Bệnh Đa polyp tuyến gia đình

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Giám đốc Chuyên môn Đông Phương Y Pháp

Đa polyp tuyến gia đình là hội chứng di truyền xảy ra khi bên trong đại trực tràng xuất hiện nhiều khối polyp và có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Đa số các trường hợp bệnh đều là do thừa hưởng gen đột biến từ bố mẹ và số ít còn lại là do tự phát. Hiện nay, chọn lựa điều trị bệnh chủ yếu là phẫu thuật và kết hợp dùng thuốc phòng ngừa tiến triển ung thư. 

Tổng quan

Đa polyp tuyến gia đình (Familial adenomatous polyposis - FAP) là một dạng rối loạn di truyền hiếm gặp do xảy ra khiếm khuyết về một loại gen ức chế khối u đa chức năng, điều chỉnh sự phát triền và phân chia tế bào (APC - Adenomatous Polypposis Coli). Hậu quả gây ra sự phát triển của số lượng lớn polyp bên trong đại tràngtrực tràng.

Hội chứng đa polyp tuyến gia đình đặc trưng bởi sự hình thành và phát triển của nhiều khối polyp trong đại - trực tràng

Bệnh đa polyp tuyến gia đình có thể khởi phát vào bất kỳ thời điểm nào, nhưng phổ biến nhất là trẻ vị thành niên 15 tuổi (tỷ lệ 50%) và người trẻ tuổi trưởng thành khoảng 35 tuổi (tỷ lệ 95%). Đến 40 tuổi là giai đoạn các khối polyp này tiến triển thành ung thư đại - trực tràng. Ngoài ra, người mắc phải bệnh lý này cũng nguy cơ cao phát triển ung thư ở nhiều cơ quan khác như tá tràng, dạ dày, tuyến giáp, tuyến tụy...

Với khả năng di truyền, tỷ lệ mắc bệnh đa polyp tuyến gia đình chiếm khoảng 1/22.000 - 70.000 người. Ngoài ra, khoảng 30% trường hợp mắc bệnh nhưng không liên quan đến tiền sử gia đình.

Phân loại

Bệnh đa polyp tuyến gia đình được phân chia làm 4 dạng chính dựa vào tính chất và các đặc điểm lâm sàng. Bao gồm:

Chứng đa polyp tuyến gia đình có 2 thể cơ bản là thể cổ điển và thể suy yếu

  • Thể cổ điển: Đây là thể bệnh đa polyp tuyến gia đình phổ biến nhất, xảy ra do đột biến di truyền gen APC. Bệnh đặc trưng với sự xuất hiện và phát triển của hơn 100 khối polyp trong đại - trực tràng.
  • Thể suy yếu: Thể bệnh này có tính chất nhẹ hơn so với thể cổ điển, do triệu chứng có xu hướng phát triển chậm hơn so. Đặc điểm của thể bệnh này là hình thành khoảng 20 - 100 polyp trong đại - trực tràng.
  • Hội chứng Gardner: Đặc trưng bởi tình trạng phát triển số lượng lớn polyp trong đại tràng hoặc một số vị trí ngoài cơ quan tiêu hóa. Có thể kể đến như: u nang biểu mô (khối u bên trong hoặc bên dưới da - Epidermoid cyst), khối u xơ cơ trơn (Fibroma), u xương (Osteoma), u desmoid.
  • Hội chứng Turcot: Đây cũng được xem là một trong những biến thể thường gặp của bệnh đa polyp tuyến gia đình hoặc hội chứng Lynch. Tình trạng này đặc trưng bởi sự phát triển của nhiều khối polyp trong đại - trực tràng, đặc biệt là não và có tỷ lệ cao phát triển ung thư. Trong đó, nếu phát triển u não sẽ có 2 dạng chính là u nguyên bào thần kinh đệm và u nguyên bào tủy.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân 

Đột biến gen là nguyên nhân chính gây ra bệnh đa polyp tuyến gia đình. Bệnh được di truyền theo kiểu trội của nhiễm sắc thể thường. Tức là chỉ cần thừa hưởng một bản sao của bộ nhiễm sắc thể gen đột biến từ người bố hoặc người mẹ là đã đủ để thế hệ sau mắc bệnh. Do đó, nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh này, những đứa con của họ sẽ có 50% tỷ lệ thừa hưởng gen đột biến và phát triển thành bệnh.

Di truyền gen đột biến APC là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đa polyp tuyến gia đình

Loại gen đột biến và phát triển bệnh được xác định là gen APC (Adenomatous polyposis coli). Đây là loại gen có khả năng kiểm soát sự phát triển và phân chia tế bào. Đối với bệnh nhân mắc đa polyp tuyến gia đình, khiếm khuyết về gen APC khiến quá trình này bị gián đoạn, khối u có cơ hội phát triển và hình thành các khối polyp trong đại trực tràng, tăng nguy cơ ung thư.

Ngoài ra, một số trường hợp được chẩn đoán đa polyp tuyến gia đình do liên quan đến đột biến gen MUTYH (Associated Polyposis - MAP). Nếu gặp thể này thì bệnh đa polyp tuyến gia đình được xác định là dạng di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Đột biến này khiến các tế bào mất khả năng phát hiện và sửa chữa lỗi khi sao chép ADN. Điều này khiến quá trình phân chia tế bào bị lỗi và gây hình thành polyp, phát triển ung thư.

Yếu tố nguy cơ

Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố nguy cơ khác được xác định có liên quan đến sự hình thành và phát triển của bệnh đa polyp tuyến gia đình. Chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: Đa số các trường hợp được chẩn đoán ung thư đại trực tràng do liên quan đến bệnh đa polyp tuyến gia đình đều ở độ tuổi từ 50 trở lên;
  • Lối sống không lành mạnh, ăn uống tùy tiện, lười vận động và để thừa cân béo phì;
  • Ảnh hưởng từ một số bệnh lý tại đại trực tràng như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích...;
  • Chủng tộc: Các quốc gia châu Âu, Mỹ hoặc Nhật Bản là phần đông dân số được chẩn đoán mắc phải căn bệnh này;
  • Yếu tố di truyền: Nguy cơ mắc bệnh đa polyp tuyến gia đình của bạn chắc chắn sẽ cao hơn người khác nếu bạn có bố mẹ, anh chị em và con cái đang mắc phải căn bệnh này;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Những triệu chứng bệnh đa polyp tuyến gia đình ở từng người bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau. Nhưng về cơ bản, hầu hết bệnh nhân đều sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Sự phát triển hàng trăm, hàng nghìn khối u trong đại trực tràng;
  • Chúng gây chảy máu, đau bụng và rối loạn chức năng đại tiện;
  • Bệnh nhân mệt mỏi, sụt cân và thiếu máu nếu khối u trong quá trình phát triển thành ung thư;

Chẩn đoán

Ngoài ra, mỗi dạng u khác nhau tùy theo thể bệnh đa polyp tuyến gia đình mà các triệu chứng cũng biểu hiện khác nhau. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, hãy chủ động đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán đa polyp tuyến gia đình thông qua thăm khám lâm sàng kết hợp làm các xét nghiệm máu và hình ảnh như nội soi, chụp MRI

Chẩn đoán bệnh đa polyp tuyến gia đình có thể thực hiện được vào 2 thời điểm, trước và sau khi phát bệnh. Quy trình thăm khám và chẩn đoán bao gồm các phương pháp sau đây:

  • Khám sức khỏe lâm sàng: Ở bước này, bệnh nhân cần mô tả đầy đủ và chi tiết tình trạng bệnh. Sau đó, kết hợp kiểm tra các chỉ số sức khỏe cơ bản để đánh giá thể trạng của bệnh nhân và khai thác tiền sử bệnh cá nhân, gia đình để tìm ra điểm nghi vấn bất thường.
  • Các chẩn đoán cận lâm sàng: Để chẩn đoán xác nhận về việc có tổn thương nào hay không, mức độ, vị trí tổn thương và đánh giá tiên lượng, bệnh nhân cần thực hiện một số kiểm tra chẩn đoán cận lâm sàng dưới đây:
    • Xét nghiệm máu: Được chỉ định thực hiện nhằm phục vụ xét nghiệm gen di truyền, tìm kiếm các đột biến gen bất thường có liên quan đến đa polyp tuyến gia đình (thường là APC hoặc MUTYH). Hoặc nếu gia đình có người mắc bệnh đa polyp tuyến gia đình, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm di truyền ngay từ đầu. Trường hợp con cái của người bệnh nên được làm kiểm tra tầm soát định kỳ mỗi năm.
    • Nội soi ống tiêu hóa: Đây là phương pháp hữu ích và có độ chính xác cao giúp chẩn đoán bệnh đa polyp tuyến gia đình. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kỹ thuật nội soi phù hợp để phát hiện các tổn thương đặc trưng của bệnh. Một số kỹ thuật được áp dụng gồm:
      • Nội soi đại tràng sigma: Giúp quan sát rõ hình ảnh ở những phần cách xa đại trực tràng. Đặc biệt, có thể kết hợp lấy mẫu sinh thiết hoặc cắt bỏ khối polyp;
      • Nội soi đại tràng toàn bộ: Thường được chỉ định thực hiện sau khi các xét nghiệm trước đều cho kết quả dương tính;
      • Nội soi ống tiêu hóa trên: Giúp kiểm tra mức độ tổn thương các cơ quan khác như dạ dày, thực quản, tá tràng và phát hiện sớm tiến triển ung thư do bệnh FAP gây ra;
    • Các xét nghiệm hình ảnh: Trong một số trường hợp cần thiết, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định thực hiện chụp CT hoặc MRI toàn bộ khung chậu, vùng bụng để xác định vị trí tổn thương, kích thước khối u và mức độ xâm lấn.

Biến chứng và tiên lượng

Biến chứng thường gặp nhất do bệnh đa polyp tuyến gia đình gây ra là ung thư đại đại trực tràng. Đây là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 5 trên toàn cầu. Bệnh tiến triển âm thầm nên rất khó phát hiện sớm, ở giai đoạn muộn có thể dẫn đến ung thư nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Chứng đa polyp tuyến gia đình có thể tiến triển thành ung thư đại - trực tràng nếu không điều trị sớm

Ngoài ra, bệnh FAP cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra một số biến chứng sức khỏe khác như:

  • Polyp tá tràng;
  • Polyp tuyến dạ dày;
  • Polyp quanh vùng tủy;
  • Khối u desmoid phát triển trong các mạch máu, dây thần kinh rất nguy hiểm hoặc chèn ép, tạo áp lực lên các cơ quan khác trong cơ thể;
  • Tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư khác như ung thư trực tràng, ung thư đại tràng, ung thư gan, ung thư tuyến thượng thận, ung thư hệ thần kinh trung ương, ung thư tuyến giáp...;
  • Các biến chứng khác như phát triển u nang da, u xương, mắc các bệnh về võng mạc, giảm thị lực, bất thường về phát triển răng miệng...;

Có thể thấy những biến chứng của bệnh đa polyp tuyến gia đình là rất khó lường. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần mà còn góp phần đẩy nhanh sự tàn phá cơ thể dưới sự ảnh hưởng của các tế bào ung thư. Những người phát triển ung thư từ các khối polyp có tỷ lệ tử vong cao, nhất là khi phát hiện và điều trị muộn.

Ngược lại, nếu chủ động tầm soát sàng lọc định kỳ để phát hiện bệnh sớm từ những năm tháng đầu đời. Kết hợp theo dõi và điều trị tích cực, hầu hết các trường hợp bệnh đều sẽ có tiên lượng tốt, chỉ cần kiểm soát tốt tiến triển, bệnh nhân sẽ có sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt.

Điều trị

Bản chất của bệnh đa polyp tuyến gia đình là bệnh di truyền hoặc tự phát do đột biến gen nên không có bất kỳ một phương pháp điều trị đặc hiệu nào. Trong hầu hết các trường hợp bệnh, mục tiêu điều trị bệnh chủ yếu nhằm kiểm soát và khắc phục triệu chứng, ngăn ngừa tiến triển ung thư.

Tùy theo vị trí, kích thước và mức độ tổn thương của các khối polyp được tìm thấy, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất. Có thể kể đến như:

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ưu tiên được chỉ định trong những trường hợp số lượng polyp quá nhiều và phát triển quá nhanh. Phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến nhất là phẫu thuật nội soi ít xâm lấn. Ưu điểm của phương pháp này là ít đau, ít chảy máu, nhanh hồi phục và rút ngắn thời gian nằm viện. Thời gian phẫu thuật cắt bỏ đại tràng và trực tràng còn phụ thuộc vào số lượng, kích thước các khối polyp.

Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng và trực tràng là phương pháp điều trị chính đối với bệnh đa polyp tuyến gia đình

Tùy mức độ bệnh của từng người, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện kỹ thuật phẫu thuật phù hợp. Chẳng hạn như:

  • Cắt bỏ một đoạn đại tràng, phần còn lại nối với trực tràng;
  • Cắt bỏ toàn bộ đại tràng và trực tràng, sau đó tạo một lỗ mở (thông hồi tràng) nằm ở vùng bụng bên phải bệnh nhân;
  • Cắt bỏ toàn bộ đại trực tràng, sau đó nối hồi tràng với hậu môn. Kỹ thuật này còn được gọi là phẫu thuật túi chữ J để thay thế trực tràng hỗ trợ loại bỏ chất thải;

Phẫu thuật không phải phương pháp có khả năng chữa khỏi dứt điểm bệnh đa polyp tuyến gia đình. Phương pháp này chỉ giúp loại bỏ bớt khối u polyp, hỗ trợ cải thiện triệu chứng và làm chậm tiến triển bệnh. Tuy nhiên, sau đó các khối polyp vẫn có thể tiếp tục hình thành và phát triển khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, có thể kết hợp với các phương pháp bổ sung khác để tăng và kéo dài hiệu quả điều trị nhiều nhất có thể.

Điều trị bằng thuốc

Sự phát triển của y học hiện đại đã cho ra đời các loại thuốc bổ sung dạng viên uống hoặc tiêm giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh đa polyp tuyến gia đình, nhất là những trường hợp liên quan đến đột biến gen APC. Một số nghiên cứu cho thấy sự kết hợp của 2 loại thuốc là erlotinib (Tarceva) và sulindac (Clinoril) có tác dụng tốt giúp ức chế sự phát triển về số lượng polyp đại tràng.

Kết hợp sử dụng thuốc làm giảm số lượng polyp phát triển trong đại trực tràng góp phần cải thiện triệu chứng

Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần chú ý về cách sử dụng thuốc sao cho phù hợp. Kết hợp sóc tích cực hàng ngày để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh và duy trì kết quả điều trị lâu dài. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Phòng ngừa

Đa polyp tuyến gia đình là bệnh di truyền gen đột biến hoặc tự phát đột ngột vô căn nên gần như không có biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, một số cách đơn giản dưới đây có thể giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh:

Thụ tinh nhân tạo và sàng lọc phôi là cách tốt nhất giúp bố mẹ mang gen đột biến sinh con không mắc bệnh đa polyp tuyến gia đình

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, củ quả, trái cây, các loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng, giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư.
  • Vận động thể chất điều độ, tập luyện hàng ngày vừa giúp nâng cao sức khỏe thể trạng, hệ miễn dịch, duy trì cân nặng vừa giảm khả năng phát triển đa polyp tuyến gia đình.
  • Trường hợp bố hoặc mẹ mắc bệnh đa polyp tuyến gia đình, có thể chọn phương pháp thụ tinh nhân tạo IVF để sàng lọc phôi. Cách này giúp đảm bảo con sinh ra không mắc bệnh 100%.
  • Trường hợp cha mẹ mang đột biến dị hợp, di truyền gen lặn MUTYH thường khó phát hiện trước sinh. Do đó, khi trẻ sinh ra cần định kỳ làm tầm soát sàng lọc gen và phát hiện sớm các dấu hiệu đa polyp tuyến gia đình hoặc ung thư để kịp thời điều trị.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi/ con tôi mắc bệnh đa polyp tuyến gia đình?

2. Cần làm những xét nghiệm gì để xác nhận chẩn đoán về bệnh đa polyp tuyến gia đình?

3. Bệnh đa polyp tuyến gia đình nguy hiểm như thế nào?

4. Tình trạng bệnh hiện tại của tôi/ con tôi ra sao?

5. Bệnh đa polyp tuyến gia đình có chữa khỏi dứt điểm được không?

6. Phương pháp điều trị bệnh tốt nhất dành cho trường hợp bệnh của tôi?

7. Nếu không điều trị, tôi/ con tôi có thể gặp phải biến chứng gì?

8. Tôi/ con tôi cần làm gì và tránh làm gì trong suốt quá trình điều trị bệnh?

9. Chi phí điều trị bệnh đa polyp tuyến gia đình tốn bao nhiêu?

10. Vợ chồng tôi cần làm gì để phòng ngừa sinh con mắc bệnh đa polyp tuyến gia đình trong lần mang thai sau?

Đa polyp tuyến gia đình xảy ra do con cái thừa hưởng gen đột biến từ bố mẹ. Do đó, gần như không thể phòng ngừa được căn bệnh này nếu bố mẹ mang gen đột biến và có kế hoạch sinh con. Do vậy, hãy cân nhắc đến một số hình thức hỗ trợ sinh sản khác giúp làm giảm nguy cơ này như thụ tinh nhân tạo và sàng lọc phôi. Hoặc nếu con sinh ra mang gen bệnh hãy chủ động cho trẻ làm xét nghiệm sàng lọc định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Bệnh Táo Bón
Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến ở đường tiêu hóa, xảy ra ở mọi đối tượng, mọi giới tính. Bản chất của táo bón không nguy…
Bệnh Gan Nhiễm Mỡ
Gan nhiễm mỡ là bệnh lý về gan phổ biến,…
Hội chứng Mallory-Weiss
Hội chứng Mallory Weiss là tình trạng xảy ra vết…
Hội chứng nôn chu kỳ
Hội chứng nôn chu kỳ là tình trạng khá hiếm…
Bệnh Viêm Gan C

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do virus HCV gây ra. Hầu hết người bệnh thường không biết bản…

Bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày là vấn đề tiêu hóa nhiều người gặp phải. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân.…

Bệnh Tụ máu ở vỏ trực tràng

Tụ máu ở vỏ trực tràng là tình trạng hiếm gặp, xảy ra do nhiều yếu tố như chấn thương…

Bệnh Viêm Hậu Môn

Viêm hậu môn là bệnh lý thường gặp ở mọi độ tuổi, do nhiều nguyên nhân gây ra. Đây có…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Giám đốc Chuyên môn Đông Phương Y Pháp

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua