Các loại thuốc điều trị sỏi mật và lưu ý khi dùng
Hiện nay phương pháp dùng thuốc điều trị sỏi mật được áp dụng nhằm làm tan sỏi mật. Thuốc được sử dụng trong liệu trình lâu dài mới mang lại hiệu quả tốt. Cụ thể thì sỏi túi mật uống thuốc gì và những lưu ý khi sử dụng thuốc trong điều trị căn bệnh này là gì, bạn đọc có thể tham khảo trong bài viết sau đây.
Những điều cần biết về sỏi mật
Sỏi mật hay còn gọi là sỏi túi mật là một bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến. Sỏi mật được hình thành từ các tinh thể trong dịch mật (cholesterol, sắc tố mật, muối mật…). Khi chúng kết tụ lại có thể ở dạng bùn mật hoặc dạng sỏi viên. Sỏi mật thường tồn tại ở những đường dẫn mật trong gan, hoặc vị trí giao nhau giữa ống dẫn mật và túi mật.
Nguyên nhân gây sỏi mật bao gồm nhiều yếu tố, cụ thể là tình trạng suy giảm chức năng gan (cơ quan sản xuất ra dịch mật), người bị giảm vận động đường mật, người bị nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn đường mật.
Bệnh sỏi mật được chia làm 3 dạng tùy thuộc theo thành phần của sỏi mật: sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật hay sỏi muối mật.
- Sỏi cholesterol: Được tạo thành khi cơ thể dư thừa các cholesterol, acid mật, cùng với lecithin (như gia tăng dị hoá cholesterol gan, ăn nhiều thức ăn giàu cholesterol, giảm biến đổi cholesterol thành acid mật). Một số yếu tố nguy cơ làm tăng axit mật là nữ giới trong độ tuổi 40, di truyền, bệnh tật (béo phì), chế độ ăn uống, tác dụng của thuốc ngừa thai…)
- Sỏi sắc tố mật: Được thành bilirubin không liên hợp trong mật gia tăng. Đây là trường hợp huyết tán trong xơ gan. Sỏi có màu đen, thường hình thành do hậu quả của giun chui ống mật hoặc do nhiễm khuẩn đường ruột.
- Sỏi muối mật: Sỏi muối mật được tạo thành do kết tinh muối mật. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống kém lạnh mạnh khiến dịch mật tăng lượng kiềm tính. Sỏi muối mật có màu đỏ, dễ kết hợp với calci thành hạt sỏi to.
Bình thường sỏi mật không ảnh hưởng đến sức khỏe hay sinh hoạt, tuy nhiên người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và các cơn đau bụng dưới sườn diễn ra từng đợt. Trong trường hợp sỏi lớn, hoặc có dấu hiệu sỏi gây viêm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay trên thị trường không có thuốc điều trị sỏi mật đặc trị, và nếu tình trạng trầm trọng hơn sẽ mổ lấy sỏi. Nếu có điều trị bằng thuốc, thông thường là đơn thuốc kết hợp nhóm thuốc giảm đau và thuốc giúp làm tan sỏi. Đồng thời phương pháp này cũng thường được áp dụng cho những bệnh nhân không thể phẫu thuật.
Bị bệnh sỏi túi mật uống thuốc gì?
Phương pháp phẫu thuật sỏi mật thường được nhắc đến trong điều trị dứt điểm bệnh lý này. Tuy nhiên đối với những người bệnh không thể điều trị bằng phẫu thuật thì điều trị nội khoa là phương án kế tiếp.
Phổ biến là các biến chứng vàng da (do sỏi làm tắc nghẽn ống dẫn mật), viêm túi mật… nguy hiểm hơn là ung thư túi mật khi bệnh tiến triển lâu dài. Nhóm thuốc được dùng để điều trị sỏi mật gồm các nhóm thuốc giảm đau, làm tan sỏi, điều trị biến chứng.
Công dụng và đặc điểm của từng loại thuốc cụ thể là:
Thuốc giảm đau sỏi mật
Sỏi mật gây đau bắt nguồn từ tình trạng co thắt đường dẫn mật và túi mật. Cơ bản nhóm thuốc giảm đau sỏi mật chỉ có tác dụng hạn chế triệu chứng đau và phòng ngừa tổn thương. Cơ chế giảm đau của thuốc diễn ra bằng cách chống co thắt cơ, những loại thuốc giảm đau chủ yếu dùng cho bệnh nhân bị sỏi mật là:
- Thuốc giảm đau sỏi mật alverin và atropin: Nhóm thuốc có tác dụng hướng cơ và hủy các co thắt sinh ra bởi chất trung gian hóa học có tên là acetylcholin (kháng cholinergic).
- Thuốc giảm đau sỏi mật bậc 3 Papaverin: Có tác dụng chống lại tình trạng co thắt cơ trơn và cản trở co cơ, ảnh hưởng trực tiếp lên cơ. Thuốc Papaverin không lệ thuộc vào hệ thần kinh ở cơ, đồng thời ít gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Trừ những trường hợp sử dụng Papaverin ở liều quá cao có thể sinh ra dị ứng hoặc kích ứng.
- Thuốc trị co thắt túi mật Visceralgin (tiemonium): Là nhóm thuốc giúp chống co thắt cơ trơn, chủ yếu được sử dụng để giảm đau bước đầu, tránh trường hợp bị choáng xảy ra. Thuốc không có hiệu quả đối với những cơn đau mãn tính nghiêm trọng ở bệnh sỏi thận hay sỏi mật.
Thuốc làm tan sỏi mật
Acid ursodesoxycholic (ursodiol) là nhóm thuốc làm tan sỏi được sử dụng chủ yếu trong y tế. Acid ursodesoxycholic là thành phần của sinh lý mật, chất này có thể giúp hoà tan sỏi cholesterol và đồng thời làm giảm luồng mật của cholesterol, sau đó giúp làm thay đổi tỷ số phospholipid và acid mật trên cholesterol.
Acid ursodesoxycholic chỉ được sử dụng khi sỏi mật ít, người bệnh không có triệu chứng, không bị calci hoá. Đối với sỏi có đường kính khoảng 20mm có thể sử dụng Acid ursodesoxycholic, hoặc dùng những người từ chối hay có chống chỉ định cắt bỏ túi mật, người bệnh có khuynh hướng gia tăng nguy cơ trong lúc phẫu thuật.
Acid ursodesoxycholic cũng được sử dụng để dự phòng sỏi mật ở người béo phì đang dùng cách giảm cân nhanh. Thuốc có hiệu quả điều trị nhất định trong bệnh gan ứ mật mạn (đặc biệt là xơ nang mật sơ phát, viêm đường mật xơ cứng).
Chống chỉ định sử dụng Acid ursodesoxycholic cho những trường hợp bọ calci hoá, cản tia Xquang, trường hợp bắt buộc phải cắt bỏ túi mật, phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Chống chỉ định sử dụng thuốc cùng với estrogen, thuốc ngừa thai, các thuốc làm hạ lipid khác (chlofibrat, cholestyramin) do chúng có thể làm giảm hiệu lực của thuốc (do tăng tiết cholesterol vào gan).
Ngoài ra Acid chenodesoxychlolic cũng có tác dụng làm cho sỏi cholesterol tan từ từ. Chỉ định và chống chỉ định tương tự như nhóm thuốc acid ursodesoxycholic.
Thuốc chữa biến chứng
Điều trị và phòng tránh biến chứng của sỏi mật thường được kết hợp trong phác đồ điều trị sỏi mật. Nhóm thuốc chữa biến chứng được dùng trong quá trình điều trị sỏi mật và chờ đợi để phẫu thuật, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc lợi mật,…
Nhóm thuốc điều trị sỏi mật và ngừa biến chứng có thể giúp bệnh nhân phòng tránh được tình trạng viêm nhiễm khuẩn đường mật, túi mật cấp, thấm mật vào phủ tạng, hoại tử túi mật… Những biến chứng này để lại hậu quả nặng nề phải can thiệp bằng ngoại khoa. Các nhóm điều trị biến chứng sỏi mật gồm có:
- Kháng khuẩn thường dùng là aminogycosid và quinolon.
- Lợi mật thường dùng là hoá dược hay là các thảo dược (actichaut).
Kết hợp sử dụng thuốc điều trị sỏi mật cùng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý cũng có thể đẩy lùi bệnh mà không cần phẫu thuật. Thực tế, sỏi mật không phải là bệnh lý nguy hiểm những bệnh cần được điều trị đúng thời điểm. Nhằm tránh phát sinh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, bệnh nhân cần thăm khám để đạt được điều kiện để xác định có bị sỏi mật hay không.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mật độ sỏi mà bác sĩ điều trị sẽ hướng dẫn bạn sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Bất kỳ nhóm thuốc nào ngoài thuốc điều trị sỏi mật được bác sĩ kê đơn đều có thể gây ra những hệ lụy khó kiểm soát.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa sỏi mật
Phương pháp điều trị nội khoa chữa bệnh sỏi mật có thể được áp dụng từ ban đầu để hạn chế sự phát triển của sỏi. Tuy nhiên các nhóm thuốc tây kể trên đều có thể gây ra các tác dụng phụ, ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất nên người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều lượng được kê đơn.
Đồng thời tuân thủ những nguyên tắc sau:
Đối với nhóm thuốc giảm đau sỏi mật
Thuốc giảm đau được sử dụng xuyên suốt trong quá trình điều trị nội khoa lẫn ngoại khoa. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau trong điều trị sỏi mật bao gồm:
- Tránh xa những loại thuốc giảm đau sỏi mật họ thuốc phiện, tác dụng của thuốc có thể làm mất đi các triệu chứng đặc trưng, từ đó gây khó khăn cho việc chẩn đoán.
- Mỗi loại thuốc giảm đau sỏi mật sẽ phù hợp với từng mức độ đau khác nhau, từ cơn đau nhẹ đến cơn đau quặn dữ dội. Người bệnh chỉ sử dụng loại thuốc giảm đau được bác sĩ kê đơn.
- Người bệnh sau khi sử dụng thuốc vẫn nên đến bệnh viện kiểm tra, tránh trường hợp ngừng thuốc đột ngột khi cảm thấy đỡ đau và bỏ qua quy trình khám chữa bệnh sau đó. Nếu sỏi mật để càng lâu sẽ càng làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng, gây thêm khó khăn cho quá trình điều trị.
Đối với nhóm thuốc Axit ursodeoxycholic
Axit ursodeoxycholic là một loại axit có mặt trong thành phần của mật và là thành phần cơ bản trong các loại thuốc điều trị sỏi mật. Axit ursodeoxycholic được chỉ định cho những trường hợp sỏi mật có số lượng ít; sỏi mật không cản quang tia X và sỏi mật có đường kính < 15mm trong tình trạng chức năng túi mật còn tốt.
Khi cơ thể nhận được Axit ursodeoxycholic sẽ khiến gan giảm sản sinh cholesterol, đồng thời ngăn chặn ruột hấp thụ cholesterol. Dưới thay đổi mà Axit ursodeoxycholic mang lại sẽ tạo điều kiện thuận lợi làm tan sỏi hình thành do cholesterol tích tụ. Các tác dụng phụ mà Axit ursodeoxycholic chủ yếu gồm có:
- Rối loạn tiêu hóa như ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy…
- Khiến bệnh nhân mệt mỏi, chóng mặt….
- Tình trạng ngứa và phát ban ở da.
Chế độ chăm sóc hạn chế sự phát triển của sỏi mật
Như đã đề cập, phương pháp điều trị sỏi mật dứt điểm hiệu quả nhất là phẫu thuật. Đối với những trường hợp bệnh nhân không điều trị ngoại khoa được mới sử dụng thuốc chữa bệnh. Song song với các cách điều trị sỏi túi mật bằng Tây y, việc chăm sóc sức khỏe và xây dựng chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò rất quan trọng giúp bệnh được kiểm soát tốt.
Nếu như nấu nướng không đúng cách có thể vô tình khiến cholesterol và chất béo xấu gia tăng. Từ đó hình thành tinh thể, tăng tiết mật đi xuống ruột và gây ra rối loạn tiêu hóa. Người bệnh sỏi mật trong thời gian điều trị cần kiêng các loại thực phẩm chế biến sẵn, da, phủ tạng động vật… Hạn chế ăn thịt, tăng cường bổ sung nhóm rau xanh, trái cây và đậu đỗ. Đồng thời kiểm tra hàm lượng chất béo của các sản phẩm đóng gói sẵn, tránh sử dụng sản phẩm có hàm lượng chất béo cao.
Bệnh nhân không nên ăn quá nhiều thực phẩm trong một bữa ăn. Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn của mình thành nhiều phần để không làm tăng gánh nặng lên hoạt động của hệ thống gan mật. Hạn chế các món chiên, rán trong bữa ăn hàng ngày, thay vào đó là chế biến các món nướng, hấp, luộc… Ưu tiên sử dụng dầu thực vật và nguồn chất béo có lợi để bổ sung thay thế chất béo động vật.
Người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống và vận động khoa học để duy trì mức cân nặng lý tưởng. Không nên giảm cân quá nhanh hoặc quá gấp rút, điều này có thể làm tăng kích thước và số lượng sỏi mật. Để đạt được cân nặng hợp lý, người bệnh cần giảm chế độ calo hấp thụ vào và tăng hoạt động thể chất lên. Hạn chế những bài tập vận động quá sức, thay vào đó dành thời gian để đi bộ, bơi lội và rèn luyện thể dục vừa sức để giữ mức cân nặng ổn định.
Những thông tin được đề cập trong bài viết hi vọng đã giải đáp thắc mắc sỏi túi mật uống thuốc gì của bạn đọc. Những loại thuốc điều trị sỏi mật chỉ được phép sử dụng khi bạn nhận được chỉ định từ bác sĩ điều trị. Ngoài ra người bệnh không sử dụng thuốc dưới bất kỳ hình thức nào.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 Cách trị sỏi mật tại nhà giúp giảm nhanh cơn đau
- Sỏi Mật Trái Sung có tốt không? Giá bán và cách dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!