Tim mạch
Bệnh tim mạch thuộc nhóm bệnh nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Thống kê cho thấy số người tử vong do tim mạch và đột quỵ nhiều hơn cả tổng số người ung thư, lao, sốt rét, HIV gộp lại. Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là đơn vị y tế tiên phong nghiên cứu các bài thuốc Nam, khám chữa bệnh tim mạch bằng y học cổ truyền. Thuốc Dân Tộc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tim mach, do Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam chuyển giao các bài thuốc/ sản phẩm nghiên cứu.
Bệnh tim mạch là gì?
Hệ tim mạch là cơ quan quan trọng, tham gia vào hoạt động sống của con người, giúp cung cấp oxy, glucose cho việc chuyển hoá năng lượng. Bệnh tim mạch là các bệnh liên quan tới trái tim và mạch máu.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, các ca tử vong do bệnh tim mạch chiếm tới 39,5%, đây là con số đáng báo động. Tại Việt Nam, xu hướng tử vong do bệnh tim mạch ngày càng tăng cao, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là bệnh mạch máu não (tỷ lệ 164,9/100.000). Trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong do bệnh mạch máu não đột quỵ não.
Mô hình bệnh tật tim mạch ngày càng thay đổi, có xu hướng gia tăng mạnh và trẻ hóa. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Hiện nay, tim mạch được xếp vào nhóm bệnh khó chữa khỏi, có chi phí điều trị lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Những bệnh tim mạch thường gặp: Bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não (đột quỵ), suy tim, nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim, bệnh phình động mạch chủ bóc tách.
Bệnh lý tim mạch là mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, nhưng vẫn có thể cải thiện và phòng ngừa được. Hãy xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, thăm khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn.
Dấu hiệu bệnh tim mạch
Tùy vào từng bệnh lý tim mạch gặp phải và mức độ nặng, nhẹ mà người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Một số dấu hiệu có thể gặp với người mắc bệnh tim mạch:
- Thường xuyên thấy khó thở như có vật gì đè lên ngực, đặc biệt lúc nằm
- Đau tức ngực ở bên dưới mạn sườn, đau từng cơn và thường xuyên
- Cơ thể bị tích nước, phù với các triệu chứng như mặt sưng, mí mắt sưng, bàn chân sưng phù
- Thường xuyên mệt mỏi, mất sức, ngay cả khi thực hiện những hoạt động bình thường
- Nhịp tim nhanh, không đều, hay hồi hộp, đánh trống ngực
- Tê bì chân tay, đau nhức các đầu ngón tay, ngón chân
- Ho dai dẳng, khò khè do máu bị ứ lại, tích tụ ở phổi lâu ngày gây tình trạng ho mạn tính, thở khò khè
- Hay bồn chồn, lo lắng, mất ngủ, ăn uống kém
- Chóng mặt, ngất xỉu do rối loạn nhịp tim ở mức độ nghiêm trọng
- Ngủ ngáy, hay đổ mồ hôi trộm
Nguyên nhân gây bệnh tim mạch
- Lối sống thiếu lành mạnh: Hút thuốc lá thường xuyên; Chế độ ăn uống nhiều chất béo, muối, đường, cholesterol; Thói quen lười vận động thể lực; Thừa cân, béo phì; Căng thẳng kéo dài.
- Một số bệnh lý: Rối loạn Lipid máu gây tăng hình thành các mảng xơ vữa làm tổn thương lòng mạch, tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng tim; Tăng huyết áp làm cho các động mạch có thể bị xơ cứng và dày thành, các mạch máu bị thu hẹp lại; Bệnh đái tháo đường,...
- Độ tuổi: Tuổi càng cao nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch càng lớn.
- Yếu tố di truyền: Các bệnh tim mạch có thể di truyền từ bố mẹ sang con, mang tính chất gia đình.
- Dị tật bẩm sinh: Các vấn đề tim mạch tự sinh ra, do đột biến gen.
- Nhiễm trùng: Do sự tấn công của vi khuẩn, vi rút,...
Cách điều trị bệnh tim mạch
Tùy vào từng loại bệnh tim mạch, mức độ nặng nhẹ khác nhau, nguyên nhân, bệnh nền mắc kèm, khả năng đáp ứng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh nên thăm khám sớm để được can thiệp kịp thời, tránh các rủi ro đáng tiếc.
Một số giải pháp điều trị, ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả hiện nay.
Thay đổi lối sống
Lối sống lành mạnh là việc làm đầu tiên mà người có bệnh lý tim mạch cần ưu tiên áp dụng. Dưới đây là một số gợi ý phù hợp nhất cho người tim mạch.
- Ưu tiên thực phẩm tốt cho tim như trái cây, rau củ, cá, thịt trắng, ngũ cốc nguyên hạt, sữa tách béo,... Hạn chế đồ ăn nhiều đường, thịt đỏ, mỡ - nội tạng động vật, hạn chế ăn mặn.
- Không hút thuốc lá vì nó gây tổn thương mạch máu, hệ tim mạch và phổi nghiêm trọng. Các nghiên cứu cho thấy ngừng hút thuốc lá 1 năm giúp giảm tới 50% nguy cơ tim mạch.
- Tăng cường vận động thể lực khoảng 30 - 60 phút/ ngày. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp và cường độ phù hợp.
- Xét nghiệm sàng lọc sức khỏe định kỳ như kiểm tra mỡ máu, rối loạn đường huyết, tăng huyết áp,....
- Duy trì cân nặng hợp lý, chỉ số BMI nên dưới 25.
- Kiểm soát căng thẳng, stress.
- Ngủ đủ giấc và ngủ chất lượng, giảm thiểu các bệnh lý thần kinh như lo âu, mất ngủ, trầm cảm,...
- Tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng hoặc làm nặng hơn tình trạng tim mạch hiện tại.
Thuốc Tây y
Thuốc Tây điều trị tim mạch chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Phù thuộc vào từng loại bệnh và từng người mà sẽ được chỉ định loại thuốc, liều dùng và cách dùng đảm bảo hiệu quả, an toàn nhất. 6 nhóm thuốc tim mạch phổ biến:
- Nhóm thuốc điều trị mỡ máu Statin
- Nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu Aspirin
- Thuốc ngăn tiểu cầu kết tập Clopidogrel
- Thuốc ngăn ngừa cục máu đông Warfarin
- Nhóm thuốc chẹn beta trị tim mạch phổ biến như đau thắt ngực, suy tim
- Nhóm thuốc ức chế ACE điều trị bệnh huyết áp và một số bệnh tim mạch
Y học cổ truyền
Y học cổ truyền cho rằng tâm là đại chủ của lục phủ ngũ tạng. Các phương pháp chữa bệnh tập trung vào dưỡng tâm, an thần, bổ huyết, bổ khí, thông kinh mạch cho vận hóa lưu thông. Thuốc Y học cổ truyền điều trị bệnh lý tim mạch có tính an toàn cao, giảm tác dụng phụ, được kê đơn phác đồ riêng biệt riêng biệt cho từng người.
Một số vị thuốc Y học cổ truyền điều trị bệnh tim mạch: Tinh lá sen, tinh dầu thông đỏ, giảo cổ lam, huyền sâm, đương quy, cát cánh, ngưu tất, hà thủ ô,...
Phẫu thuật
Phẫu thuật tim mạch thường chỉ áp dụng khi các can thiệp nội khoa không hiệu quả. Phẫu thuật có tính phức tạp cao, yêu cầu bác sĩ chuyên môn giỏi, tay nghề tốt và chi phí lớn. Một số loại phẫu thuật được áp dụng trong điều trị bệnh tim mạch hiện nay:
- Sửa chữa hoặc thay thế van tim
- Thay thế động mạch chủ
- Phẫu thuật bắc cầu mạch vành
- Phẫu thuật ghép tim
- Đưa thiết bị hỗ trợ tâm thất
- Sửa chữa tâm thất trái
Bệnh lý tim mạch điều trị tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc
Bác sĩ, chuyên gia tim mạch Trung tâm Thuốc Dân Tộc
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần
- Chức vụ: Phó Giám đốc Chuyên môn
- Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
- Chuyên khoa: Tim mạch
Giải pháp điều trị bệnh tim mạch tại Thuốc Dân Tộc
Bài thuốc mỡ máu ĐẦU TIÊN kết hợp TINH DẦU THÔNG ĐỎ và TINH LÁ SEN với gần 30 vị dược liệu quý chia thành 2 bài thuốc ĐẶC HIỆU, CĂN NGUYÊN. Công thức kết hợp hiệp đồng bội tăng với cơ chế tác dụng đa tầng tích cực, giải quyết triệt để các vấn đề mỡ máu: Hạ mỡ máu, tăng cường giải độc gan thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Được phối hợp nghiên cứu bởi Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam và Học viện Y dược Cổ truyền Việt Nam. Bài thuốc quý với gần 20 vị dược liệu quý, đặc biệt là ngưu hoàng, huyền sâm. Các thành phần được nghiên cứu kỹ lưỡng, phối chế theo tỷ lệ vàng, áp dụng chặt chẽ nguyên tắc, lý luận trị bệnh của Y học cổ truyền. Bài thuốc giúp bồi bổ nguyên khí, khai thông cục máu đông, chặn đứng đột quỵ, tai biến, giảm các cơn đau thắt tim, suy tim, điều hòa nhịp tim, giúp tim đập đều nhịp không nhanh hay quá chậm, giảm triệu chứng gây tức ngực.