U tế bào khổng lồ là gì? Triệu chứng nhận biết & điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

U tế bào khổng lồ (u đại bào) là một dạng u xương lành tính thường gặp. Bệnh có tiến triển âm thầm và chỉ phát sinh các triệu chứng cơ năng khi khối u đã phát triển lớn. U đại bào có thể gây gãy xương và tàn tật nếu không tiến hành phẫu thuật nạo vét u kịp thời.

u tế bào khổng lồ là gì
Bệnh u tế bào khổng lồ hay còn gọi là u xương lành tính và u đại bào

U tế bào khổng lồ là gì?

U tế bào khổng lồ hay còn gọi là u xương lành tính và u đại bào. Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng xuất hiện khối u lành tính ở hệ thống xương khớp. Các vị trí u đại bào thường xuất hiện bao gồm xương quanh khớp gối, xương đùi, xương quay, đầu trên xương chày, xương cùng,… Tuy nhiên một số khối u có thể xuất hiện những vị trí hiếm gặp như xương cột sống và xương hàm.

U tế bào khổng lồ là một trong những dạng u xương lành tính thường gặp ở người từ 30 – 40 tuổi. Bệnh xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới khoảng 1 – 1.5 lần. Phần lớn các trường hợp u tế bào khổng lồ đều là khối u lành. Tuy nhiên có khoảng 5 – 10% trường hợp mắc bệnh tiến triển thành u tế bào khổng lồ ác tính (ung thư xương).

Thông thường u xương lành tính chỉ xuất hiện 1 khối u và rất hiếm có trường hợp gặp phải tình trạng u tế bào khổng lồ đa ổ (xuất hiện nhiều khối u ở nhiều vị trí khác nhau).

Triệu chứng nhận biết bệnh u tế bào khổng lồ

U tế bào khổng lồ có tiến triển chậm nên các triệu chứng lâm sàng của bệnh thường không điển hình. Ngoài ra, mức độ của các triệu chứng còn phụ thuộc vào vị trí khối u và giai đoạn phát triển của bệnh.

Thông thường ở giai đoạn sớm, khối u có kích thích nhỏ nên hầu như không gây ra triệu chứng cơ năng nào. Nếu chụp X-Quang trong giai đoạn này có thể thấy kích thước u nhỏ và chưa xảy ra hiện tượng phá hủy vỏ xương.

u tế bào khổng lồ tái phát
Khối u lành tính ở xương có thể gây đau nhức kèm hiện tượng sưng đỏ và giảm khả năng vận động

Tuy nhiên khi chuyển sang giai đoạn sau, khối u có thể gia tăng kích thước, gây tổn thương lan rộng, làm tăng sinh mạch máu và bào mòn vỏ xương. Trong giai đoạn này, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng lâm sàng như:

  • Đau nhức, cơn đau có mức độ từ nhẹ đến nặng
  • Giảm khả năng vận động ở khớp
  • Sưng khớp do khối u gây tổn thương mô mềm xung quanh
  • Tràn dịch khớp
  • Gãy xương

Nguyên nhân gây bệnh u tế bào khổng lồ

Hiện tại các chuyên gia vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh u tế bào khổng lồ. Tuy nhiên một số giả thuyết cho rằng, sự xuất hiện của khối u lành tính ở xương xảy ra không do quá trình tăng sản mà là hệ quả có tính chất phản ứng.

Khối u có thể bắt nguồn do xương bị xuất huyết tại chỗ hoặc do khiếm khuyết về mạch máu (tắc mạch) kết hợp với các yếu tố khác, từ đó gây biến đổi tế bào bạch cầu đơn nhân thành các tế bào khổng lồ và tạo thành khối u đại bào ở xương.

Biến chứng của bệnh u tế bào khổng lồ

U xương lành tính có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên do tính chất bệnh tiến triển âm thầm nên phần lớn bệnh nhân chỉ phát hiện khi bị gãy xương bệnh lý. Ngoài ảnh hưởng đến chức năng vận động, u tế bào khổng lồ còn có thể gây ra một số biến chứng nặng nề khác, như:

  • Hóa ác tính (u tế bào khổng lồ ác tính)
  • Di căn sang những cơ quan khác
  • Tái phát nhiều lần (u tế bào khổng lồ tái phát)
  • Tàn tật

Hình ảnh u tế bào khổng lồ

hình ảnh u tế bào khổng lồ
Hình ảnh u tế bào khổng lồ ở vùng đốt sống thắt lưng
hình ảnh u tế bào khổng lồ
Hình ảnh u tế bào khổng lồ ở xương hàm
hình ảnh u tế bào khổng lồ
Hình ảnh u tế bào khổng lồ ở chỏm xương đùi
bệnh u tế bào khổng lồ
Xét nghiệm xương ở bệnh nhân u đại bào nhận thấy kích thước và số lượng bạch cầu tăng bất thường

Chẩn đoán bệnh u tế bào khổng lồ

U tế bào khổng lồ thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm hình ảnh và đo nồng độ một số chất trong máu.

  • X-Quang: Tổn thương do u tế bào khổng lồ có thể biểu hiện rõ rệt trên hình ảnh từ xét nghiệm X-Quang. Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể đánh giá kích thước khối u và mức độ tổn thương xương.
  • Đo canxi và phốt phát trong máu: Xét nghiệm này được thực hiện nhằm loại trừ các bệnh lý gây suy giảm mật độ xương như cường tuyến cận giáp.
  • CT hoặc MRI: CT và MRI là xét nghiệm hình ảnh hiển thị rõ nét các mô mềm bên trong cơ thể. Xét nghiệm này được thực hiện nhằm đánh giá tổn thương của màng bao hoạt dịch, sụn khớp, dây chằng và một số mô mềm xung quanh khối u.
  • Sinh thiết: Bác sĩ có thể sinh thiết xương để xác định số lượng và kích thước của tế bào bạch cầu. Ở bệnh nhân u tế bào khổng lồ, kích thước của tế bào bạch cầu thường lớn hơn bình thường, mật độ tế bào dày đặc và bất thường.

Điều trị bệnh u tế bào khổng lồ

Điều trị bệnh lý này chủ yếu là can thiệp ngoại khoa. Các phương pháp bảo tồn có thể được áp dụng nhằm cải thiện triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị.

1. Điều trị ngoại khoa

Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật trong thời gian sớm nhất nhằm loại bỏ khối u, phục hồi tổ chức xương bị tổn thương và thay thế bộ phận nhân tạo trong trường hợp khớp bị hư hại nghiêm trọng.

điều trị u tế bào khổng lồ
Can thiệp ngoại khoa là phương pháp chính trong điều trị u tế bào khổng lồ

Một số thủ thuật ngoại khoa được thực hiện, bao gồm:

  • Nạo vét khối u: Thủ thuật ngoại khoa này bao gồm việc loại bỏ khối u lành tính ở xương và sử dụng nito lỏng để phá hủy các mô và tế bào còn sót lại. Với những khối u đã tiến triển và xâm lấn vào các tổ chức lân cận, bác sĩ có thể loại bỏ khối u và phá hủy các tổ chức xung quanh.
  • Tạo hình xương: Sau khi nạo vét khối u, bác sĩ có thể tạo hình xương bằng cách ghép xương hoặc sử dụng xi măng polymethyl methacrylate để sửa chữa các khiếm khuyết do u tế bào khổng lồ gây ra.

Trong thời gian chờ phẫu thuật, bệnh nhân có khối u lớn cần sử dụng nẹp cố định chi nhằm giảm nguy cơ gãy xương. Trong trường hợp u tế bào khổng lồ ác tính/ khối u nằm ở vị trí không thể phẫu thuật hoặc bệnh nhân có các bệnh lý nghiêm trọng đi kèm, bác sĩ có thể cân nhắc để thực hiện xạ trị.

2. Điều trị nội khoa

Song song với các thủ thuật ngoại khoa, bác sĩ có thể chỉ định thuốc để cải thiện triệu chứng và hạn chế nguy cơ tái phát.

u hạt tế bào khổng lồ
Thuốc được sử dụng nhằm cải thiện triệu chứng và giảm thiểu nguy cơ tái phát u đại bào

Một số loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị u tế bào khổng lồ, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Với những trường hợp có phát sinh cơn đau, bác sĩ sẽ xem xét mức độ đau để chỉ định các loại thuốc giảm đau như Paracetamol, Tramadol, Codein, NSAID,…
  • Denosumab: Loại thuốc này thường được chỉ định trong điều trị loãng xương và ung thư di căn xương. Với trường hợp u tế bào khổng lồ ác tính, bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc này để làm chậm quá trình phá hủy xương và ngăn chặn quá trình di căn của tế bào ác tính.
  • Bisphosphate: Loại thuốc này được sử dụng bằng cách truyền tĩnh mạch nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa tình trạng tái phát.

U tế bào khổng lồ có khả năng tái phát cao (khoảng 50%) nhưng rất ít trường hợp tiến triển thành ác tính. Mặc dù u tế bào khổng lồ là khối u lành nhưng vẫn có khả năng di căn đến những cơ quan khác. Vì vậy sau khi phẫu thuật, bạn nên thăm khám đều đặn 3 – 4 tháng/ lần trong 2 năm đầu tiên. Sau đó có thể thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc theo dõi 6 tháng/ lần trong 5 năm kế tiếp.

Tham khảo thêm: Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi và thông tin cần biết

Chia sẻ:
Bài tập cho người huyết áp thấp đau vai gáy an toàn hiệu quả

Bài tập cho người huyết áp thấp đau vai gáy giúp tăng cường lưu thông máu, giảm căng cơ và…

Thoát đau thần kinh tọa hiệu quả, không cần thuốc nhờ liệu pháp châm cứu

Châm cứu là giải pháp chữa đau thần kinh tọa không cần dùng thuốc được nhiều bệnh nhân tin tưởng…

đau thắt lưng là bệnh gì Đau thắt lưng là bệnh gì? Chẩn đoán bệnh qua biểu hiện và vị trí đau

Đau thắt lưng là tình trạng phổ biến có thể gặp phải ở bất cứ nhóm đối tượng nào. Cơn…

tập bụng bị đau lưng Tập bụng bị đau lưng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tập bụng bị đau lưng là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Nguyên nhân thường bắt nguồn từ…

Đau dây chằng cổ: Cách nhận biết và điều trị

Đau dây chằng cổ đặc trưng bởi cơn đau khởi phát ở một bên cổ, sau đó lan ra vùng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua