Chấn Thương Lách

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Chấn thương lách xảy ra do các tác động vật lý như bị đánh đập, hành hung hoặc tai nạn giao thông, chơi thể thao... Tùy theo mức độ tổn thương có nghiêm trọng hay không và đã xuất huyết hay chưa để áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Trường hợp nhẹ có thể điều trị bảo tồn và chăm sóc phục hồi, nhưng nếu chấn thương nặng bắt buộc phải mổ cấp cứu cắt bỏ lách để bảo toàn tính mạng. 

Tổng quan

Chấn thương lách (Splenic Injury) là một trong những tổn thương phổ biến nhất xảy ra bên trong ổ bụng. Lá lách là bộ phận có nhiều mạch máu nhất trong cơ thể, nên khi gặp chấn thương sẽ gây vỡ lá lách và dẫn đến xuất huyết trong ổ bụng. Đây là tình trạng cấp cứu y tế khẩn cấp cần được thực hiện ngay để bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.

Chấn thương lách xảy ra khi lá lách bị tác động mạch gây rách hoặc vỡ

Chấn thương gây vỡ lá lách thường là do các tổn thương thực thể, va chạm mạnh như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương khi chơi thể thao, té ngã, các vết thương xuyên thấu. Lá lách có thể vỡ ngay khi chạm vào hoặc vỡ muộn sau một thời gian sưng tấy do chấn thương.

Ước tính mỗi năm có khoảng 25% trường hợp nhập viện do chấn thương kín, trong đó chấn thương lách.

Phân loại

Chấn thương lách được phân chia làm 5 cấp độ chính dựa vào mức độ tổn thương lách gồm:

  • Cấp độ 1: Mức độ vỡ lách nhẹ, vết rách < 1cm và có lượng máu tụ dưới bao < 10% diện tích bề mặt;
  • Cấp độ 2: Mức độ vỡ lách vừa, vết rách từ 1 - 3cm, không kèm theo vỡ hệ thống mạch máu. Lượng máu tụ dưới dao khoảng 10 - 50% diện tích bề mặt và lượng máu tụ nhu mô < 5cm;
  • Cấp độ 3: Vết rách của lách > 3cm và có dấu hiệu tổn thương các mạng mạch, lượng máu tụ dưới bao > 50% diện tích bề mặt, lượng máu tụ nhu mô > 5cm;
  • Cấp độ 4: Chấn thương lách xảy ra do có liên quan đến cuống mạch hoặc nhu mô, gây cản trở tuần hoàn và giảm tưới máu đến lách > 25%;
  • Cấp độ 5: Là cấp độ tổn thương nghiêm trọng nhất, lá lách bị vỡ hoàn toàn, kèm theo tổn thương cuống mạch và gây cản trở tưới máu đến lá lách;

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Lá lách là cơ quan nhỏ nằm ở góc dưới bên trái bụng, dưới lồng ngực. Nó có màu tím và mềm, đặc và gần giống với gan. Chức năng chính của gan là lưu trữ và lọc máu, đồng thời sản sinh các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng.

Các tác động thực thể ở vùng bụng như tai nạn, té ngã, bị đánh đập... là nguyên nhân gây chấn thương lách

Lá lách dễ bị tổn thương khi gặp các chấn thương liên quan đến ngực dưới bên trái hoặc bụng trên bên trái. Cụ thể, do nằm gần với các xương sườn thứ 9, 10, 11 và vùng bụng trên bên trái nên rất dễ bị tác động làm tổn thương. Các chuyên gia ghi nhận có 3 cơ chế gây chấn thương lách phổ biến nhất là:

  • Chấn thương xuyên thấu: Chẳng hạn như vết thương do đạn bắn, vết dao đâm thẳng vào bụng;
  • Chấn thương lực: Xảy ra khi chịu một cú đánh mạnh trực tiếp vào vị trí góc phần tư trên bên trái, gây tổn thương cùn ở vỏ ngoài khiến lá lách bị vỡ ra;
  • Chấn thương gián tiếp: Ví dụ như bị rách bao lá lách hoặc kéo dây chằng lách trong quá trình nội soi;

Theo thống kê, một số trường hợp dẫn đến chấn thương lách thường gặp như"

  • Tai nạn xe cộ, nhất là xe cơ giới;
  • Tai nạn lao động, té ngã từ trên cao;
  • Chấn thương thể thao, đặc biệt trong các bộ môn thể thao có tính đối kháng như bóng đá, khúc côn cầu, bóng rổ...;
  • Các yếu tố bạo lực, hành hung, đánh đập, vết đâm hoặc bị đạn bắn;

Triệu chứng và chẩn đoán

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng chấn thương lách, các triệu chứng của lá lách bị vỡ có thể biểu hiện khác nhau. Một số triệu chứng thường gặp như:

Sưng đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, tụt huyết áp... là những dấu hiệu nghiêm trọng của chấn thương lách

  • Đau bụng;
  • Đau khi chạm nhẹ;
  • Sưng tấy;
  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Chóng mặt, hoa mắt;
  • Vã mồ hôi;
  • Tụt huyết áp;
  • Ngất xỉu;

Đây là những biểu hiện nặng của việc xuất huyết do vỡ lá lách đột ngột, gây giảm thể tích và sốc tuần hoàn (tình trạng y tế làm giảm lưu lượng máu đến não). Bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời để bảo toàn tính mạng.

Chẩn đoán

Chấn thương lách là tổn thương kín bên trong bụng, nên cần phải áp dụng các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng mới có thể phát hiện được. Một số kỹ thuật chẩn đoán phổ biến như:

Siêu âm và chụp CT scan giúp chẩn đoán chính xác các chấn thương lách

Chụp FAST

Đây là kỹ thuật siêu âm tra chấn thương nhanh chóng và cho kết quả chính xác về tình trạng tổn thương trong ổ bụng. Kiểm tra này nhằm xác định lượng dịch trong phúc mạc quanh gan, lách, màng ngoài tim và vùng chậu. Nếu hình ảnh siêu âm là một dải màu đen và không phản xạ xung quanh lá lách sẽ cho kết quả dương tính.

Ngoài ra, siêu âm cũng giúp xác định tình trạng tràn máu phúc mạc, tuy nhiên dễ nhầm lẫn với chấn thương phúc mạc trong ruột, mạc treo hoặc các cơ quan sau phúc mạc.

Chụp CT scan

Chụp cắt lớp vi tính CT scan là kỹ thuật chẩn đoán hiện đại giúp phát hiện các tổn thương ở các cơ quan rắn, chẳng hạn như lách. Nếu nghi ngờ chấn thương lách, CT scan có thể cho thấy tích tụ các khối máu xung quanh lách và di chuyển tự do trong ổ bụng.

Có thể chọn cách chụp CT scan có cản quang để xác định sự khác biệt về tỷ trọng giữa khối máu tụ và nhu mô lách. Nhằm giúp xác định các tổn thương liên quan.

Xét nghiệm máu

Nhằm kiểm tra nồng độ hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu để đánh giá chức năng lá lách, hỗ trợ chẩn đoán mức độ tổn thương.

Biến chứng và tiên lượng

Lá lách rất dễ bị tổn thương, nhất là khi gặp các chấn thương tác động lực mạch, dẫn đến vỡ và chảy máu vào các cơ quan trong ổ bụng, đe dọa tính mạng. Vỡ lách có thể xảy ra ngay tại thời điểm chấn thương hoặc xuất hiện muộn sau khoảng 10 ngày tùy theo mức độ tổn thương.

Trường hợp chấn thương nghiêm trọng dẫn đến vỡ lá lách bắt buộc phải mổ cấp cứu cắt bỏ lách càng sớm càng tốt. Tiên lượng sau phẫu thuật ở hầu hết các trường hợp cắt lách đều tốt, tiến triển ổn định và có thể xuất viện sớm sau khoảng 5 - 7 ngày điều trị nội trú.

Điều trị

Việc điều trị chấn thương lách được chỉ định áp dụng tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

Điều trị bảo tồn

Những trường hợp chấn thương lách chưa vỡ, có tiên lượng tốt hoặc vỡ lách độ 1, 2, 3 không kèm theo các chấn thương nội tạng khác sẽ được chỉ định điều trị bảo tồn. Bệnh nhân được yêu cầu nằm bất động tại giường, theo dõi sinh hiệu và truyền dịch, thuốc cầm máu, thuốc giảm đau... nhằm cải thiện triệu chứng.

Nếu máu chảy khó cầm không đáp ứng thuốc có thể được chỉ định can thiệp cầm máu bằng thủ thuật điện quang. Kết hợp truyền máu khi cần thiết để bù lại lượng máu đã mất.

Can thiệp điều trị ngoại khoa

Những trường hợp chấn thương lách cấp độ 4, 5 gây vỡ lách, xuất huyết nội tạng nghiêm trọng, bệnh nhân mất dần các yếu tố sinh tồn cần phải can thiệp mổ cấp cứu cắt cắt bỏ lách một phần hoặc toàn phần. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% trường hợp được điều trị chấn thương lách bằng cách này.

Phẫu thuật cấp cứu cắt bỏ lách được chỉ định trong trường hợp chấn thương lách gây xuất huyết nghiêm trọng

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần dùng thuốc kháng sinh dự phòng chống nhiễm trùng và tiêm chủng ngừa vi khuẩn trước khi xuất viện.

Còn một số trường hợp khác có thể điều trị bằng các biện pháp khác như:

  • Thuyên tắc lách: Đối với các chấn thương lách độ 3 & 4, thuyên tắc lách có thể giúp cầm máu mà không cần phẫu thuật. Đây là thủ thuật được thực hiện dưới hình ảnh X quang, dẫn ống thông vào mạch máu và tiêm thuốc vào nhằm ngăn chặn dòng máu chảy.
  • Khâu lách: Đây là phương pháp sửa chữa lá lách bằng cách khâu hoặc đốt điện, nhằm đóng vết rách trên lách lại ngăn không cho máu chảy ra.

Phòng ngừa

Cách tốt nhất để phòng ngừa chấn thương lách dẫn đến vỡ lá lách, bạn cần chú ý thực hiện các điều sau:

  • Tránh thực hiện các hoạt động có nguy cơ gây chấn thương vật lý mạnh ở vùng bụng.
  • Đeo đai an toàn khi lái xe, trang bị đồ bảo hộ đầy đủ khi chơi các hoạt động thể thao mạo hiểm hoặc lao động ở những nơi nguy hiểm.
  • Nếu được chẩn đoán có các dấu hiệu lá lách hơi sưng, giãn rộng, hãy tránh thực hiện các hoạt động thể chất mạnh bạo để tránh gây vỡ lá lách.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và kiểm tra tiến triển bệnh, kịp thời đưa ra hướng điều trị phù hợp, bảo tồn lách tối đa.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân tại sao tôi bị chấn thương lách?

2. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán chấn thương lách?

3. Tình trạng chấn thương lách của tôi có nguy cơ vỡ lách xuất huyết trong không?

4. Tiên lượng tình trạng tổn thương lách của tôi có nghiêm trọng không?

5. Điều trị chấn thương lách bằng phương pháp nào tốt nhất?

6. Tôi có cần phẫu thuật cắt bỏ lách hay không?

7. Những lợi ích và rủi ro khi phẫu thuật cắt lách tôi có thể gặp phải?

8. Chi phí phẫu thuật cắt lách tốn bao nhiêu? Có dùng BHYT được không?

Tóm lại, chấn thương lách là tình trạng nghiêm trọng cần được phát hiện và điều trị y tế ngay lập tức. Việc điều trị cụ thể sẽ do bác sĩ chỉ định tùy theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Do đó, hãy chú ý đến các dấu hiệu sức khỏe tiềm ẩn để thăm khám và điều trị kịp thời để ngăn ngừa vỡ lá lách.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Sa trực tràng Bệnh Sa Trực Tràng
Sa trực tràng là tình trạng sa một phần hoặc toàn bộ lớp niêm mạc trực tràng trong hậu môn thoát khỏi vị trí ban đầu và lồi ra khỏi…
Hội chứng Boerhaave
Hội chứng Boerhaave là tình trạng vỡ tự phát của…
Hội chứng nôn chu kỳ
Hội chứng nôn chu kỳ là tình trạng khá hiếm…
Ung Thư Ruột Non
Ung thư ruột non là dạng ung thư khá hiếm…
Bệnh Ung Thư Gan

Ung thư gan là bệnh ung thư ác tính gây ảnh hưởng đến chức năng gan và đường ống dẫn…

Hội chứng Turcot

Hội chứng Turcot là một dạng rối loạn di truyền hiếm gặp gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và…

Bệnh Viêm Ruột Do Virus

Viêm ruột do virus là bệnh lý viêm đường tiêu hóa phổ biến, có tỷ lệ mắc cao bên cạnh…

Bệnh Sán Lá Gan

Sán lá gan là bệnh lý phổ biến thuộc nhóm nhiễm ký sinh trùng qua đường tiêu hóa. Bệnh được…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua