Bệnh Viêm động mạch Takayasu

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Viêm động mạch Takayasu là một bệnh tự miễn dịch khá hiếm gặp, gây ra tình trạng viêm ở thành các động mạch lớn, thường là động mạch chủ và các nhánh lân cận. Đa số các trường hợp bệnh có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Các chọn lựa điều trị phổ biến như dùng thuốc hoặc phẫu thuật, kết hợp điều chỉnh lối sống khoa học. 

Tổng quan

Viêm động mạch Takayasu (Takayasu's arteritis) hay còn được gọi là bệnh mất mạch. Đây là một dạng viêm mạch máu khá hiếm gặp, gây tổn thương động mạch chủ và các nhánh máu lân cận, đi qua cánh tay hoặc cung cấp máu cho não.

Viêm động mạch Takayasu xảy ra khi có sự tổn thương thành động mạch chủ và các nhánh của nó

Hậu quả của tình trạng viêm nhiễm này khiến các tổn thương động mạch ngày càng suy yếu và căng ra. Hậu qảu gây ra chứng phình động mạch, nhiễm trùng và thu hẹp làm cản trở lưu lượng máu. Một số trường hợp có thể dẫn đến tắc mạch hoặc ít phổ biến hơn là làm giảm lưu lượng máu đến tim, thận, ruột, chân...

Bệnh viêm động mạch Takayasu chủ yếu gây ảnh hưởng đến trẻ em và người trưởng thành trong độ tuổi từ 20 - 40 tuổi, phổ biến nhất là tứ 15 - 35 tuổi. Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới, tỷ lệ khoảng 80 - 90%. Một số quốc gia phát có tỷ lệ mắc viêm động mạch Takayasu cao hơn là Nhật Bản, Ấn Độ, các quốc gia vùng Đông Á hoặc người gốc Mexico.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân khởi phát viêm động mạch Takayasu vẫn chưa được phát hiện rõ ràng. Nhưng các nhà khoa học vẫn tin rằng có nhiều yếu tố khởi phát tình trạng này, bao gồm:

Viêm động mạch Takayasu là chứng bệnh tự miễn khi hệ miễn dịch tự tấn công đến các mô của cơ thể

  • Yếu tố tự miễn dịch: Bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch tác động đến các mô khỏe mạnh, gây tổn thương và khởi phát viêm nhiễm.
  • Đột biến gen: Một số trường hợp bệnh viêm động mạch Takayasu cũng có thể đến từ yếu tố di truyền gen đột biến. Bố mẹ mang gen bệnh truyền sang cho con cái, những gen này có liên quan đến sự phát triển của bệnh viêm động mạch Takayasu. Những đột biến này gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, khiến nó tấn công các mô và cơ quan của chính cơ thể người bệnh.
  • Yếu tố môi trường: Chẳng hạn như tiếp xúc với các loại virus, vi khuẩn, hút thuốc lá nhiều năm... thường có nguy cơ phát triển bệnh viêm động mạch Takayasu cao hơn. Những yếu tố này có khả năng làm hỏng các mạch máu, khiến chúng dễ viêm và tổn thương, góp phần vào sự phát triển của bệnh viêm động mạch Takayasu.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Triệu chứng

Một số ít trường hợp viêm động mạch Takayasu không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng đa số các trường hợp bệnh nhân sẽ phải chịu các triệu chứng toàn thân như sau:

Các triệu chứng thường gặp của viêm động mạch Takayasu gồm sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ khớp, cao huyết áp...

Triệu chứng giai đoạn đầu

  • Mệt mỏi;
  • Sốt, ớn lạnh;
  • Đau nhức cơ, khớp;
  • Chán ăn;

Triệu chứng giai đoạn sau

  • Đau tức ngực;
  • Khó thở;
  • Đau đầu;
  • Hoa mắt, chóng mặt;

Triệu chứng thu hẹp mạch máu và giảm lưu lượng máu

  • Đau nhức, mỏi nhừ và tê bì ở tay, chân;
  • Đau bụng do giảm lượng máu đến ruột;
  • Tăng cao huyết áp do giảm lượng máu đến thận;
  • Đau tim, đột quỵ (hiếm gặp);

Chẩn đoán

Do các triệu chứng viêm động mạch Takayasu thường không đặc hiệu nên rất khó chẩn đoán. Để chẩn đoán chính xác cần kết hợp nhiều yếu tố bao gồm:

Chẩn đoán viêm động mạch Takayasu bao gồm khám sức khỏe kết hợp xét nghiệm máu và các xét nghiệm hình ảnh

  • Khám sức khỏe: Kiểm tra thể chất, tình trạng sức khỏe bằng cách sử dụng ống nghe để nghe tiếng thổi của tim. Điều này cho biết tình trạng lưu thông máu có bình thường hay không và loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự. Kết hợp khai thác tiền sử bệnh cá nhân và gia đình để xác định yếu tố di truyền liên quan.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Các nghiên cứu hình ảnh được xác định là kỹ thuật quan trọng để giúp phát hiện các bất thường và tổn thương ở động mạch. Chẳng hạn như tình trạng thu hẹp, tắc mạch, dày thành hoặc phình động mạch. Một số kỹ thuật hình ảnh được chỉ định áp dụng phổ biến như:
    • Siêu âm Doppler;
    • Chụp mạch cộng hưởng từ MRA;
    • Chụp mạch cắt lớp vi tính CTA;
    • Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET);
    • Siêu âm;
  • Các xét nghiệm thường quy khác: Đây cũng là các xét nghiệm quan trọng góp phần chẩn đoán bệnh viêm động mạch Takayasu. Trong đó, phổ biến nhất là kỹ thuật xét nghiệm máu bao gồm:
    • Đo tốc độ lắng hồng cầu (ESR);
    • Đo nồng độ protein phản ứng C (CRP) tăng cao;

Biến chứng và tiên lượng

Viêm động mạch Takayasu là bệnh lý mãn tính được các chuyên gia cảnh báo có mức độ nguy hiểm cao dù tiến triển bệnh chậm. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Xơ cứng và thu hẹp mạch máu;
  • Tăng cao huyết áp gây tổn thương thận;
  • Viêm cơ tim và van tim;
  • Đột quỵ do tắc nghẽn lưu lượng máu trong các động mạch não;
  • Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA);
  • Biến chứng phình động mạch chủ;
  • Tăng tần suất lên cơn đau tim;

Viêm động mạch Takayasu không được điều trị có thể gây các biến chứng nguy hiểm như cao huyết áp, viêm cơ tim, đột quỵ...

Riêng đối với phụ nữ, mắc bệnh viêm động mạch Takayasu tuy không thể gây ra các biến chứng sinh sản, khó có thai. Tuy nhiên, sự phát triển của bệnh và tác dụng của các loại thuốc dùng đặc trị được cảnh báo gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và phát triển của thai nhi. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ để được lên kế hoạch mang thai và chăm sóc tích cực phòng ngừa các biến chứng thai kỳ.

Tiên lượng bệnh viêm động mạch Takayasu khi được điều trị tích cực khá tốt. Nhưng ngược lại, nếu không điều trị chậm trễ có thể dẫn đến tử vong. Tại Nhật Bản và Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 3% trường hợp bị viêm động mạch Takayasu tử vong sau khi chẩn đoán bệnh được 5 năm.

Điều trị

Mục tiêu điều trị bệnh viêm động mạch Takayasu tập trung vào việc kiểm soát tình trạng viêm và ngăn chặn mạch máu bị tổn thương nặng hơn. Đồng thời, hỗ trợ cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng khó lường của bệnh. Việc điều trị thường chỉ định cho những trường hợp mắc bệnh gây triệu chứng nghiêm trọng.

Một số phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến gồm:

Điều trị bằng thuốc

Dùng thuốc là phương pháp điều trị ưu tiên dành cho hầu hết các trường hợp bệnh. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê toa dùng thuốc phù hợp, bao gồm:

Điều trị viêm động mạch Takayasu chủ yếu bằng thuốc Corticosteroid và thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc Corticosteroid

Đây là nhóm thuốc chống viêm có khả năng giảm triệu chứng sưng viêm ở động mạch. Thuốc có thể được dùng dưới dạng uống hoặc tiêm trực tiếp vào các động mạch bị ảnh hưởng. Loại thuốc được sử dụng phổ biến là prednisone (Prednisone Intensol hoặc Rayos).

Để đạt kết quả tốt, người bệnh phải dùng thuốc trong thời gian dài. Tuy nhiên, để giảm thiểu tác dụng phụ, bác sĩ có thể yêu cầu giảm dần liều thuốc đến mức thấp nhất và ngưng thuốc hoàn toàn khi cần thiết. Trường hợp lạm dụng thuốc quá lâu, có thể gây một số tác dụng phụ như tăng cân, loãng xương, tăng nguy cơ nhiễm trùng...

Thuốc ức chế miễn dịch

Đây cũng là loại thuốc có tác dụng điều trị tốt đối với bệnh viêm động mạch Takayasu. Thuốc giúp ức chế hệ thống miễn dịch trong cơ thể, giảm thiểu tổn thương và tình trạng viêm nhiễm. Những trường hợp không đáp ứng với thuốc Corticosteroid sẽ được chỉ định dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Các loại thường dùng như:

  • Methotrexate như Trexall, Xatmep...;
  • Azathioprine như Azasan, Imuran...;
  • Leflunomide như Arava;
  • Cyclophosphamid;
  • Mycophenolate mofetil như Cellcept (thuốc thường dùng cho những người cấy ghép nội tạng);

Tuy đem lại hiệu quả cao nhưng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ chính là tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Thuốc hỗ trợ điều chỉnh hệ thống miễn dịch

Hay còn được gọi là thuốc sinh học, có khả năng điều chỉnh những bất thường xảy ra trong hệ thống miễn dịch. Các loại được nhắc đến nhiều nhất là Infliximab (Remiacade), Etanercept (Enbrel), Tocilizumab (Actemra)... Tuy nhiên, việc sử dụng chính xác các loại thuốc này vẫn còn đang được nghiên cứu. Tự ý lạm dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nhiễm trùng.

Can thiệp phẫu thuật

Trường hợp các động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn nghiêm trọng có thể phải can thiệp phẫu thuật để nới rộng hoặc sửa chữa động mạch nhằm lưu thông máu dễ dàng hơn. Phương pháp này giúp cải thiện một số triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, cao huyết áp và ngăn ngừa biến chứng vỡ động mạch.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị dành cho những trường hợp viêm động mạch Takayasu nghiêm trọng

Một số chọn lựa điều trị phổ biến gồm:

  • Phẫu thuật nong mạch: Phương pháp này nhằm mục đích nới rộng mạch máu, tạo không gian đủ để máu lưu thông. Cách này được thực hiện bằng cách đưa một quả bóng nhỏ luồn qua các mạch máu và thành động mạch bị tổn thương.
  • Phẫu thuật bắc cầu: Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy một động mạch hoặc tĩnh mạch ra khỏi một phần khác của cơ thể và gắn thay thế vào vị trí bị tắc để tạo ra đường vòng giúp máu chảy qua. Kỹ thuật này thường được chỉ định khi động mạch bị hẹp không thể sửa chữa hoặc phục hồi.
  • Phẫu thuật van động mạch chủ: Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ yêu thực hiện sửa chữa hoặc thay thế van động mạch chủ nhằm phục hồi chức năng van bị rò rỉ.

Phòng ngừa

Vì nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm động mạch Takayasu vẫn chưa được xác định rõ nên rất khó để chủ động phòng ngừa được căn bệnh này. Nhưng nếu thực hiện tốt các biện pháp dưới đây, bạn sẽ có sức khỏe tốt và giảm thiểu rủi ro khởi phát bệnh.

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, cân đối đầy đủ các dưỡng chất, ưu tiên rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt, hạn chế muối, đường, chất béo và rượu bia, chất kích thích...
  • Tập thể dục đều đặn hàng ngày, vừa sức giúp giảm nguy cơ phát bệnh tiểu đường, loãng xương, huyết áp..., phòng ngừa phát triển bệnh viêm động mạch Takayasu.
  • Nói không với thuốc lá và các sản phẩm chứa khói thuốc lá để giảm nguy cơ làm tổn thương mô, mạch máu.
  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin giúp phòng ngừa nhiễm trùng như cúm, viêm phổi, zona... giảm nguy cơ phát triển viêm động mạch Takayasu.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Lý do gì khiến tôi gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, đau nhức cơ khớp, đau đầu, chóng mặt, cao huyết áp...?

2. Nguyên nhân khiến tôi phát bệnh viêm động mạch Takayasu?

3. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán viêm động mạch Takayasu?

4. Bệnh viêm động mạch Takayasu có nguy hiểm không?

5. Tình trạng bệnh của tôi có nghiêm trọng không?

6. Bệnh gây ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của tôi?

7. Phương pháp điều trị tốt nhất dành cho trường hợp bệnh của tôi?

8. Tôi cần chú ý những gì khi sử dụng thuốc? Thuốc có gây tác dụng phụ không?

9. Tình trạng bệnh của tôi có cần phẫu thuật không?

10. Thời gian điều trị mất bao lâu thì khỏi bệnh? Chi phí điều trị tốn bao nhiêu?

Viêm động mạch Takayasu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân. Tuy không có cách chữa đặc hiệu nhưng các phương pháp điều trị hỗ trợ như dùng thuốc kiểm soát triệu chứng hoặc phẫu thuật trong những trường hợp nghiêm trọng có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Đồng thời, phải kết hợp các biện pháp tại nhà để giảm thiểu tác dụng phụ từ các phương pháp điều trị và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Tham khảo thêm

Chia sẻ:
Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim
Thiếu máu cơ tim là bệnh lý tim mạch phổ biến thường xảy ra ở người trưởng thành, người lớn tuổi và đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa.…
Hẹp Van Hai Lá
Hẹp van hai lá là một trong những bệnh lý…
Khủng hoảng tăng huyết áp
Khủng hoảng tăng huyết áp là tình trạng chỉ số…
Bệnh Nhịp Tim Chậm
Nhịp tim chậm là một trong những dạng rối loạn…
Bệnh Nhồi Máu Cơ Tim

Nhồi máu cơ tim có liên quan mật thiết đến cơn đau tim xảy ra do tắc nghẽn động mạch…

Bệnh Phình động mạch chủ bụng

Phình động mạch chủ bụng là một trong những dạng phổ biến của phình động mạch chủ. Đây là tình…

Hội chứng Brugada

Hội chứng Brugada là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ảnh hưởng đến hệ thống điện tim, gây…

Bệnh Viêm Màng Ngoài Tim Co Thắt

Viêm màng ngoài tim co thắt là tình trạng viêm nhiễm gây kích thích màng tim dẫn đến các cơn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua