Bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành? Tại sao?

Người mắc bệnh sỏi mật được được khuyến khích sử dụng sữa đã tách chất béo, đồng thời hạn chế dùng sữa có hàm lượng chất béo cao. Trong đó sữa đậu nành cũng là nguồn sữa giàu dinh dưỡng mà nhiều người yêu thích. Bài viết thông tin về vấn đề bị sỏi mật có uống sữa đậu nành được không, từ đó bệnh nhân có thể chủ động phân chia chế độ ăn uống hợp lý.

Túi mật là một túi nhỏ màu xanh hình trái lê nằm tại mặt dưới của gan phải. Vai trò của túi mật là lưu trữ và tiết dịch mật, từ đó hỗ trợ tiêu hóa chất béo. Dạng thường gặp của sỏi mật là sỏi cholesterol, chúng được hình thành khi cơ thể hấp thụ quá nhiều chất béo. Đây cũng là nguyên nhân vì sao các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo sẽ khiến tình trạng sỏi mật tiến triển nhanh và nặng hơn.

Người bị sỏi mật có được uống sữa?

Bị sỏi mật có được uống sữa đậu nành?
Các loại sữa động vật không được khuyến khích khi bạn bị sỏi mật và sỏi thận

Sữa là nguồn dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể, vì thế trừ trường hợp bạn dị ứng với đạm sữa thì việc uống sữa là nhu cầu cần thiết của cơ thể. Đối với người mắc bệnh sỏi mật, thay vì uống sữa béo thì người bệnh nên dùng sữa ít béo, điều này đảm bảo tính an toàn cho bệnh nhân cũng như giảm bớt các áp lực lên mật.  Ngưỡng an toàn của các loại thực phẩm có chứa chất béo là khoảng 0-5g.

Đồng thời những người bị viêm sỏi túi mật, người mới phẫu thuật túi mật cũng nên kiêng uống sữa cho đến khi cơ thể bình phục hoàn toàn. Vì sỏi mật gây ra tình trạng viêm nhiễm, điều này có thể gây các cơn đau thắt hạ sườn phải, nhất là sau khi ăn các thực phẩm giàu chất béo như thực phẩm chiên rán, sữa kem,…

Nếu như bệnh nhân đã cắt túi mật và không có khu vực  dự trữ mật riêng, mật từ gan trực tiếp đổ xuống ruột non sẽ khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả hơn hơn. Từ đó xảy ra các tác dụng không mong muốn như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo  bón, tiêu chảy,…

Uống sữa là nhu cầu cần thiết đối với trẻ em và người cao tuổi. Ngay cả khi bạn mắc phải các vấn đề về mật và thận thì cũng không nên cắt giảm lượng sữa, thay vào đó nên chọn nguồn sữa ít béo hơn. Khi uống sữa, người bệnh cũng cần phải kiểm tra lượng canxi trong máu để biết rằng lượng canxi trong cơ thể mình có quá mức bão hòa hay không. Khi đã biết được nhu cầu canxi đối với cơ thể là bao nhiêu, bạn sẽ có thể chọn được loại sữa phù hợp với nhu cầu canxi cần bổ sung.

Người bệnh cần cân bằng canxi trong sữa với các thực phẩm khác thay vì chỉ bổ sung duy nhất canxi từ sữa. Sữa dễ hấp thu nhưng người dùng cần chọn những sản phẩm cân bằng dinh dưỡng để tránh tình trạng dung nạp quá nhiều canxi gây dư thừa canxi, tăng nguy cơ bị sỏi mật. Trong trường hợp bạn uống sữa quá nhiều, hoặc uống nhầm loại sữa có nguồn chất béo và canxi cao thì nên uống thêm nhiều nước mỗi ngày. Điều này sẽ hỗ trợ bài tiết giúp tống những viên sỏi nhỏ ra ngoài.

Người bị sỏi mật có nên uống sữa đậu nành?

Bị sỏi mật có được uống sữa đậu nành?
Sữa đậu nành mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và ít chất béo phù hợp với bệnh nhân sỏi mật

Như đã đề cập, sỏi mật là căn bệnh hình thành từ thói quen ăn uống. Trong đó đặc trưng ở chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo, nhiều đạm sẽ tạo sự quá tải cho cơ quan này. Do đó nguồn thực phẩm ít béo vẫn luôn được khuyến khích trong thực đơn của người bệnh sỏi mật, sữa đậu nành là một trong số đó. Các bác sĩ đã khẳng định sữa đậu nành an toàn với bệnh nhân sỏi mật. Những lợi ích của sữa đậu nành được liệt kê gồm có:

  • Canxi và khoáng chất có trong đậu nành ngăn ngừa sự tiến triển của sỏi mật và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong đậu nành cũng chứa những thành phần “khắc tinh” lượng cholesterol. Từ đó có thể ngăn chặn tình trạng cholesterol hấp thu quá mức vào máu. Sữa đậu nành cũng chứa những chất béo bão hòa giúp hòa tan vitamin có trong thực phẩm.
  • Sữa đậu nành giúp xương chắc khỏe nhờ thành phần canxi cao. Đồng thời nguồn canxi thực vật của đậu nành cũng dễ dàng để cơ thể phân giải, dễ tiêu hóa, từ đó tránh gây áp lực cho thận.
  • Cung cấp nguồn vitamin khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp tăng cường đề kháng và phòng bệnh. Cụ thể gồm có vitamin A, nhóm vitamin B, C,E… Người mắc bệnh sỏi mật nên bổ sung thêm sữa, song song với chế độ ăn uống để cơ thể nhận được đầy đủ các loại chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Bổ sung chất chống oxy hóa từ đậu nành cùng với thành phần omega 3 và omega 6, đây là những chất có tác dụng chống lão hóa rất tốt có thể cải thiện tổn thương tại cơ quan nội tạng.
  • Sữa đậu nành không chứa lactose – nguồn đạm động vật không tốt cho sức khỏe thường có trong các loại sữa khác không tốt cho mật. Người bệnh sỏi túi mật có thể uống sữa đậu nành thường xuyên nhưng không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Ngoài ra trong sữa đậu nành có có chứa thành phần giống như men tiêu hóa giúp đường ruột khỏe hơn. Nhờ đó mà loại sữa này rất phù hợp với những người vừa phẫu thuật cắt túi mật.
  • Sữa đậu nành giúp ngăn ngừa các bệnh lý khác như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Trong đó thành phần phytoestrogen cung cấp từ đậu nành giúp ức chế sinh sản testosterone từ đó giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Một số lưu ý khi uống sữa đậu nành

Mặc dù sữa đậu nành phù hợp với người mắc bệnh sỏi mật, tuy nhiên nếu uống sữa sai cách cũng có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như đầy bụng, khó tiêu,… Những lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành khi bị sỏi mật là:

  • Sữa đậu nành chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nên nếu uống nhiều đường ruột không tiêu hóa kịp sẽ dẫn đến các bệnh tiêu hóa. Người bệnh chỉ nên uống tối đa 500ml mỗi ngày.
  • Tốt nhất nên uống sữa đậu nành tươi, sữa còn ấm nóng. Nên bảo quản sữa đậu nành trong tủ lạnh, tránh để sữa qua đêm trong tủ lạnh sẽ dễ bị biến chất.
  • Hạn chế kết hợp sữa đậu nành với sữa đặc, cà phê hoặc đường nhiều. Điều này có thể làm thay đổi chất sữa thành thức uống khó tiêu hóa hơn.

Người bị sỏi mật không nên ăn gì?

Bị sỏi mật có được uống sữa đậu nành?
Những loại sữa hạt được đánh giá tốt cho sức khỏe người bị sỏi mật

Sữa đậu nành là một trong những thức uống tốt cho người bị sỏi mật. Song, để việc điều trị và hồi phục đạt kết quả tốt thì đầu tiên bệnh nhân sỏi mật cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Việc bổ sung quá nhiều một loại thực phẩm hoặc kiêng cữ tuyệt đối sẽ khiến bữa ăn thiếu tính khoa học.

Đầu tiên, trong chế độ dinh dưỡng của người bị sỏi túi mật cần cắt giảm lượng chất béo và hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol. Do chúng là những yếu tố hàng đầu tạo nên sỏi mật, từ đó phát sinh thành các cơn đau tức hạ sườn phải, đầy trướng bụng, chậm tiêu….  Nhóm thực phẩm nhiều cholesterol cần kiêng tuyệt đối phải kể đến là nhóm thịt đỏ, mỡ, da, phủ tạng động vật, thức ăn chiên xào, thức ăn nhanh, sữa nguyên kem, phô mai, xúc xích…. 

Trung bình với những người khỏe mạnh nên ăn 300 mg cholesterol/ngày, tuy nhiên nếu bệnh nhân bị sỏi mật thì không nên ăn quá 200 mg cholesterol/ngày. Việc uống nhiều nước cũng là cơ sở quan trọng để người bệnh đào thải bớt lượng cholesterol dư thừa. Nhóm thức uống cần kiêng tuyệt đối là nước có ga, cafe, sữa béo,… 

Bệnh nhân sỏi mật cũng cần tránh dùng nhiều đồ ngọt, đồ ăn vặt,… do chúng chứa nhiều đường nên gây tăng nguy cơ béo phì, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch. Ngoài ra nhóm thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, thịt xông khói, thức ăn nhanh… có hàm lượng chất béo xấu cao, nhiều muối  nhưng lại không có giá trị dinh dưỡng nên dễ gây đau bụng, khó tiêu.

Vấn đề người bị sỏi mật có được uống sữa đậu nành không đã được giải đáp trong bài viết trên. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thông qua ăn uống hợp lý và khoa học sẽ giúp hỗ trợ tối đa thời gian điều trị sỏi mật được rút ngắn. 

Bài viết liên quan: 10 cách trị sỏi mật tại nhà; Giảm nhanh cơn đau

Ngày đăng 08:19 - 04/02/2023 - Cập nhật lúc: 15:58 - 05/02/2023
Chia sẻ:
bệnh sỏi mật nên ăn gì Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì và bổ sung gì đánh tan sỏi?

Chế độ ăn uống chính là giải pháp hỗ trợ cần được áp dụng trong điều trị bất cứ bệnh…

Mổ sỏi mật khi nào? Chi phí, quy trình và nơi mổ

Mổ sỏi mật là phương pháp được chỉ định cho bệnh nhân có kích thước viêm sỏi to, bị đau…

Cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng gì không? Cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng gì không?

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật được thực hiện cho những bệnh nhân bị viêm sỏi mật nghiêm trọng. Mật…

Các loại sỏi mật - Mức độ nguy hiểm và cách chẩn đoán Các loại sỏi mật – Mức độ nguy hiểm và cách chẩn đoán

Sỏi mật là sự hình thành tinh thể rắn trong mật. Có nhiều dạng sỏi mật khác nhau nhưng thường…

10 cách trị sỏi mật tại nhà – Giảm nhanh cơn đau

Những cách trị sỏi mật tại nhà từ kim tiền thảo, quả dứa, bồ công anh hay rau ngổ có…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua