Bệnh Sỏi bùn túi mật

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Sỏi bùn túi mật là một bệnh lý khá hiếm gặp xảy ra ở đường tiêu hóa, cụ thể ở túi mật. Rất ít trường hợp mắc bệnh sớm mà phát hiện ngay từ đầu. Điều này tạo điều kiện cho bệnh ngày càng tiến triển nặng và phát triển các biến chứng khó lường. Có nhiều trường hợp sỏi bùn túi mật không nặng có thể tự biến mất, nhưng ở giai đoạn nặng cần can thiệp điều trị y tế bằng thuốc tan sỏi hoặc phẫu thuật cắt bỏ túi mật (nếu cần thiết).

Sỏi bùn túi mật xảy ra khi bên trong túi mật hình thành các hạt sỏi bùn li ti

Tổng quan

Sỏi bùn túi mật hay còn gọi là cặn bùn túi mật, đây là những khối rắn dạng hạt, kích thước li ti tồn tại trong túi mật. Chúng được hình thành trong một khoảng thời gian dài, là kết quả của quá trình tích tụ và lắng đọng hình thành sỏi. Trong mỗi viên sỏi bùn túi mật bao gồm các hoạt chất như cholesterol, canxi bilirubinat, muối mật, chất dịch nhầy và các dạng muối canxi khác.

Đa số các trường hợp phát hiện sỏi bùn túi mật thường không thể phát hiện sớm, chỉ khi bộc phát các cơn đau nhức khó chịu và đi khám mới biết. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không theo dõi và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm túi mật, tắc mật, viêm tụy cấp...

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Sự hình thành của các khối sỏi bùn túi mật có liên quan đến một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ sau:

Ăn kiêng quá mức khiến gan sản xuất nhiều cholesterol hơn và tăng nguy cơ hình thành sỏi bùn túi mật

  • Dư thừa cholesterol & bilirubin trong mật: Đây là 2 hoạt chất do gan sản xuất ra. Tuy nhiên, nếu lượng cholesterol và bilirubin sản xuất nhiều đến mức dư thừa do ảnh hưởng của bệnh xơ gan, nhiễm trùng đường mật... khiến chúng lắng đọng, tích tụ lại và hình thành sỏi.
  • Sỏi viên: Sự xuất hiện của các viên sỏi có thể gây tắc nghẽn ống mật, tạo điều kiện cho sự hình thành của sỏi bùn túi mật.
  • Ăn uống kém khoa học: Những người có thói quen ăn uống không lành mạnh, không đủ dinh dưỡng hoặc ăn kiêng khiến cân nặng sụt giảm nhanh chóng. Những điều này kích thích cơ thể hoạt động nhiều hơn để đốt cháy mỡ, hậu quả khiến gan, mật, tụy hoạt động nhiều hơn. Hậu quả của tình trạng này là gan sản xuất dư thừa cholesterol, làm tăng nguy cơ lắng đọng và tạo thành sỏi bùn túi mật.
  • Lạm dụng rượu bia: Các loại rượu bia, chất kích thích chứa nhiều ethanol gây tác động trực tiếp đến chức năng gan. Gan tổn thương khiến dịch mật không được giải phóng để trung hòa cholesterol, chúng tích tụ lại và hình thành sỏi bùn túi mật.
  • Mang thai: Sự phát triển ngày càng lớn của bào thai vô tình chèn ép lên hệ tiêu hóa và túi mật. Khi chịu áp lực lớn sẽ tạo điều kiện cho sỏi bùn túi mật hình thành.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thói quen sử dụng thuốc trong thời gian dài, điển hình như các loại khác như thuốc tránh thai, thuốc giảm mỡ máu... cũng là một yếu tố hàng đầu gây ra sỏi bùn túi mật.
  • Các thủ thuật y tế khác: Điển hình như là nuôi ăn qua đường tĩnh mạch ở những bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày hoặc không thể ăn uống bình thường. Tuy biện pháp này đem lại nhiều lợi ích nhưng có thể khiến bệnh nhân gặp phải tình trạng ứ đọng dịch mật, góp phần phát triển sỏi bùn túi mật.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Bệnh sỏi bùn túi mật thường tiến triển âm thầm trong thời gian dài. Giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ rệt. Bằng chứng của tình trạng này là có khoảng 80% bệnh nhân có sỏi bùn túi mật nhưng lại không biết bản thân mắc bệnh.

Bệnh nhân bị sỏi bùn túi mật thường có cảm giác đau mạn sườn phải, buồn nôn, đầy hơi, sốt, ớn lạnh, đại tiện phân nhạt như đất sét...

Nhưng càng về những giai đoạn sau,  sỏi bùn túi mật gây ảnh hưởng đến những cơ quan khác, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng rõ ràng, bao gồm:

  • Đau nhức vùng bụng bên phải;
  • Mức độ đau lúc âm ỉ lúc dữ dội và kéo dài vài tiếng;
  • Cơn đau có thể lan từ bụng ra sau lưng dưới hoặc giữa 2 xương bả vai;
  • Các triệu chứng về tiêu hóa như ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn, nôn ói;
  • Thay đổi tính chất đại tiện, phân nhạt màu và giống đất sét;
  • Sốt nhẹ, ớn lạnh, vã mồ hôi, mệt mỏi, vàng da, vàng mắt...;

Chẩn đoán

Khi đã phát triển các dấu hiệu bất thường trên, chứng tỏ bệnh sỏi bùn túi mật đã tiến triển ở mức nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh cần thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán. Các bước chẩn đoán sỏi bùn túi mật bao gồm:

Chẩn đoán sỏi bùn túi mật thông qua khám sức khỏe lâm sàng kết hợp làm các xét nghiệm máu, siêu âm

  • Khám sức khỏe: Bệnh nhân cần mô tả rõ các triệu chứng đang gặp phải và tiền sử bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, sờ, ấn vào vị trí bụng đau nhức để đánh giá triệu chứng.
  • Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp tiêu chuẩn giúp chẩn đoán sỏi bùn túi mật, phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng và đo các chỉ số như men gan,  men tụy, cholesterol, bilirubin máu...
  • Siêu âm: Siêu âm qua thành bụng là kỹ thuật giúp phát hiện chính xác vị trí sỏi bất thường. Đồng thời, kết hợp các biện pháp chẩn đoán khác để xác định đó là sỏi bùn hay sỏi mất nhằm có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Các xét nghiệm hình ảnh khác: Chẳng hạn như chụp CT scan hoặc MRI cho phép chẩn đoán chính xác số lượng và từng vị trí sỏi bùn túi mật.

Biến chứng và tiên lượng

Đa số các trường hợp bị sỏi bùn túi mật thường không quá nguy hiểm, bởi chúng có xu hướng tự phân hủy và biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một vài trường hợp cũng được cảnh báo bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Bệnh sỏi bùn túi mật nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng viêm túi mật, viêm tụy, hình thành sỏi mật nguy hiểm

  • Tắc nghẽn ống dẫn mật: Sự tích tụ ngày càng nhiều của sỏi bùn túi mật khiến ống dẫn mật bị tắc nghẽn. Hậu quả của tình trạng này là nhiễm trùng túi mật, tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi mật và các bệnh lý khác.
  • Viêm túi mật: Sỏi bùn túi mật tích tụ càng lâu, lượng dịch mật trong túi mật bị ứ đọng không được giải phóng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, khởi phát viêm túi mật.
  • Viêm tụy cấp: Đây cũng là một trong những biến chứng thường gặp khi bị sỏi bùn túi mật. Nguyên nhân do số lượng lớn sỏi bùn không chỉ tích tụ trong túi mật mà còn di chuyển sang ống tụy, gây ra các triệu chứng viêm tụy cấp.
  • Sỏi mật: Sỏi mật là những khối cứng rắn trong túi mật, được phát triển từ sỏi bùn và gây ra những triệu chứng, hệ lụy nghiêm trọng hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, sỏi mật có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và đe dọa tính mạng của người bệnh.

Tiên lượng bệnh sỏi bùn túi mật được các chuyên gia đưa ra là khá tốt, nhất là khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách. Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Điều trị

Một số biện pháp y tế được chỉ định áp dụng điều trị phổ biến đối với bệnh sỏi bùn túi mật bao gồm:

Dùng thuốc 

Đối với những khối sỏi bùn không quá lớn, hình thành chưa lâu và chưa phát sinh các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ ưu tiên cho bệnh nhân sử dụng thuốc tan sỏi. Nhóm thuốc này có khả năng trung hòa các hoạt chất trong dịch mật và thẩm thấu làm sỏi tan ra từ từ.

Dùng thuốc tan sỏi chỉ hiệu quả với những hạt sỏi nhỏ, mềm và hình thành chưa quá lâu

Một số thuốc thường dùng như Acid chonodeoxycholic, acid ursodeoxycholic... Khi được chỉ định dùng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng và thời gian sử dụng. Điều này giúp thuốc phát huy tác dụng tốt nhất và giảm thiểu tối đa tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Nội soi mật tụy ngược dòng

Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu dành cho những bệnh nhân mắc các bệnh về túi mật nói chung, trong đó có sỏi bùn túi mật. Phương pháp này được thực hiện bằng cách luồn một ống nội soi nhỏ, mềm, mỏng thông qua đường miệng để tiếp cận đến gần ống mật. Kết hợp với thiết bị chụp X quang để tiến hành loại bỏ sỏi hoàn toàn.

Phẫu thuật 

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật được cân nhắc thực hiện ở những bệnh nhân bị sỏi bùn túi mật nặng và phát sinh biến chứng viêm túi mật. Tuy nhiên, chỉ những bệnh nhân có thể trạng sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý tiềm ẩn như máu khó đông, dị ứng thuốc gây mê...

Phẫu thuật loại bỏ túi mật là biện pháp cần thiết đối với những bệnh nhân mắc bệnh nặng và có biến chứng

Hiện nay, phẫu thuật nội soi cắt bỏ túi mật đang được chọn lựa áp dụng phổ biến. Không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn tương đối an toàn hơn so với biện pháp mổ hở thông thường nhiều rủi ro.

Phòng ngừa

Để có thể phòng ngừa và tránh khỏi những rủi ro khó lường từ hiện tượng sỏi bùn túi mật, mỗi người cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:

Chế độ ăn uống lành mạnh giảm thiểu nguy cơ phát triển sỏi bùn túi mật

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung rau xanh, củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt...
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu cholesterol, dầu mỡ hoặc nội tạng động vật, sữa, trứng, thịt bò, bơ, thực phẩm giàu carb tinh chế, đồ chiên xào... Tốt nhất nên ưu tiên chọn sử dụng chất béo lành mạnh như dầu oliu, dầu mè, dầu cá...
  • Thiết lập lối sống phù hợp, phân bổ thời gian hợp lý, cân bằng, tránh stress, mệt mỏi quá mức, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, tập thể dục điều độ hàng ngày để duy trì cân nặng, kiểm soát chỉ số đường huyết, huyết áp... Qua đó giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về túi mật.
  • Định kỳ tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ, bước này cực kỳ quan trọng giúp ngăn chặn các bệnh viêm nhiễm túi mật, ống dẫn mật và phòng ngừa sỏi bùn túi mật cùng nhiều căn bệnh liên quan khác.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi thường xuyên có cảm giác đau vùng bụng bên phải, rối loạn tiêu hóa, nôn ói, khó chịu, sốt, đại tiện bất thường... là dấu hiệu của những bệnh gì?

2. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để tìm ra nguyên nhân gây bệnh?

3. Tại sao tôi mắc bệnh sỏi bùn túi mật?

4. Sỏi bùn túi mật có nguy hiểm đến tính mạng không? Những biến chứng tôi có thể gặp phải nếu không điều trị?

5. Phương pháp điều trị tốt nhất dành cho trường hợp bệnh sỏi bùn túi mật của tôi?

6. Tôi bị sỏi bùn túi mật khi nào cần phẫu thuật? Phương pháp phẫu thuật nào tốt nhất?

7. Những lợi ích và rủi ro xoay quanh các chỉ định điều trị sỏi bùn túi mật?

8. Chi phí điều trị sỏi bùn túi mật có tốn kém không? Có được dùng thẻ BHYT không?

9. Tôi cần làm gì và tránh làm gì trong quá trình điều trị để hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh?

10. Bệnh sỏi bùn túi mật có tái phát trở lại sau điều trị hay không?

Sỏi bùn túi mật gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân. Nếu không điều trị, bệnh có thể phát sinh các biến chứng khó lường như viêm túi mật, viêm tụy cấp, sỏi mật... cực kỳ nguy hiểm và đe dọa tính mạng. Do đó, khuyến cáo bệnh nhân ngay khi phát hiện dấu hiệu này, hãy chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp càng sớm càng tốt.

THAM KHẢO THÊM

Chia sẻ:
Bệnh Tụ máu ở vỏ trực tràng
Tụ máu ở vỏ trực tràng là tình trạng hiếm gặp, xảy ra do nhiều yếu tố như chấn thương tai nạn hoặc các bệnh lý bất thường. Tình trạng…
Ung Thư Ruột Non
Ung thư ruột non là dạng ung thư khá hiếm…
Nguyên nhân gây hội chứng ruột ngắn Hội chứng ruột ngắn
Hội chứng ruột ngắn là tình trạng kém hấp thu…
Bệnh Táo Bón
Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến…
Bệnh Viêm Gan A

Viêm gan A là bệnh nhiễm trùng gan cấp tính khá phổ biến do virus HAV gây ra. Bệnh này…

Chấn Thương Lách

Chấn thương lách xảy ra do các tác động vật lý như bị đánh đập, hành hung hoặc tai nạn…

Bệnh Ung Thư Thực Quản

Ung thư thực quản nằm trong top 10 loại ung thư phổ biến toàn cầu, trong đó có Việt Nam.…

Bệnh trĩ Bệnh Trĩ

Bệnh trĩ là nỗi ám ảnh của hơn 45% dân số Việt Nam. Phần lớn nguyên nhân gây trĩ là…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua