Đau thắt ngực không ổn định

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau thắt ngực không ổn định là một dạng đau tức ngực gây khó thở xảy ra khi cơ tim không nhận đủ lượng máu và oxy. Cơn đau này bùng phát thường liên quan đến các vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường, cholesterol cao, lười vận động, thừa cân béo phì... Đây là tình trạng y tế nghiêm trọng cần được can thiệp điều trị kịp thời để giảm nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Đau thắt ngực không ổn định là cơn đau tức ngực khó thở xảy ra khi cơ tim không nhận đủ lượng máu và oxy

Tổng quan

Đau thắt ngực không ổn định (Unstable Angina) xảy ra khi cơ tim không nhận đủ lượng máu và oxy. Tình trạng này còn được gọi là thuật ngữ hội chứng mạch vành cấp (ACS), là một trường hợp y tế nguy hiểm cần can thiệp xử lý khẩn cấp vì nó có khả năng khởi phát cơn đau tim, khiến người bệnh khó thở và kiệt sức kéo dài dẫn đến đe dọa tính mạng.

Cơn đau thắt ngực không ổn định ảnh hưởng đến khoảng 200.000 người Mỹ/ năm. Phổ biến ở những người lớn tuổi, là nam giới tuổi tác cao, tiền sử hút thuốc lá, mắc bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp.

Phân loại

Đau thắt ngực không ổn định được chia làm 2 loại gồm:

  • Cơn đau khởi phát: Đây là cơn đau mới khởi phát xảy ra ở bệnh nhân chưa từng xảy ra cơn đau thắt ngực không ổn định trước đó.
  • Cơn đau tăng dần: Đây là cơn đau có tính chất tăng dần xảy ra khi người bệnh bị đau tức ngực thường xuyên, dữ dội và kéo dài, không thuyên giảm.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Cơn đau thắt ngực không ổn định thường xảy ra do tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn động mạch vành (cơ quan cung cấp máu cho tim). Sự tắc nghẽn này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, thường là do sự tích tụ mảng bám và chất béo tích tụ trên thành trong của động mạch.

Khi các mảng xơ vữa vỡ ra, nó sẽ hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn động mạch và giảm lưu lượng máu đến cơ tim. Hậu quả cuối cùng là dẫn đến bệnh động mạch vành, khởi phát cơn đau thắt ngực không ổn định.

Đau thắt ngực không ổn định xảy ra do tình trạng thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ khởi phát đau thắt ngực không ổn định, bao gồm:

  • Mức cholesterol trong máu tăng cao;
  • Mắc bệnh tiểu đường;
  • Người thừa cân béo phì;
  • Cao huyết áp;
  • Nghiện hút thuốc lá;
  • Lối sống kém khoa học, ít vận động;
  • Căng thẳng kéo dài;
  • Người lớn tuổi và có giới tính nam;
  • Tiền sử gia đình;
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc;
  • Tiếp xúc với nhiệt độ lạnh;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Các triệu chứng đặc trưng của cơn đau thắt ngực không ổn định cũng tương tự như cơn đau thắt ngực ổn định. Nhưng mức độ triệu chứng thường nghiêm trọng, tần suất thường xuyên và kéo dài. Các triệu chứng điển hình như:

Bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định thường gặp các triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, buồn nôn, vã mồ hôi, mệt mỏi...

  • Đau tức ngực, cảm giác như bị đè nén, bóp chặt ngực;
  • Cơn đau dần lan ra cổ, cánh tay, hàm, vai, lưng;
  • Khó thở;
  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Vã mồ hôi;
  • Hoa mắt, chóng mặt;
  • Mệt mỏi;
  • Cảm giác lo lắng, bồn chồn khó chịu;

Các triệu chứng đau thắt ngực không ổn định có thể xảy ra khi nghỉ ngơi hoặc thực hiện các hoạt động gắng sức, mỗi đợt tái phát kéo dài hơn 10 phút. Ở những trường hợp nghiêm trọng, cơn đau tức ngực, khó thở có thể xảy ra nặng hơn vào ban đêm.

Chẩn đoán

Ngay khi phát hiện các triệu chứng đau thắt ngực không ổn định, bệnh nhân nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán sớm. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các bước kiểm tra thể chất, khám sức khỏe toàn diện và kết hợp một số xét nghiệm cận lâm sàng gồm:

Xét nghiệm đo điện tâm đồ kết hợp siêu âm tim là những kỹ thuật giúp chẩn đoán chính xác đau thắt ngực không ổn định

  • Đo điện tâm đồ (ECG): Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách ghi lại hoạt động điện tim nhằm phát hiện bất kỳ bất thường nào.
  • Xét nghiệm máu: Nhằm đo lường nồng độ enzyme và protein trong máu để phát hiện bất thường. Vì nếu cơ tim bị tổn thương, nồng độ 2 chất này trong máu sẽ tăng lên nhanh chóng.
  • Siêu âm tim: Đây là kỹ thuật chẩn đoán hiệu quả đối với cơn đau thắt ngực không ổn định, nhằm đánh giá chức năng thất trái và phát hiện các bệnh lý bất thường gây tổn thương van tim.
  • Chụp động mạch vành: Thử nghiệm này được thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa bởi bác sĩ có kinh nghiệm. Liên quan đến việc sử dụng một ống mỏng, dẻo vào trong mạch máu ở cánh tay hoặc háng, sau đó luồn nó vào tiếp cận gần đến tim. Kết hợp sử dụng thuốc nhuộm tương phản tiêm trực tiếp vào ống thông. Sau đó tiến hành chụp X quang để quan sát hình ảnh dòng máu chảy qua động mạch vành, dễ dàng phát hiện các bất thường.

Ngoài ra, chẩn đoán xác nhận đau thắt ngực không ổn định cần phân biệt với các bệnh lý khác như:

Xem thêm: Cách Nhận Biết Bệnh Viêm Màng Ngoài Tim Co Thắt

Biến chứng và tiên lượng

Đau thắt ngực không ổn định là tình trạng y tế khẩn cấp cần được cấp cứu ngay lập tức rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cụ thể một số biến chứng thường gặp của chứng đau thắt ngực không ổn định như:

Đau thắt ngực không ổn định nếu bộc phát đột ngột nhưng không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong

Theo chuyên gia, bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định trong giai đoạn bùng phát có đoạn ST chênh lên hơn 1mm có tỷ lệ tử vong cao. Nhất là sau khi thực hiện các hoạt động đòi hỏi thể lực như đi bộ, chạy bộ hoặc làm việc nặng.

Để giảm nguy cơ tử vong khi lên cơn đau thắt ngực không ổn định, bệnh nhân và người thân cần chú ý các dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ như:

  • Đau tức thắt ngực;
  • Ngất xỉu;
  • Suy nhược;
  • Có cảm giác sắp kiệt sức;

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu này, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc y tế khẩn cấp để bảo toàn tính mạng.

Điều trị

Mục tiêu điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định nhằm giảm thiểu tần suất khởi phát và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng. Dựa vào kết quả chẩn đoán cụ thể, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp bệnh.

Có nhiều phương pháp điều trị đau thắt ngực không ổn định, bao gồm:

Điều trị bằng thuốc

Nhằm hỗ trợ xử lý tình trạng tích tụ cục máu đông, ngăn ngừa hình thành các cục máu đông mới và giảm thiểu triệu chứng liên quan khác, bác sĩ có thể kê toa sử dụng một số loại thuốc sau:

Các loại thuốc như nitrat, aspririn, thuốc chẹn beta... giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng đau thắt ngực không ổn định

  • Thuốc nitrat: Có tác dụng làm giãn rộng các mạch máu, tạo điều kiện cho máu di chuyển đến tim nhiều hơn. Đối với những cơn đau thắt ngực không ổn định, loại thuốc nitrat được sử dụng phổ biến nhất là nitroglycerin dùng bằng cách ngậm dưới lưỡi, uống trực tiếp, tiêm tĩnh mạch... tùy theo chỉ định.
  • Aspirin: Bệnh nhân dùng aspirin nhằm điều trị tình trạng kháng tiểu cầu, giảm đông máu và thúc đẩy máu chảy qua các động mạch tim bị hẹp dễ dàng hơn. Liều dùng cơ bản khoảng 325 - 300mg dạng đặt trực tràng hoặc dạng uống và thường được dùng trong vòng 30 phút.
  • Thuốc chống đông máu: Những trường hợp không dung nạp với aspirin, có thể sử dụng thay thế bằng Clopidogrel (Plavix). Loại thuốc này có nhiều ưu điểm tốt hơn so với Prasugrel (Effient) và Ticagrelor (Brilinta) vì ít có nguy cơ chảy máu. Tác dụng chính của thuốc
  • Thuốc chẹn beta: Tác dụng chính của nhóm thuốc này là kiểm soát huyết áp nhờ khả năng ức chế tim đập nhanh, không dùng quá nhiều lực... Nhờ đó giúp làm giãn mạch máu và cải thiện lưu lượng máu đến tim.
  • Thuốc chẹn canxi: Còn được gọi bằng cái tên khác là thuốc đối kháng canxi, có tác dụng làm giãn rộng mạch máu, thúc đẩy tăng cường lưu lượng máu.
  • Thuốc huyết áp: Trường hợp bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định có huyết áp cao, có thể được kê toa một số loại thuốc huyết áp khác như:
    • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin ACE;
    • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II ARB;

Các liệu pháp y tế

Trong một số trường hợp, chỉ điều trị bằng thuốc không thể đem lại hiệu quả như mong đợi, bác sĩ thường yêu cầu áp dụng kết hợp một số phương pháp trị liệu y tế khác nhằm kiểm soát các triệu chứng đau thắt ngực không ổn định. Bao gồm:

  • Oxy bổ sung: Cách sử dụng liệu pháp oxy phổ biến nhất là bằng ống thông mũi nhằm duy trì nồng độ bão hòa oxy phù hợp cho bệnh nhân.
  • Liệu pháp chống đông bằng heparin: Đây là liệu pháp chống đông bằng heparin trọng lượng phân tử thấp hoặc cao. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách tiêm dưới da hoặc qua đường tĩnh mạch.
  • Liệu pháp EECP: Đây là liệu pháp tăng cường phản xung bên ngoài EECP cũng được chỉ định thực hiện nhằm tăng cường lưu lượng máu đến tim. Cách này được thực hiện bằng việc đặt vòng bít đo huyết áp quanh bắp đùi, chân và xương chậu. Tác dụng của liệu pháp nhằm giảm thiểu các triệu chứng xảy ra ở người bị đau thắt ngực không ổn định.

Phẫu thuật

Đối với những trường hợp đau thắt ngực không ổn định nghiêm trọng, không đáp ứng với các biện pháp điều trị trên, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thực hiện các biện pháp phẫu thuật y tế chuyên sâu nhằm xử lý tổn thương và phục hồi chức năng, cải thiện triệu chứng.

Phẫu thuật đặt stent nong mạch vành là kỹ thuật hiệu quả giúp tăng cường lưu lượng máu đến tim

Cụ thể một số phương pháp phẫu thuật điều trị đau thắt ngực không ổn định như:

  • Đặt Stent giúp nong mạch: Được thực hiện bằng thủ thuật can thiệp mạch vành qua da (PCI), đưa một quả bóng nhỏ vào vị trí động mạch bị hẹp, sau đó đưa vào một stent (cuộn thép nhỏ) để giữ cho động mạch luôn mở. Phương pháp này giúp tăng cường lưu lương máu đến tim và cải thiện các triệu chứng đau thắt ngực không ổn định.
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Hay còn gọi là phẫu thuật tim hở, được thực hiện bằng cách sử dụng một tĩnh mạch hoặc động mạch để bắc cầu đến động mạch tim bị tắc nghẽn, thu hẹp và dẫn lưu đủ lượng máu đến tim.

Phòng ngừa

Mục tiêu của việc phòng ngừa đau thắt ngực không ổn định nhằm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ở người khỏe mạnh hoặc giúp bệnh nhân đã kiểm soát bệnh tốt tiếp tục duy trì sức khỏe và mọi hoạt động sống hàng ngày. Những cách phòng ngừa đơn giản giúp giảm đau thắt ngực không ổn định như:

Thực hiện lối sống lành mạnh và khoa học là cách phòng ngừa hiệu quả chứng đau thắt ngực không ổn định

  • Cai thuốc lá hoàn toàn hoặc hạn chế tiếp xúc với những môi trường chứa khói thuốc lá để giảm các nguy cơ sức khỏe liên quan đến các biến chứng tim mạch.
  • Tập thể dục điều độ hàng ngày và kiểm soát cân nặng phù hợp.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giảm lượng muối, chất béo bão hòa, cholesterol... Thay vào đó, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt...
  • Nói không với rượu bia và các chất kích thích khác để giảm nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe tim mạch.
  • Kiểm soát các vấn đề sức khỏe bất thường như tiểu đường, cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao để giảm nguy cơ phát triển các cơn đau thắt ngực không ổn định.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tại sao tôi có những dấu hiệu đau tức ngực, khó thở, buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi...?

2. Nguyên nhân gì khiến tôi lên cơn đau thắt ngực không ổn định?

3. Những cơn đau thắt ngực không ổn định có nguy hiểm không?

4. Những biến chứng tôi có thể gặp phải khi bùng phát đau thắt ngực không ổn định?

5. Tôi cần thực hiện những xét nghiệm nào để chẩn đoán đau thắt ngực không ổn định?

6. Phương pháp điều trị tốt nhất dành cho trường hợp đau thắt ngực không ổn định của tôi?

7. Tôi cần làm gì và tránh làm gì để hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau thắt ngực không ổn định?

8. Trường hợp bệnh của tôi có cần can thiệp phẫu thuật hay không?

9. Chi phí điều trị đau thắt ngực không ổn định tốn bao nhiêu? Có dùng BHYT được không?

10. Tôi cần làm gì để giảm nguy cơ tái phát đau thắt ngực không ổn định sau điều trị?

Đau thắt ngực không ổn định là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và cần được chăm sóc, điều trị y tế ngay lập tức để giảm nguy cơ biến chứng. Thông qua một số chọn lựa điều trị hiệu quả như dùng thuốc hoặc phẫu thuật thường đem lại kết quả khả quan. Do đó, khuyến cáo bệnh nhân mắc đau thắt ngực không ổn định cần chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán và hướng dẫn biện pháp điều trị phù hợp để duy trì sức khỏe, giảm thiểu biến chứng.

THÔNG TIN THÊM

Chia sẻ:
Bệnh Hẹp Động Mạch Phổi
Hẹp động mạch phổi là bệnh tim bẩm sinh khá hiếm gặp. Sự bất thường về cấu trúc động mạch phổi gây tắc nghẽn quá trình lưu thông máu từ…
Bệnh Suy Tim
Suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch…
Bệnh Nhịp Tim Chậm
Nhịp tim chậm là một trong những dạng rối loạn…
Bệnh Phình động mạch chủ ngực
Phình động mạch chủ ngực là tình trạng sức khỏe…
Hội chứng Barth

Hội chứng Barth là một bệnh lý di truyền khá hiếm gặp và gây ra các vấn đề sức khỏe…

Bệnh Viêm động mạch Takayasu

Viêm động mạch Takayasu là một bệnh tự miễn dịch khá hiếm gặp, gây ra tình trạng viêm ở thành…

Viêm Cơ Tim

Viêm cơ tim là tình trạng các tế bào cơ tim bị nhiễm trùng và tổn thương, khiến cơ tim…

Bệnh Thấp Tim

Thấp tim là bệnh lý tự miễn đặc trưng bởi tình trạng viêm sau các đợt nhiễm khuẩn đường hô…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua