Hội chứng không dung nạp lactose

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Giám đốc Chuyên môn Đông Phương Y Pháp

Hội chứng không dung nạp lactose là một trong những vấn đề sức khỏe khá phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Xảy ra khi cơ thể không thể tiêu hóa và hấp thu được đường lactose trong sữa cùng các chế phẩm từ sữa. Không có cách điều trị đặc hiệu đối với tình trạng này, chỉ có thể chăm sóc và hạn chế sử dụng sữa hoặc các thực phẩm chứa đường lactase. 

Hội chứng không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không thể tiêu hóa đường lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa

Tổng quan

Hội chứng không dung nạp lactose (Lactose Intolerance) là tình trạng cơ thể không có khả năng tiêu hóa lactose. Đây là một loại đường có mặt trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Hậu quả của tình trạng khó dung nạp này là hàng loạt các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, ợ nóng, tiêu chảy..., sau khoảng 30 phút đến 2 tiếng kể từ thời điểm dung nạp.

Hội chứng này cực kỳ phổ biến trên toàn thế giới. Ước tính có khoảng 70% dân số toàn cầu bị ảnh hưởng bởi tình trạng không dung nạp lactose này. Trong đó, độ tuổi dễ bị ảnh hưởng nhất là trẻ em hoặc trẻ trong độ tuổi dậy thì. Trung bình cứ 10 trẻ sẽ có 1 trẻ gặp phải các triệu chứng của tình trạng này.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bản chất của hội chứng không dung nạp lactose là do thiếu hụt lactase. Trong khi, cơ thể chỉ có thể tiêu hóa đường trong sữa (lactose) khi ruột non sản xuất đủ lượng enzyme lactase. Thông thường, men lactase sẽ biến đường trong sữa thành 2 loại đường đơn là glucose và galactose. Chúng sẽ được hấp thụ vào máu thông qua niêm mạc ruột.

Nếu thiếu hụt men lactase, lactose trong sữa sẽ không được xử lý và hấp thụ, thay vào đó chúng đi thẳng vào ruột kết. Tại đây có các loại vi sinh vật không có khả năng tương tác với đường sữa chưa qua hấp thu, hậu quả sẽ gây ra các triệu chứng bất thường.

Thiếu hụt lactase - một loại enzyme phân hủy đường lactose trong trong ruột non là nguyên nhân chính gây ra hội chứng không dung nạp lactose

Dựa vào sự khác biệt về tính chất thiếu hụt lactase, hội chứng không dung nạp lactose được chia làm 3 loại chính, khác biệt về nguyên nhân. Bao gồm:

Hội chứng không dung nạp lactose nguyên phát

Đây là dạng phổ biến nhất, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lượng lactase theo nhu cầu cần thiết. Chẳng hạn như khi trẻ em phải thay sữa bằng các loại thực phẩm khác, khiến lượng lactase giảm mạnh trong quá trình trưởng thành, gây khó khăn trong việc tiêu hóa các sản phẩm từ sữa.

Hội chứng không dung nạp lactose thứ phát

Dạng này xảy ra khi ruột non gặp phải các chấn thương hoặc tổn thương do ảnh hưởng từ các bệnh lý đường ruột như Celiac, Crohn... Ngoài ra, các cuộc phẫu thuật diễn ra tại ruột non cũng có thể tăng nguy cơ phát triển hội chứng không dung nạp lactose thứ phát.

Hội chứng không dung nạp lactose bẩm sinh hoặc phát triển

Rất hiếm khi gặp phải hội chứng không dung nạp lactose dạng bẩm sinh hoặc phát triển. Đây là dạng rối loạn có tính chất di truyền, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thường là kiểu di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường.

Ngoài ra, trẻ sinh non dưới 32 tuần thường có mức sản xuất lactase khá thấp, làm tăng nguy cơ khởi phát các triệu chứng hội chứng không dung nạp lactose trong tương lai.

Yếu tố nguy cơ

Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, còn rất nhiều yếu tố rủi ro khác làm tăng nguy cơ khởi phát triệu chứng hội chứng không dung nạp lactose. Chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: Những người càng lớn tuổi, khả năng dung nạp lactose càng kém và nghiêm trọng nhất là tiến triển đến hội chứng không dung nạp lactose.
  • Dân tộc: Tỷ lệ mắc hội chứng không dung nạp lactose phổ biến hơn ở các quốc gia như châu Á, người gốc châu Phi, người Mỹ gốc Ấn Độ, Tây Ban Nha...
  • Đột biến gen: Đột biến gen LTC, một loại gen có liên quan đến việc sản sinh ra enzyme latase cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng không dung nạp lactose.
  • Tiền sử điều trị ung thư: Những người có tiền sử điều trị các bệnh ung thư bằng phương pháp xạ trị có thể gặp phải tác dụng phụ là các triệu chứng của hội chứng không dung nạp lactose.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý: Chẳng hạn như viêm ruột, bệnh Celiac, xơ nang, tiền sử cắt bỏ ruột non...

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Các triệu chứng hội chứng không dung nạp lactose thường khởi phát sau khoảng 30 phút đến 2 tiếng kể từ khi dung nạp sữa. Các triệu chứng đặc trưng của tình trạng này gồm:

Các triệu chứng hội chứng không dung nạp lactose thường gặp như đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng...

  • Đầy bụng, khó tiêu khiến bụng phát ra âm thanh;
  • Ợ hơi;
  • Đau bụng;
  • Chuột rút;
  • Táo bón hoặc tiêu chảy;
  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Đau đầu, mệt mỏi;

Riêng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hội chứng không dung nạp lactose có thể khiến trẻ gặp phải các triệu chứng như:

  • Trẻ quấy khóc thường xuyên;
  • Bụng quặn đau, co thắt;
  • Hay nôn trớ, ọc sữa;
  • Tiêu chảy kéo dài, phân lỏng, có mùi chua nhẹ;

Xem thêm: Bị tiêu chảy liên tục nhiều ngày phải làm sao?

Chẩn đoán

Sau khi đánh giá các triệu chứng lâm sàng, đặt các câu hỏi về tiền sử bệnh, thói quen, chế độ ăn uống... Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc hội chứng không dung nạp lactose, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cận lâm

Chẩn đoán hội chứng không dung nạp lactose thông qua các xét nghiệm thường quy, điển hình như thử nghiệm dung nạp đường sữa

  • Kiểm tra hơi thở hydro: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu uống một loại chất lỏng có chứa hàm lượng lactose cao, sau đó thở mạnh liên tục vào một thiết bị đo chuyên dụng để đo nồng độ hydro trong hơi thở. Nếu kết quả cho thấy hơi thở của bạn chứa nhiều hydro chứng tỏ bệnh nhân đang gặp vấn đề về tiêu hóa và khả năng hấp thụ lactase.
  • Xét nghiệm dung nạp lactose: Sau khoảng 2 giờ uống chất dịch lỏng chứa hàm lượng lactose cao, sau đó tiến hành lấy máu để làm xét nghiệm để đo nồng độ đường glucose trong máu. Nếu chỉ số này tăng cao chứng tỏ cơ thể bạn không có khả năng tiêu hóa và hấp thụ các sản phẩm sữa chứa đường lactose.
  • Kiểm tra độ chua của phân: Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu nghi ngờ hội chứng không dung nạp lactose, bác sĩ thường yêu cầu làm xét nghiệm độ chua của phân. Trẻ được cho ăn sữa chứa đường lactose, sau khi trẻ đại tiện, mẫu phân sẽ được thu thập để mang đi làm xét nghiệm, kiểm tra nồng độ axit lactic để đánh giá khả năng hấp thụ đường sữa.

Biến chứng và tiên lượng

Hội chứng không dung nạp lactose không phải tình trạng sức khỏe quá nguy hiểm, không đe dọa đến tính mạng. Nhưng sự phát triển của hội chứng kéo dài, không được điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất.

Một số trường hợp nhẹ hoặc căn nguyên khởi phát từ các tổn thương trong ruột non, chỉ cần những tổn thương này được chữa khỏi và phục hồi, các triệu chứng hội chứng không dung nạp lactose sẽ tự động thuyên giảm và biến mất. Thời gian phục hồi tùy thuộc mức độ tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Tiên lượng ở hầu hết các trường hợp mắc hội chứng không dung nạp lactose đều khá tốt. Nhất là khi được điều trị tích cực bằng các biện pháp y tế phù hợp. Riêng những trường hợp bẩm sinh hoặc trẻ sinh non có thể tự thuyên giảm khi trẻ trưởng thành.

Điều trị

Mục tiêu điều trị hội chứng không dung nạp lactose nhằm cải thiện tối đa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Việc điều trị có thể được thực hiện thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp sử dụng một số chất bổ sung hỗ trợ cơ thể tiêu hóa lactose trong sữa. Vì trên thực tế, không có một biện pháp đặc hiệu nào có thể chữa khỏi hoàn toàn hội chứng không dung nạp lactose.

Dưới đây là một số cách cụ thể giúp kiểm soát hội chứng không dung nạp lactose:

Điều chỉnh chế độ ăn

Cách tốt nhất để giảm thiểu các triệu chứng hội chứng không dung nạp lactose, bạn cần giảm lượng đường sữa trong chế độ ăn uống. Tốt nhất nên hạn chế hoặc tránh sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa.

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và hạn chế đối đa sử dụng sữa để giảm nguy cơ rủi ro

Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp cụ thể, bạn có thể tự đo lường mức độ không dung nạp thông qua phản ứng của cơ thể. Từ đó, mới đưa ra quyết định về việc cắt hoàn toàn hoặc giảm sử dụng sữa chứa lactose. Chẳng hạn như ban đầu uống sữa với lượng nhỏ, tối đa 100 - 120ml/ lần, sau đó dựa vào phản ứng của cơ thể nặng hay nhẹ mà giảm lượng xuống thấp hơn. Cho đến khi việc uống sữa không còn gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Song song đó, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Vì sữa rất giàu canxi, nếu bỏ qua sữa cơ thể rất dễ bị thiếu hụt canxi và gây ra các vấn đề sức khỏe bất thường khác. Hãy tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi khác như sau:

  • Thay sữa chứa đường lactose bằng các loại sữa hạt, sữa gạo;
  • Bông cải xanh;
  • Cải bó xôi;
  • Cải xoăn;
  • Cam;
  • Chuối;
  • Đậu Pinto, đậu khô, hạnh nhân...;
  • Cá hồi;
  • Cá mòi đóng hộp;

Đồng thời, bạn cũng nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin D như sữa chua, trứng, gan hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tăng cường khả năng hấp thụ canxi.

Bổ sung các loại thuốc thay thế

Bên cạnh điều chỉnh thực đơn và thói quen ăn uống, bệnh nhân thường được bác sĩ kê toa sử dụng kết hợp một số loại thuốc bổ sung enzyme lactase. Đây là loại TPCN bổ sung dạng viên uống hoặc dung dịch nhỏ giọt có thể sử dụng trực tiếp nhằm hỗ trợ cơ thể dễ dàng tiêu hóa các sản phẩm từ sữa.

Thông thường, người bệnh có thể sử dụng thuốc trước bữa ăn hoặc thêm dung dịch trực tiếp vào sữa để hỗ trợ tiêu hóa.

Bổ sung TPCN giàu lactase dạng viên nang hoặc dung dịch uống giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng hội chứng không dung nạp lactose

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bổ sung men vi sinh (Probiotic - những loại sinh vật sống có lợi trong đường ruột) nhằm duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bạn có thể sử dụng thông qua dạng dung dịch uống hoặc viên nang, đem lại hiệu quả cao trong việc tiêu hóa đường lactose trong sữa.

Phòng ngừa

Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải hội chứng không dung nạp lactose khi gặp các điều kiện thuận lợi. Căn bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng khó lường cho sức khỏe.

Do đó, hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực ngay từ sớm để giảm nguy cơ mắc bệnh. Chẳng hạn như:

  • Tránh tiêu thụ hoàn toàn các sản phẩm từ sữa hoặc điều chỉnh liều lượng sữa
    & các chế phẩm từ sữa sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân.
  • Kiểm soát toàn bộ các loại thực phẩm chứa lactose và cân nhắc trước khi nạp vào cơ thể.
  • Định kỳ thăm khám sức khỏe định kỳ và đánh giá các triệu chứng hội chứng không dung nạp lactose để được theo dõi tình trạng sức khỏe, xử lý sớm các bất thường, ngăn ngừa biến chứng.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân tại sao tôi mắc hội chứng không dung nạp lactose?

2. Tôi cần làm những bài kiểm tra nào để chẩn đoán hội chứng không dung nạp lactose?

3. Những biến chứng tôi có thể gặp phải nếu mắc hội chứng không dung nạp lactose?

4. Tôi có cần phải ngưng sử dụng tất cả các sản phẩm từ sữa không?

5. Phương pháp điều trị tốt nhất dành cho trường hợp của tôi?

6. Tôi cần điều chỉnh chế độ ăn uống ra sao trong khi điều trị hội chứng không dung nạp lactose?

7. Hội chứng không dung nạp lactose có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?

8. Tôi cần làm gì để giảm nguy cơ tái phát hội chứng không dung nạp lactose sau điều trị?

Hội chứng không dung nạp lactose gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân. Không chỉ khiến bạn thường xuyên gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân còn có  nguy cơ cao gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, hãy chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Tham khảo thêm

Chia sẻ:
Bệnh Tả
Bệnh tả là một trong những bệnh lý truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở ruột non do vi khuẩn V. Cholerae. Bệnh có khả năng lây lan và bùng…
Hội chứng Turcot
Hội chứng Turcot là một dạng rối loạn di truyền…
Viêm loét dạ dày tá tràng Bệnh Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh về đường…
Bệnh Vàng Da Sơ Sinh
Vàng da sơ sinh xảy ra do sự gia tăng…
Bệnh Polyp Túi Mật

Polyp túi mật là những u nhú được hình thành từ các tế bào niêm mạc túi mật. Đa số…

Bệnh Viêm Ruột Thừa

Viêm ruột thừa là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Đặc trưng…

Bệnh Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là dạng ung thư phổ biến xảy ra bên trong niêm mạc dạ dày. Đây là…

Polyp Ống Tiêu Hóa

Polyp ống tiêu hóa thường xuất hiện ở đại tràng, dạ dày và nhiều vị trí khác. Chúng là những…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Giám đốc Chuyên môn Đông Phương Y Pháp

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua