Bệnh Thoát Vị Khe Hoành

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Thoát vị khe hoành là một dạng thoát vị phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Tạng thoát vị phổ biến nhất của bệnh là dạ dày, chui qua lỗ cơ hoành di chuyển lên lồng ngực. Điều trị nội khoa và phẫu thuật bóc tách trụ toàn bộ dạ dày xuống dưới khe hoành là những phương pháp điều trị bệnh chính. 

Tổng quan

Cơ hoành hay cơ hoành ngực là nhóm cơ chính tham gia vào quá trình hô hấp. Nó là cấu trúc cơ hình vòm ngăn cách ngực và bụng. Thoát vị khe hoành (Hiatal hernia) là tình trạng đoạn trên của dạ dày phình to và lồi ra lỗ cơ hoành.

Bệnh đặc trưng với các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản như ợ nóng, ợ hơi, đau rát cổ họng, khó nuột, ho khan, hôi miệng, có vị đắng trong miệng... Thoát vị cơ hoành trái phổ biến hơn bên phải.

Thoát vị khe hoành là tình trạng một phần dạ dày lồi vào trong khoang ngực thông qua lỗ cơ hoành mở rộng

Hiện nay, nguyên nhân gây thoát vị khe hoành vẫn chưa được xác định rõ, nhưng nhiều giả thuyết cho rằng áp lực lớn tác động lên khoang bụng có thể khiến lỗ cơ hoành không thể đóng chặt lại, tạo điều kiện cho các tạng thoát vị. Bên cạnh đó, một số trường hợp thoát vị khe hoành là do bẩm sinh, khiếm khuyết về vách ngăn cơ hoành được hình thành do sự phát triển không hoàn thiện trong giai đoạn bào thai.

Hầu hết các trường hợp bị thoát vị khe hoành đều không quá nghiêm trọng, không đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Điều trị thoát vị khe hoành được chỉ định khi chức năng của các tạng thoát vị không đảm bảo thực hiện tốt các chức năng vốn có. Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Phân loại

Có 2 dạng thoát vị khe hoành được phân loại dựa theo căn nguyên gây bệnh, gồm:

Thoát vị khe hoành có 2 dạng chính là bẩm sinh và mắc phải

Thoát vị khe hoành bẩm sinh

Thông thường, các vách ngăn cơ hoành sẽ được hoàn thiện vào tuần thứ 8 của thai kỳ. Nhưng nếu gặp bất thường về quá trình hình thành, các nếp gấp phúc và phế mạc không được hoàn thiện, tạo thành các khiếm khuyết vĩnh viễn và gây thoát vị khe hoành. Khiếm khuyết này tạo đường thông giữa khoang ngực với khoang bụng, hay còn gọi là thoát vị qua lỗ Bochdalek.

Thể thoát vị khe hoành bẩm sinh chủ yếu xảy ra ở người trẻ tuổi.

Thoát vị khe hoành mắc phải

Dạng thoát vị khe hoành mắc phải là hậu quả của tổn thương hoặc suy yếu cấu trúc giải phẫu cơ hoành và lỗ thực quản. Do đó, dạng này còn được gọi là thoát vị khe hoành - thực quản. Dạng bệnh này được chia làm 2 thể nhỏ dựa vào tính chất phức tạp của bệnh, gồm:

  • Thoát vị khe hoành trượt: Khoảng 90% trường hợp mắc thoát vị khe hoành thực quản là dạng này. Đây là tình trạng toàn bộ dạ dày và cả tâm vị cùng trượt dọc theo thực quản để di chuyển lên khoang ngực thông qua lỗ hở khe hoành nằm cạnh thực quản. Trong thể này, cổ thoát vị khá rộng, ít khi bị chít hẹp nên không gây nghẹt các tạng thoát vị. Khi áp lực ổ bụng giảm bớt, dạ dày sẽ tự quay trở về vị trí ban đầu.
  • Thoát vị khe hoành cạnh thực quản: Thể này khá hiếm gặp, xảy ra khi dạ dày bị đẩy qua khỏi lỗ cơ hoành đã bị mở rộng. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng thoát cạnh thực quản nhưng có xu hướng tiến triển thành mãn tính. Khác với thoát vị trượt cạnh thực quản, thể thoát vị này không có khả năng trượt hoặc di chuyển xung quanh. Nó thường cố định ở vị trí bất thường bên cạnh thực quản và có thể bị kẹt trong cơ hoành gây tắc nghẽn dòng máu cung cấp nuôi dưỡng dạ dày, gây thiếu máu cục bộ và cần phải can thiệp phẫu thuật ngay lập tức.

Người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị thoát vị khe hoành thể mắc phải này.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân gây thoát vị khe hoành vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết được đưa ra là do tình trạng tăng áp lực khoang bụng - vùng chính giữa cơ thể, chứa toàn bộ các cơ quan như thực quản, dạ dày, ruột non, ruột kết, trực tràng, gan, thận, túi mật, lá lách, tuyến tụy, bọng đái.

Một số hoạt động làm tăng áp lực khoang bụng như: ho, nôn ói, thừa cân béo phì,  rặn đại tiện do táo bón hoặc thực hiện các hoạt động thể chất quá sức.

Người thừa cân béo phì có nguy cơ cao bị thoát vị khe hoành

Ngoài ra, một số yếu tố rủi ro khác làm tăng nguy cơ gây thoát vị khe hoành như:

  • Tuổi tác cao, lão hóa nhanh (thường > 50 tuổi);
  • Nữ giới có tỷ lệ mắc thoát vị khe hoành cao hơn nam giới;
  • Phụ nữ mang thai và có tiền sử mang đa thai;
  • Dị tật bẩm sinh;
  • Đã từng phẫu thuật thực quản hoặc cắt bỏ một phần dạ dày;
  • Rối loạn gây khử canxi hoặc thoái hóa hệ thống xương;
  • Nghiện hút thuốc lá;
  • Chấn thương;
  • Tai biến phẫu thuật;
  • Khuân vác vật nặng thường xuyên;
  • ...

Bệnh thoát vị khe hoành không phát hiện có yếu tố di truyền. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy hội chứng Ehlers Danlos có liên quan đến tình trạng này. Đây là bệnh lý di truyền đặc trưng với tình trạng tổn thương các mô liên kết, dễ bầm tím và thiếu linh hoạt, kèm theo khởi phát thoát vị khe hoành.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Các triệu chứng thoát vị khe hoành thường ít khi biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện không đặc hiệu thông qua các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Đây là tình trạng acid dạ dày di chuyển ngược từ dạ dày lên thực quản, gây ra các triệu chứng sau:

Thoát vị khe hoành đặc trưng với các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

  • Ợ chua, ợ hơi;
  • Đầy bụng, chướng bụng;
  • Khó nuốt, nôn ói;
  • Có vị đắng trong miệng;
  • Hôi miệng;
  • Đi ngoài phân đen (dấu hiệu của xuất huyết dạ dày);
  • Đau dạ dày hoặc khó chịu vùng thực quản;
  • Đau ngực, khó thở, hụt hơi;

Chẩn đoán

Sau các đánh giá về triệu chứng lâm sàng, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh thoát vị khe hoành. Bao gồm các kỹ thuật chẩn đoán sau:

Hình ảnh X quang hoặc CT giúp phát hiện tổn thương và chẩn đoán chính xác mức độ thoát vị khe hoành

  • Kiểm tra bằng ống nghe: Trường hợp bị thoát vị khe hoành lớn sẽ gây chèn ép trung thất. Tình trạng này đặc trưng với các triệu chứng như tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở, thường là sau khi ăn. Khi kiểm tra bằng ống nghe, có thể nghe thấy rõ ràng tiếng óc ách và tiếng hoạt động của nhu động ruột trong lồng ngực.
  • Chụp X quang: Chụp X quang được chỉ định thực hiện sau khi bệnh nhân uống dung dịch bari cản quang. Hình ảnh X quang toàn bộ hệ thống tiêu hóa cho phép quan sát và phát hiện các tổn thương ở dạ dày, thực quản như loét, khối u. Đồng thời, đánh giá mức độ thoát vị của lỗ cơ hoành, kiểm tra tạng dạ dày thoát vị có bị xoắn hay không.
  • Nội soi đại tràng: Kỹ thuật này sử dụng ống mỏng, mềm, nhỏ và linh hoạt có gắn đèn soi và camera nội soi luồn vào trong thực quản, dạ dày thông qua cổ họng. Hình ảnh chi tiết bên trong sẽ hiển thị ra bên ngoài giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và đánh giá mức độ tổn thương.
  • Đo nồng độ pH: Giúp xác định các triệu chứng liên quan đến acid dạ dày trong thực quản, hỗ trợ chẩn đoán triệu chứng có liên quan đến thoát vị khe hoành.
  • Nghiệm pháp nhân trắc học thực quản: Được hiện bằng cách đo sức mạnh, các cơn co thắt cơ và khả năng phối hợp cơ thực quản nhịp nhàng khi bạn nuốt.

Biến chứng và tiên lượng

Thoát vị khe hoành thực quản được đánh giá là thể bệnh nghiêm trọng vì dễ biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số biến chứng thường gặp như:

Thoát vị khe hoành có thể gây các biến chứng như chèn ép, co thắt hoặc xuất huyết dạ dày nếu không điều trị kịp thời

  • Dạ dày bị chèn ép hoặc co thắt gây tắc nghẽn, ảnh hưởng chức năng tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất;
  • Tạng dạ dày thoát vị qua khe hoành có nguy cơ bị xoắn lại, chặn đứng con đường cung cấp máu, lâu ngày dẫn đến hoại tử các mô;
  • Xuất huyết dạ dày kéo dài dẫn đến thiếu máu;
  • Khối thoát vị trong khoang ngực tạo áp lực lớn cho phổi, gây cản trở hô hấp và kéo theo nhiều hệ lụy khó lường khác;

Tiên lượng bệnh thoát vị khe hoành tương đối tốt đối với thể thoát vị trượt và thường nghiêm trọng đối với thể thoát vị thực quản. Chứng thoát vị khe hoành không thể tự khỏi, tuy nhiên điều trị thường không cần thiết với những trường hợp nhẹ. Nhưng nếu được chẩn đoán bệnh với các tổn thương nghiêm trọng, có biến chứng nên sớm thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Điều trị

Hầu hết các trường hợp thoát vị khe hoành thường không quá nghiêm trọng, không triệu chứng và không biến chứng thì việc điều trị là không cần thiết. Riêng những trường hợp bụi thoát vị khe hoành có các dấu hiệu của chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc các biến chứng nghiêm trọng cần phải can thiệp điều trị bằng các phương pháp sau:

Điều chỉnh lối sống sinh hoạt

Bạn có thể kiểm soát các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản do thoát vị khe hoành bằng các biện pháp tích cực sau:

Chế độ ăn uống

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh. Bệnh nhân được khuyến cáo tuân thủ các nguyên tắc ăn uống sau:

Ăn uống khoa học và vận động tích cực giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản do thoát vị khe hoành

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm áp lực cho dạ dày;
  • Ăn chậm nhai kỹ;
  • Không được nhịn đói hoặc ăn quá no;
  • Uống nhiều nước mỗi ngày;
  • Tránh dung nạp các loại thực phẩm chứa tác nhân kích ứng;
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa;
  • Không ăn trước khi tập thể dục và sát giờ đi ngủ;

Bảng gợi ý thực phẩm nên ăn và không nên ăn:

  • Thực phẩm nên ăn: Các loại rau lá xanh, trái cây (trừ cam, quýt), thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, thực phẩm lên men, đậu xanh, sữa chua, các loại sữa hạt, khoai lang...
  • Thực phẩm nên kiêng: Thực phẩm nhiều chất béo, đường, muối, chứa gia vị cay nóng, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm có tính axit, đồ uống có cồn, có gas, caffein, socola, trà bạc hà, cà chua và các chế phẩm từ cà chua...

Lối sống & sinh hoạt

  • Duy trì cân nặng phù hợp hoặc giảm cân lành mạnh để giảm áp lực lên thành bụng;
  • Tập thể dục điều độ mỗi ngày, tập vừa sức và đúng cách;
  • Không nên mặc quần áo quá chật gây bó ép dạ dày;
  • Thư giãn đầu óc bằng các bài tập thiền hoặc yoga tạo sự thoải mái cho đến khi các triệu chứng qua đi;
  • Tránh khuân vác vật nặng, nếu cần hãy sử dụng xe đẩy hoặc nhờ người khác làm giúp;
  • Nâng cao đầu giường để căn chỉnh dạ dày ở vị trí phù hợp, cải thiện đáng kể các triệu chứng thoát vị khe hoành;
  • Nói không với thuốc lá;

Điều trị bằng thuốc

Dùng thuốc trong điều trị thoát vị khe hoành nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh, thường là các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Một số loại thuốc không kê đơn thường dùng như:

Thuốc kháng axit, thuốc chẹn thụ thể H2 và ức chế bơm proton là những loại thuốc giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng thoát vị khe hoành

  • Thuốc kháng axit: Có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhờ các hoạt chất như magie và nhôm hydroxit, cải thiện các triệu chứng trào ngược và hỗ trợ giảm đau. Các biệt dược được dùng phổ biến như Tum, Gaviscon, Rolaids...;
  • Thuốc chẹn thụ thể Histamin 2: Cải thiện hiệu quả các triệu chứng trào ngược nhờ khả năng ức chế sản sinh acid dạ dày. Các loại thường dùng là Tagamet (Cimetidin), Pepcid (Famotidin), Zantac 360 (Famotidin)...;
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Nhóm thuốc này có tác dụng tương tự như thuốc chẹn thụ thể H2 nhưng hiệu quả hơn. Các loại thường dùng là Prevacid (lansoprazole), Nexium (esomeprazole), Prilosec (omeprazole), Pantoprazole (protonix)...

Lưu ý dù dùng thuốc không kê toa hay kê toa cũng đều phải tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hoặc tăng giảm liều lượng để tránh gây các tác dụng phụ ngoài ý muốn như đau đầu, táo bón, tiêu chảy, khô miệng, ù tai...

Can thiệp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị khe hoành thường được áp dụng nhất là phẫu thuật nội soi. Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nhằm mục đích:

  • Bóc tách tạng thoát vị và đẩy ngược về vị trí đúng trong ổ bụng;
  • Đóng kín lỗ trên cơ hoành;
  • Sửa chữa van đáy thực quản;

Bệnh nhân được phẫu thuật trong trạng thái gây mê toàn thân và theo dõi nội trú tại bệnh viện trong thời gian ngắn. Giai đoạn hậu phẫu, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc và chăm sóc tích cực, theo dõi biến chứng, thực hiện các bài tập thở để hồi phục sức khỏe cùng các chức năng khác hoàn toàn (khoảng 3 - 4 tuần).

Phòng ngừa

Ngoại trừ yếu tố bẩm sinh, thoát vị khe hoành hoàn toàn có thể phòng ngừa được thông qua các biện pháp sau:

Lối sống khoa học giúp tránh tạo áp lực lên ổ bụng phòng ngừa nguy cơ mắc thoát vị khe hoành

  • Hạn chế tối đa các chấn thương để tránh tạo áp lực cho ổ bụng.
  • Dự phòng hoặc điều trị dứt điểm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc thoát vị khe hoành.
  • Duy trì cân nặng phù hợp thông qua lối sống khoa học, vận động tích cực và ăn uống đủ chất.
  • Uống nhiều nước giảm nguy cơ táo bón và làm loãng nồng độ acid dạ dày cũng là một cách phòng ngừa thoát vị khe hoành.
  • Cai thuốc lá hoặc tránh xa những người/ môi trường chứa nhiều khói thuốc lá.
  • Thư giãn tinh thần, tránh stress kéo dài vì căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân tạo áp lực lên cơ hoành, gây ra thoát vị.
  • Không nên khuân vác vật nặng quá mức cho phép, nhất là những người thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh cao.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi mệt thường xuyên mệt mỏi, đau tức ngực kèm theo các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Tôi cần thực hiện xét nghiệm nào để chẩn đoán thoát vị khe hoành?

3. Nguyên nhân khiến tôi bị thoát vị khe hoành?

4. Tiên lượng mức độ bệnh thoát vị khe hoành của tôi có nghiêm trọng không?

5. Chứng thoát vị khe hoành có tự khỏi không?

6. Những yếu tố nào càng khiến lỗ cơ hoành thoát vị nặng hơn?

7. Phương pháp điều trị thoát vị khe hoành hiệu quả nhất dành cho tôi?

8. Bị thoát vị khe hoành khi nào cần phẫu thuật?

9. Tôi nên thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt như thế nào để hỗ trợ điều trị thoát vị khe hoành?

10. Quá trình điều trị thoát vị khe hoành mất bao lâu? Chi phí bao nhiêu?

Thoát vị khe hoành không phải bệnh lý quá nguy hiểm. Tiên lượng bệnh thường tốt nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm, chủ động thăm khám và điều trị tích cực bằng các phương pháp y tế phù hợp theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, kết hợp điều chỉnh lối sống, sinh hoạt và ăn uống để tránh nguy cơ tái phát trở lại.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan là tình trạng sưng viêm thực quản mãn tính do tích tụ dư thừa các tế bào bạch cầu ái toan Bệnh Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan
Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan là một dạng rối loạn viêm mãn tính của thực quản. Bệnh lý này có thể xảy ra ở cả trẻ em…
Hội chứng nôn chu kỳ
Hội chứng nôn chu kỳ là tình trạng khá hiếm…
Bệnh Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là dạng ung thư phổ biến…
Bệnh Viêm tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt xảy ra khi một hoặc nhiều…
Hội chứng không dung nạp lactose

Hội chứng không dung nạp lactose là một trong những vấn đề sức khỏe khá phổ biến, ảnh hưởng đến…

Bệnh Viêm Gan Tự Miễn

Viêm gan tự miễn là một trong những bệnh lý tự miễn có tỷ lệ mắc cao hiện nay. Đây…

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn thuộc nhóm bệnh viêm ruột mãn tính. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng bất thường tại đường…

Bệnh Sán Lá Gan

Sán lá gan là bệnh lý phổ biến thuộc nhóm nhiễm ký sinh trùng qua đường tiêu hóa. Bệnh được…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua