theo từng giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các triệu chứng sẽ biểu hiện khác nhau, bao gồm:

Nhiễm Leptospira gây triệu chứng sốt, ho, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy... tương tự cúm nhẹ

  • Sốt cao, ớn lạnh;
  • Ho khan;
  • Đau đầu;
  • Đau bụng, đau dạ dày;
  • Đau cơ;
  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Tiêu chảy;
  • Phát ban;
  • Đỏ mắt;
  • Gan to hoặc lách to;

Trong trường hợp nhiễm Leptospira nặng, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Vàng da, vàng mắt;
  • Xuất huyết;
  • Rối loạn nhịp tim;
  • Suy hô hấp;

Chẩn đoán 

Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm hỏi tình trạng sức khỏe, đánh giá các triệu chứng lâm sàng do bệnh nhân cung cấp. Sau đó, chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết sau để xác nhận chẩn đoán mắc bệnh nhiễm trùng và tìm ra tác nhân là vi khuẩn Leptospira.

Xét nghiệm máu và nước tiểu giúp phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn Leptospira

Các xét nghiệm được áp dụng phổ biến gồm:

  • Xét nghiệm máu & nước tiểu: Vi khuẩn Leptospira thường xuất hiện trong máu và nước tiểu. Do đó, chỉ cần làm xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra các chỉ số công thức máu và đánh giá chức năng gan, thận. Đồng thời, tìm kiếm các kháng thể đối với bệnh Leptospira.
  • Xét nghiệm huyết thanh: Kỹ thuật này được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh Leptospira. Được thực hiện bằng cách kiểm tra huyết thanh để tìm ra kháng thể Leptospira.
  • Chọc dò dịch: Chọc dò thắt lưng giúp kiểm tra dịch não tủy và chẩn đoán sớm các biến chứng của Leptospira, thường là dấu hiệu viêm màng não.
  • Kiểm tra hình ảnh: Trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy đã nhiễm Leptospira, cần kết hợp thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như chụp X quang, chụp CT scan hoặc một số kỹ thuật khác nhằm tìm kiếm các tổn thương trong cơ thể do Leptospira gây ra.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira là căn bệnh nhiễm trùng không quá phổ biến. Hầu hết các trường hợp phát bệnh đều không quá nghiêm trọng, không gây triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ và có thể tự khỏi sau một thời gian mà không để lại bất kỳ di chứng nào.

Hội chứng Weil nguy hiểm đến tính mạng xảy ra do nhiễm Leptospira nghiêm trọng

Tuy nhiên, vẫn có khoảng 1% trường hợp nhiễm Leptospira nặng gây ra hội chứng Weil nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời hoặc không đúng cách. Ngoài ra, trong quá trình phát bệnh nặng, vi khuẩn Leptospira tấn công đến nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể, có thể phát triển kèm theo một số biến chứng như:

Bệnh thường kéo dài từ vài ngày cho đến 1 - 2 tháng hoặc lâu hơn. Trường hợp không điều trị tích cực, bệnh có thể mất nhiều tháng liền mới có thể phục hồi. Nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến tử vong.

Điều trị

Phương pháp điều trị chính đối với bệnh Leptospira là thuốc kháng sinh. Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra các y lệnh điều trị phù hợp. Nếu nhẹ, bệnh nhân chỉ cần điều trị tại nhà và theo dõi thêm các triệu chứng, nếu nặng cần phải nhập viện để điều trị kịp thời, xử lý hoặc ngăn ngừa biến chứng.

Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị nhiễm khuẩn Leptospira hiệu quả nhất

Dùng thuốc kháng sinh

Một số loại kháng sinh điều trị Leptospira hiệu quả như:

  • Amoxicillin;
  • Penicillin G;
  • Ampicillin;
  • Doxycycline;
  • Ceftriaxone;

Tùy theo tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh và mức độ nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc với liều dùng phù hợp. Trường hợp nhẹ thường sẽ dùng thuốc dạng uống, tuy nhiên nếu bệnh nặng bắt buộc phải tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.

Thủ thuật ngoại khoa

Có 2 phương pháp giúp cải thiện triệu chứng bệnh Leptospira được áp dụng phổ biến gồm:

  • Thở máy: Đây là phương pháp hỗ trợ duy trì hô hấp cho những bệnh nhân nhiễm Leptospira nặng. Thủ thuật này được chỉ định nếu vi khuẩn Leptospira tấn công đến phổi, gây suy hô hấp và giảm các dấu hiệu sinh tồn.
  • Lọc huyết tương: Hay còn gọi là thủ thuật trao đổi huyết tương, đem lại lợi ích tích cực nhằm ngăn chặn tối đa nguy cơ tổn thương các cơ quan nội tạng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng ống nối với tĩnh mạch. Thông qua cơ chế hoạt động của thiết bị, huyết tương sẽ được tách khỏi máu và thay thế bằng huyết tương mới, trả lại vào máu thông qua một ống khác.

Phòng ngừa

Không có vắc xin hay bất kỳ phương pháp nào có thể phòng ngừa tuyệt đối căn bệnh Leptospira này. Tuy nhiên, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng các biện pháp sau:

Hạn chế tiếp xúc với những vùng nước ô nhiễm giảm nguy cơ mắc bệnh Leptospira

  • Không bơi lội ở những vùng nước ô nhiễm, nghi ngờ có chứa nước tiểu động vật.
  • Không nên uống nguồn nước chưa qua xử lý, lấy từ sông, hồ, ao, suối...
  • Tránh tiếp xúc với động vật nuôi hoang dã, đặc biệt là những loài dễ nhiễm Leptospira như chó, ngựa, chuột, sóc...
  • Mặc quần áo bảo hộ đầy đủ, nhất là găng tay, ủng khi làm việc để giảm nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn và nhiễm bệnh.
  • Bảo vệ vết thương hở, che chắn kỹ lưỡng bằng băng gạc y tế không thấm nước.
  • Uống thuốc kháng sinh điều trị dự phòng nếu bạn đi du lịch hoặc đến những nơi có nguy cơ nhiễm Leptospira cao.
  • Đối với thú nuôi trong nhà, hãy nuôi nhốt vệ sinh, dạy chúng cách đi vệ sinh đúng chỗ và cho uống thuốc kháng sinh nếu vô tình mắc bệnh.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Những dấu hiệu nào cho thấy tôi mắc bệnh nhiễm trùng?

2. Tôi cần thực hiện xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh Leptospira?

3. Tại sao tôi mắc bệnh Leptospira?

4. Tình trạng bệnh của tôi có nghiêm trọng không?

5. Bệnh Leptospira có gây ảnh hưởng đến tính mạng không?

6. Tôi nên điều trị bệnh Leptospira bằng phương pháp nào tốt nhất?

7. Dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh Leptospira có gây tác dụng phụ không?

8. Điều trị bệnh Leptospira mất bao lâu thì khỏi hẳn?

9. Tôi nên điều trị Leptospira nội trú hay ngoại trú?

10. Chi phí chữa bệnh Leptospira tốn bao nhiêu? BHYT có dùng được không?

Bệnh Leptospira được đánh giá không quá nguy hiểm, đa số các ca mắc đều có thể tự thuyên giảm sau thời gian điều trị tích cực. Tuy nhiên, vẫn có số ít trường hợp nhiễm Leptospira gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, khuyến cáo người bệnh không được chủ quan, phải thăm khám sớm để được chẩn đoán và hướng dẫn cách điều trị để phục hồi bệnh nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Cảm Cúm
Cảm cúm là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến, do nhiễm virus cúm Influenza. Bệnh gây các triệu chứng hô hấp kèm theo sốt, đau đầu, có thể…
Babesia (Nhiễm trùng do Babesia)
Babesia là bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng Babesia…
Bệnh Viêm mô hoại tử
Viêm mô hoại tử là căn bệnh hiếm gặp và…
Bệnh Lậu
Bệnh lậu là căn bệnh nhiễm trùng phổ biến lây…
Bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore không phải căn bệnh hiếm gặp, được phát hiện lần đầu tiên ở Myanmar. Tại Việt Nam, ca…

Bệnh Do Cryptosporidium

Bệnh Cryptosporidiosis xảy ra khi cơ thể nhiễm ký sinh trùng Cryptosporidium. Ăn uống, tắm hồ bơi hoặc tiếp xúc…

Bệnh Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus sốt xuất huyết (Dengue) gây ra. Đây là căn bệnh phổ…

Bệnh Dịch hạch

Dịch hạch còn được gọi là "Cái chết đen". Là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất trong lịch…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua