Kích thước sỏi túi mật (6-10-18-22mm…) nào cần mổ?

Sỏi túi mật là căn bệnh phổ biến với khoảng hơn 50% người mắc phải ở độ tuổi trung niên. Sỏi túi mật đơn thuần không nguy hiểm, khi sỏi đạt đến kích thước và số lượng nhất định sẽ được mổ lấy sỏi. Cụ thể kích thước sỏi túi mật là bao nhiêu mới tiến hành mổ, điều này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Kích thước sỏi túi mật nào cần mổ?
Kích thước của sỏi túi mật có độ lớn nhỏ khác nhau tùy theo chế độ ăn uống, sức khỏe từng người

Sỏi túi mật có cần mổ?

Có hai phương pháp điều trị sỏi túi mật chính là điều trị nội khoa (dùng thuốc) và ngoại khoa (phẫu thuật). Trong đó mổ sỏi túi mật là phương án được khuyến khích chủ yếu. Thông thường khi phát hiện sỏi mật, bệnh nhân có thể lựa chọn phẫu thuật ngay hoặc đợi đến khi kích thước sỏi túi mật đạt độ lớn nhất định mới phẫu thuật.

Tất cả những bệnh nhân được điều trị bằng cách dùng thuốc được chỉ định bất kể kích thước và số lượng sỏi. Do điều trị bằng thuốc dựa trên cơ sở bào mòn sỏi nên bắt đầu điều trị càng sớm càng hiệu quả. Đối với phương pháp mổ sỏi túi mật, bệnh nhân không cần can thiệp ngoại khoa sớm ngoại trừ trường hợp có nguy cơ cao. Như khả năng ung thư túi mật, túi mật sứ, đường kính sỏi lớn hơn 25 mm, sỏi kết hợp với polyp túi mật lớn hơn 10 mm… 

Sỏi túi mật là căn bệnh không nguy hiểm, trong đó một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có sỏi túi mật không triệu chứng tiến với triệu chứng nổi bật. Trong đó tỷ lệ rất nhỏ bệnh nhân tiến triển thành biến chứng từ gốc bệnh sỏi mật. Phần lớn các biến chứng của sỏi túi mật bao gồm:

  • Biến chứng thường gặp nhất là tình trạng viêm túi mật cấp từ những tổn thương bên trong ống túi mật, bệnh nhân cần được phẫu thuật cấp cứu ngay lập tức.
  • Biến chứng viêm tụy cấp do sỏi túi mật rớt vào ống mật chủ khiến đường ống tắc nghẽn. Tình trạng này dễ dẫn đến nhiễm trùng và tắc túi mật.
  • Biến chứng polyp túi mật, túi mật sứ, ung thư túi mật…. Đa số những biến chứng này thường diễn biến âm thầm,  chẩn đoán trễ và điều trị khó khăn.
  • Người bị viêm đường mật do sỏi từ túi mật rớt vào ống mật chủ gây tắc nghẽn. Khi viêm đường mật, biến chứng nặng dễ dẫn đến nhiễm trùng, cần phải can thiệp lấy sỏi cấp cứu.

Sỏi mật kích thước bao nhiêu phải mổ?

Sỏi mật kích thước bao nhiều cần mổ?
Kích thước không phải là yếu tố duy nhất quyết định thời gian mổ mà còn tùy vào các nguy cơ biến chứng từ bệnh

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của túi mật mà bệnh nhân sẽ được cắt bỏ hoàn toàn túi mật hoặc chỉ lấy sỏi phòng biến chứng cấp tính. Điều này được lý giải là do, khi sỏi mật phát triển lớn nhưng chưa có triệu chứng thì chưa cần phẫu thuật. Nhưng ngược lại, đối với những bệnh nhân có sỏi túi mật nhỏ, chúng chèn ép vào ống dẫn mật và gây viêm túi mật sẽ cần được phẫu thuật sớm.

Có những trường hợp sỏi lớn 1 – 2cm vẫn chưa phải can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên cũng có những bệnh nhân bị viêm túi mật mãn tính hoặc gây biến chứng cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, mặc dù sỏi nhỏ chỉ vài mm vẫn phải phẫu thuật. Do đó phương pháp phẫu thuật sỏi túi mật không hoàn toàn chỉ dựa vào kích thước sỏi mà tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. 

Kích thước sỏi túi mật có thể phát triển lớn gây chèn ép mật, tuy nhiên sỏi lớn thường dễ xử lý và được loại bỏ nhanh chóng khi can thiệp ngoại khoa hơn là sỏi nhỏ. Do hạt sỏi càng nhỏ càng có nguy cơ lọt vào những vị trí khó xác định. Nếu chẩn đoán khó khăn thì khả năng sỏi gây tắc nghẽn cục bộ là rất nguy hiểm. Do đó những ảnh hưởng của hai dạng sỏi là tương đương như nhau.

Phương pháp mổ cắt bỏ túi mật thường được chỉ định cho đối tượng người cao tuổi để phòng biến chứng, do khi tuổi cao hơn không đủ sức khỏe phẫu thuật nếu tái hình thành sỏi. Mổ sỏi túi mật giúp bệnh nhân phòng tránh được tiềm tàng gây rủi ro (ví dụ polyp túi mật lớn, đa polyp). Sau khi phẫu thuật, sỏi vẫn có thể được hình thành sau đó nếu bệnh nhân không chú ý sinh hoạt và ăn uống đúng cách. 

Những phương pháp mổ sỏi túi mật nào được ứng dụng hiện nay?

Hiện nay có hai phương pháp mổ sỏi túi mật chính được áp dụng là mổ hở và mổ nội soi. Trong đó phương pháp mổ nội soi được đánh giá cao hơn do tính an toàn và chính xác, ít xảy ra biến chứng khi thực hiện. Khi bệnh nhân có các dấu hiệu cần thiết mổ sỏi, bác sĩ sẽ căn cứ vào các nguy cơ biến chứng, tình trạng sức khỏe để chỉ định phương hướng phù hợp. Đặc điểm của từng phương pháp mổ sỏi mật là:

Phương pháp mổ hở

Mổ hở là hình thức can thiệp ngoại khoa truyền thống. Ưu điểm của phương pháp mổ mở là chi phí thấp, độ chính xác cao do bác sĩ trực tiếp kiểm tra và thực hiện. Tuy nhiên thời gian hồi phục cũng như cơn đau ở vết mổ sẽ lâu hơn.  Quy trình thực hiện gồm các bước:

  • Bệnh nhân được gây mê toàn thân
  • Một vết rạch dài khoảng 10 – 15 cm được thực hiện tại vùng dưới xương sườn bên phải hoặc ở giữa phần trên của bụng (giữa rốn và phần cuối xương ức).
  • Bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng để kéo phần cơ quanh bụng và mô, để lộ gan và túi mật.
  • Thông thường phẫu thuật mở mổ sỏi mật kéo dài trong vòng 1 đến 2 giờ.

Mặc dù thủ thuật cổ điển này ít ưu điểm hơn so với mổ nội soi nhưng đồng thời, nó cũng đem lại rất nhiều lợi ích đối với những trường hợp đặc biệt như:

  • Bệnh nhân bị viêm nhiễm nặng ống mật hoặc túi mật.
  • Bệnh nhân bị viêm màng bụng (viêm phúc mạc)
  • Bệnh nhân bị tăng áp suất mạch máu trong gan do xơ gan
  • Bệnh nhân đang trong ba tháng cuối thai kỳ.
  • Người bệnh gặp phải rối loạn chảy máu do sử dụng thuốc chống đông.
  • Bệnh nhân có mô sẹo từ những ca phẫu thuật trước đó.

Phương pháp mổ nội soi

Kích thước sỏi túi mật nào cần mổ?
Mổ sỏi túi mật nội soi là phương pháp an toàn, ít biến chứng được áp dụng đa số tại các bệnh viện

Phương pháp mổ nội soi được chỉ định cho tất cả những bệnh nhân bị sỏi mật nằm ngoài những điều kiện trên. Phẫu thuật mổ nội soi sỏi túi mật có ưu điểm nhanh chóng, ít tổn thương, sau điều trị không mất nhiều thời gian hồi phục như mổ mở. Bệnh nhân có thể ra viện trong ngày nếu ca phẫu thuật tiến hành thuận lợi. Người bệnh được gây mê toàn thân trước khi tiến hành phẫu thuật. Quy trình phẫu thuật nội soi gồm các bước:

  • Người bệnh được gây mê.
  • Bác sĩ tạo từ 3 –  4 vết nhỏ ở bụng để đưa ống thông vào khoang bụng.
  • Ống bơm đầu kim được luồn vào bụng để thổi phồng ổ bụng bằng khí CO2 để thổi phồng khoang bụng.
  • Tiếp tục đưa một đầu ống được gắn máy quay được đưa vào trong khoang bụng thông qua vết cắt khác.
  • Bác sĩ sẽ thực hiện thao tác lấy sỏi hoặc là cắt bỏ túi mật bằng các dụng cụ phẫu thuật đặc biệt. 
  • Sau khi xử lý xong, ống thông đã được gỡ bỏ thì khí trong bụng bệnh nhân sẽ được thoát ra qua ống nội soi.
  • Thực hiện khâu vết mổ lại và bệnh nhân có thể nghỉ ngơi 1 – 2 ngày.

Một phần nhỏ các bệnh nhân chuyển từ mổ nội soi phải sang phương pháp mổ hở để cắt túi mật khi có các vẫn đề phát sinh. Nguyên nhân có thể đến từ các yếu tố sau:

  • Bác sĩ không nhìn thấy rõ hình ảnh nội soi do tạng nhiều mỡ.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu chấn thương mạch máu lớn.
  • Trường hợp sỏi mật chủ không thể lấy ra được bằng phẫu thuật nội soi.
  • Do thành túi mật bị dày hoặc sự cố đột xuất cần can thiệp mổ mở.

Sau khi phẫu thuật cắt túi mật, người bệnh không cần phải sử dụng thêm các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa vì gan vẫn tiết ra dịch mật đầy đủ. Những ảnh hưởng sau khi phẫu thuật ban đầu có thể là tình trạng khó tiêu khi ăn nhiều chất béo. Ngoài ra các hoạt động khác của cơ thể, cũng như sức khỏe vẫn bình thường.

Những biểu hiện thường gặp sau khi mổ sỏi mật

Kích thước sỏi túi mật nào cần mổ?
Tuân thủ thời gian tái khám để theo dõi các dấu hiệu hồi phục hoặc biến chứng sau khi mổ sỏi mật

Mặc dù phương pháp mổ sỏi túi mật được xem là phẫu thuật ngoại khoa đơn giản và ít nguy hiểm nhất nhưng đây vẫn là can thiệp ngoại khoa nên người bệnh sẽ chịu đựng những thay đổi nhất định. Biểu hiện thường thấy sau khi phẫu thuật mổ sỏi túi mật:

  • Buồn nôn và nôn: Tình trạng nôn mửa có thể là do các phản ứng mới mẻ ở hệ tiêu hóa khi vừa trải qua phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chống nôn như granisteron trước khi phẫu thuật có thể làm giảm kích thích dạ dày trong và sau phẫu thuật.
  • Đau và mệt mỏi: Những biểu hiện cơ bản sau phẫu thuật, đây cũng là tác dụng phục của thuốc gây mê. Ngoài ra vùng bụng của bệnh nhân bị căng cứng do khí CO2 nên bạn cũng sẽ cảm thấy đau và khó chịu. Triệu chứng sẽ tự hết trong khoảng 2 ngày và dần trở lại hoạt động bình thường sau khoảng một tuần.
  • Hội chứng sau phẫu thuật: Bao gồm những phản ứng của hệ tiêu hóa, như tình trạng buồn nôn, tiêu chảy và đau ở phía trên bụng bên phải. Trong đa số trường hợp, những triệu chứng này biến mất sau vài tuần phẫu thuật.
  • Sót sỏi mật: Tình trạng này hiếm khi xảy ra với tỷ lệ khoảng 6%, và chủ yếu là do sơ sót của bác sĩ hoặc do sỏi mật bị kẹt trong các vùng ống không nhìn thấy qua nội soi. 
  • Nhiễm trùng: Biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật sỏi túi mật. Tuy nhiên nhiễm trùng chiếm tỉ lệ rất thấp vì thường được xử lý ngay sau khi điều trị.
  • Tổn thương ống mật: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất nhưng ít khi xảy ra nếu đội ngũ thực hiện phẫu thuật là những người có kinh nghiệm. Khi ống mật bị tổn thương sẽ gây rò rỉ dịch mật, khả năng nhiễm trùng lây lan đến gan và đường ruột. Bệnh nhân sẽ được chụp X- quang đường mật trước khi phẫu thuật để phòng tránh biến chứng này xảy ra.

Kích thước sỏi túi mật không phải là điều kiện duy nhất quyết định bệnh nhân có phải mổ hay không. Trước đó bệnh nhân nên thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ. Để hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải khi mổ sỏi mật. Nếu bệnh nhân nằm trong trường hợp chưa nhất thiết cần mổ, bạn sẽ được kê đơn thuốc uống để ức chế khả năng hình thành sỏi cho đến khi thích hợp can thiệp ngoại khoa.

Bài viết liên quan: Mổ sỏi mật khi nào? Chi phí, quy trình và nơi mổ

Chia sẻ:
Các loại sỏi mật - Mức độ nguy hiểm và cách chẩn đoán Các loại sỏi mật – Mức độ nguy hiểm và cách chẩn đoán

Sỏi mật là sự hình thành tinh thể rắn trong mật. Có nhiều dạng sỏi mật khác nhau nhưng thường…

da vàng là bị bệnh gì Da vàng là bị bệnh gì? Cách nhận biết, điều trị

Tình trạng da vàng thường đi kèm với vàng cả niêm mạc hay kết mạc mắt. Đây có thể là…

Chăm sóc sau mổ sỏi mật - Ăn uống, sinh hoạt... Chăm sóc sau mổ sỏi mật – Ăn uống, sinh hoạt…

Mổ sỏi mật là một phẫu thuật đơn giản, ít biến chứng, hiếm có trường hợp tái phát sau mổ…

bài thuốc dân gian trị sỏi mật 7 bài thuốc trị sỏi mật hiệu quả, dân gian thường dùng

Áp dụng các bài thuốc dân gian trị sỏi mật là giải pháp hiện đang được nhiều người tin tưởng.…

Mách bạn 10 cách trị sỏi mật tại nhà giảm nhanh cơn đau

Những cách trị sỏi mật tại nhà từ kim tiền thảo, quả dứa, bồ công anh hay rau ngổ có…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua