Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên – chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên là loại bệnh gây tổn hại về xương khớp trong quá trình phát triển của trẻ từ 2 đến 16 tuổi, nếu không sớm chẩn đoán và có hướng điều trị đúng và kịp thời có thể để lại di chứng xấu cho trẻ đến suốt đời.

1.Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên là gì?

Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên (Juvenile Idiopathic Arthritis – JIA) là thuật ngữ do Liên đoàn quốc tế phòng chống các bệnh khớp (International  League Against Rheumatic diseases – ILAR) đề xuất để thống nhất trên bình diện quốc tế về tên gọi, phân loại nhóm bệnh viêm khớp tự miễn tuổi thiếu niên vốn được biết đến là viêm khớp mạn tính thiếu niên (Juvenile Chronic Arthritis – JCA) dùng ở các nước Châu Âu. Hay, viêm khớp dạng thấp thiếu niên (Juvenile Rheumatoid Arthritis – JRA) được dùng để gọi ở Mỹ và Canada với vài sự khác biệt về tiêu chuẩn.

Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên là bệnh về tổn thương xương khớp thiếu niên rất hay gặp trong thực tế lâm sàng. Nhìn chung, đây là loại bệnh gây nhiều khó khăn cho các y – bác sĩ về việc chẩn đoán, điều trị, cũng như với quá trình theo dõi và tiên lượng bệnh. Bởi bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên khó nhận biết, diễn biến phức tạp, được định nghĩa là tình trạng viêm khớp mạn tính kéo dài ít nhất 6 tuần ở trẻ em trước 16 tuổi. Việt Nam hiện vẫn chưa có thống kê về bệnh này. Tuy nhiên, dựa vào các thống kê khác của Mỹ và Châu Âu thì ta thấy độ tuổi mắc bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên rơi vào khoảng từ 2 đến 16 tuổi, tỷ lệ 1/1000 trẻ mỗi năm, diễn biến nhẹ, tình trạng bệnh tiến triển trầm trọng chỉ khoảng 1/10.000.

Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên - chẩn đoán và điều trị
Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên là bệnh về tổn thương xương khớp thiếu niên rất hay gặp trong thực tế lâm sàng.

1.1. Nguyên nhân

Theo các nghiên cứu gần đây cho biết bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên không có một nguyên do rõ ràng nào làm điều kiện hình thành. Tuy nhiên, có sự thống nhất rằng bệnh có tính chất tự miễn với tình trạng nhiễm trùng làm phát khởi loạt quá trình của hệ thống miễn dịch, bao gồm phức hợp miễn dịch hoạt hóa bổ thể và lympho T trong dịch khớp, thường có dấu hiệu sau khi nhiễm virut, Chlamydia, Mycoplasma, Streptococus, Salmonella, Shigella… Thêm vào đó là do nhiều yếu tố hướng khớp tác động vào một cá thể mang những yếu tố di truyền nhất định, cộng hợp với các yếu tố môi trường, vai trò của hormone, những tác nhân nhiễm khuẩn, rối loạn hệ thống miễn dịch cũng khiến tăng phần gây nên sinh bệnh học viêm khớp thiếu niên tự phát.  

1.2. Triệu chứng

Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên có hai triệu chứng chính là lâm sàng và cận lâm sàng. Mỗi triệu chứng lại có trong đó các tình trạng khác nhau được phân loại từ đơn giản đến phức tạp. Cụ thể là:

Triệu chứng lâm sàng:

Thể viêm khớp hệ thống: triệu chứng lâm sàng khi trẻ em bị viêm khớp tự phát thiếu niên là trạng thái mệt mỏi, sốt mỗi ngày từ 1 đến 2 cơn. Nổi ban dát sẩn, ban đỏ, ban hồng mềm khi sốt cao. Nổi các hạch bạch huyết. Viêm 2, 3 khớp lớn, khớp thường gặp nhất là khớp gối, sau là khớp cổ tay, cổ chân, bàn ngón tay, ngón chân. Viêm khớp thường xuất hiện sau vài tuần nhiễm bệnh, cũng có thể có trường hợp gần chục năm bị bệnh mới có triệu chứng này. Triệu chứng hay gặp khi bệnh trên đà tiến triển là viêm màng ngoài tim khiến bệnh nhi khó thở, đau ngực.

Ở triệu chứng lâm sàng của thể viêm khớp hệ thống có thể sẽ dứt trong một thời gian điều trị, nhưng cũng có thể mang di chứng cả đời tùy vào đề kháng và cơ địa của mỗi người. Nếu sau 6 tháng điều trị bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên bệnh nhi còn tồn tại các triệu chứng toàn thân, hemoglobin máu thấp, số lượng bạch cầu – tiểu cầu tăng, viêm nhiều khớp… thì tiên lượng bệnh kém, có thể sẽ mang di chứng cả đời.

Viêm nhiều khớp với yếu tố dạng thấp (RF) âm tính: bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên ở dạng này sẽ có triệu chứng viêm từ 5 khớp trở lên trong 6 tuần. Các chỗ viêm có thể là ở các khớp đối xứng và không đối xứng. Những khớp thường bị là khớp gối, khớp cổ tay. cổ chân, bàn ngón tay. Đôi khi sẽ có trường hợp biến dạng khớp nghiêm trọng.

Viêm nhiều khớp (RF) dương tính: bệnh nhi sẽ có các biểu hiện giống như viêm khớp dạng thấp ở người lớn là viêm khớp ngón tay 2 và 3, viêm các khớp nhỏ có tính chất đối xứng. Viêm khớp thái dương có thể để lại di chứng cho hàm dưới thụt ra sau, cằm lẹm. Đôi khi còn có triệu chứng khác như nổi hạt dưới da, viêm mạch.

Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên - chẩn đoán và điều trị

Viêm một khớp hay vài khớp: bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên ở dạng này thường có triệu chứng ở các khớp gối, cổ chân, cổ tay, khuỷu, các khớp nhỏ của tay chân, khớp không đối xứng, viêm dính mống mắt, xơ hóa đục giác mạc, đục nhân mắt, glaucoma…

Nếu chỉ có tổn thương khớp thì tiên lượng bệnh tốt, nhưng cũng có thể gây tình trạng phì đại khớp gối. Khi có triệu chứng ở mắt như đã nêu ở trên thì tiên lượng bệnh kém.

Viêm khớp mở rộng: bệnh có xu hướng mở rộng, tiến triển nhanh lẹ, nguy cơ dẫn đến hủy xương, biến dạng khớp.

Thể viêm cột sống dính khớp: viêm khớp tự phát thiếu niên ở dạng này bệnh nhi sẽ có các hội chứng viêm các điểm bám tận của các dây chằng vào xương, các điểm bám gân, điểm bám tận của gân Achille vào xương gót, gai chậu trước trên, gan bàn chân, mắt đỏ và đau. Nếu có xảy ra các triệu chứng đã kể có thể dính khớp dẫn đến tàn phế.

Viêm khớp vảy nến: những tổn thương da dễ gặp khi mắc bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên là da đầu, quanh rốn, kẽ móng. Viêm ngón tay hình khúc dồi, tổn thương móng tay. Khớp gối là khớp thường gặp nhất sau đó.

Triệu chứng cận lâm sàng

Khi phụ huynh cho bệnh nhi xét nghiệm máu cho ra kết quả có thiếu máu nhược sắc, đặc biệt có thể giảm hồng cầu và bạch cầu thì trong thể viêm khớp có tổn thương nội tạng, men gan AST, AIT tăng. Bên cạnh đó, cũng cần phải có các xét nghiệm miễn dịch di truyền để có biện pháp điều trị kịp thời.  

1.3. Chẩn đoán

Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát - chẩn đoán và điiều trị

Lâm sàng: Gồm các triệu chứng đau khớp, sưng khớp, cứng khớp buổi sáng (từ vài chục phút đến vài giờ); đi kèm đó là bệnh nhi có thể sẽ thay đổi về hành vi, từ chối việc đi lại hoặc sử dụng chi bị đau, chán ăn, hay mệt mỏi, ít hoặc không hoạt động, đau khớp vào ban đêm, chậm lớn, sốt, phát ban, gan lách hạch to, tràn dịch các màng, viêm khớp.

Chẩn đoán xác định: Đối với thể viêm khớp hệ thống là tình trạng sốt kéo dài, nổi ban (ban dát sần, ban đỏ, ban hồng mềm), nổi hạch bạch huyết, viêm màng ngoài tim, kháng thể kháng nhân âm tính.

Với thể viêm nhiều khớp với yếu tố dạng thấp (RF) âm tính sẽ bị viêm từ năm khớp trở lên, các khớp nhỏ và nhỡ, thường gặp là gối, cổ tay, cổ chân, bàn ngón tay, ngón chân.

Thể viêm khớp RF dương tính chủ yếu gặp ở nữ, biểu hiện là viêm các khớp nhỏ và nhỡ, có tính chất đối xứng

Với thể viêm một khớp hay vài khớp ở bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên biểu hiện là tình trạng viêm các khớp gối, khuỷu, cổ tay, cổ chân, các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân, viêm không đối xứng và mắt có thể bị tổn thương.

Thể viêm nhiều hơn vài khớp với các triệu chứng viêm ban đầu ít hơn năm khớp nhưng sau sáu tháng đến một năm, số khớp bị viêm sẽ tăng lên.

Thể viêm khớp và các điểm bám tận, bệnh nhi có các tình trạng biểu hiện ở các khớp háng, các khớp nhỏ của bàn chân, cổ chân, đầu gối, cột sống, đau vùng khớp cùng chậu hoặc cột sống thắt lưng. Viêm mống mắt cấp tính, viêm đường ruột.

Thể viêm khớp vẩy nến thường gặp nhất là khớp gối, sau nữa là đến các khớp của ngón tay ngón chân cùng những tổn thương da của bệnh vẩy nến. Ngoài ra là các triệu chứng viêm ngón tay (ngón tay hình khúc dồi), tổn thương móng tay.

Chẩn đoán phân biệt: chẩn đoán loại trừ là điều cơ bản khi tìm hiểu về bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên. Đối với bệnh có tiến triển nghiêm trọng thuộc thể đa khớp cần loại trừ bệnh nhiễm trùng nặng, hội chứng khớp và da thần kinh mạn tính ở trẻ em, loạn sản xương, bệnh mô liên kết khác, bệnh lý khớp – ruột…

2. Điều trị bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên

Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát - chẩn đoán và điều trị

Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên đa dạng về cách điều trị. Tùy vào tình trạng biểu hiên và lứa tuổi bệnh nhi mà sẽ có những phương pháp điều trị tương ứng phù hợp như vật lý trị liệu, dùng thuốc, điều trị phối hợp, điều trị ngoại khoa…

2.1. Biện pháp dùng thuốc

Ngay khi bệnh nhi nhận được sự khám nghiệm của bác sĩ cho ra kết quả đã mắc bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên, thì phụ huynh dùng một trong những các dược phẩm sau đây:

– Aspirin;

– Ibuprofen;

– Naproxen;

– Piroxicam;

– Diclofenac;

– Methotrexat;

– Thuốc chống sốt tổng hợp;

– Sulphasalazin;

– Etanercept;

– Remicade;

– Chống viêm không steroid ( indomethacine, diclophenac,  celecoxib,, ibrafen, melocicam)

Chú ý sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hay dược sĩ để phân bổ liều lượng hợp lý đối với từng độ tuổi của trẻ.

2.2. Corticoid

Đường toàn thân, được chỉ định trong thời gian phát triển viêm khớp tự phát thiếu niên có thể khởi phát hệ thống.

Uống Prednisolon hoặc chế phẩm tương đương vào mỗi sáng 8 giờ, nhưng chỉ sử dụng trong thời gian ngắn lúc các khớp viêm sưng đau nhiều và tổn thương nội tạng. Có thể dùng giảm dần tùy theo thể trạng có thay đổi tích cực của bệnh nhân.

Tiêm tại khớp, đây là chỉ định đặc biệt thuộc thể viêm một hoặc vài khớp, trường hợp khớp sưng đau nhiều và chỉ được tiêm ở những cơ sở y tế có chuyên khoa phụ trách, dưới hướng dẫn của siêu âm.

2.3. Điều trị phối hợp

Dùng thêm các thuốc dành cho viêm khớp tự phát thiếu niên có chỉ định liều lượng của y – bác sĩ như thuốc giảm đau (bậc 1 là paracetamol; bậc 2 là morphin yếu). Trường hợp đã dùng corticoid cần bổ sung thêm vitamin D, canxi, kali, kết hợp kháng sinh khi có bội nhiễm. Ngoài ra còn có vật lí trị liệu là chiếu tia hồng ngoại vào các khớp tổn thương mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 phút.

2.4. Điều trị ngoại khoa

Là các quá trình nội soi khớp (rửa khớp hoặc cắt bỏ màng hoạt dịch dưới nội soi). Phương pháp này áp dụng khi bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên kéo dài. Thay khớp nhân tạo, phương pháp này chỉ tiến hành khi khớp bệnh nhi đã mất nhiều chức năng vận động

2.5. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc

Đối với bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên trong giai đoạn hình thành và sớm được phát hiện thì vật lý trị liệu là phương pháp cần được chú trọng. Vì với các bài vận động hỗ trợ từ vật lý trị liệu sẽ giúp duy trì đến mức tối đa tầm khả năng hoạt động của khớp, ngăn ngừa cứng khớp, dính khớp. Các biện pháp khác như sóng ngắn, tia hồng ngoại, tập các bài tập phục hồi, tắm suối khoáng cũng có thể áp dụng để hỗ trợ. Nếu đau nhiều, hoặc khớp bất động thời gian ngắn hãy điều chỉnh mức vận động và tư thế sao cho phù hợp để có kết quả tốt.

Nên áp dụng thêm châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, giúp bệnh nhi giảm đau.

Ngoài ra, nên khuyến khích, động viên trẻ tham gia các hoạt động tập thể ở trường lớp để cải thiện cả mặt tinh thần và sức khỏe. Chú ý chế độ dinh dưỡng trong những bữa ăn của bé hàng ngày, giấc ngủ đầy đủ, tạo nhiều thời gian cho trẻ vui chơi, vận động mạnh lành để tình trạng bệnh phần nào đó sẽ có biến chuyển khả quan. 

3. Cách phòng ngừa viêm khớp tự phát ở thiếu niên

Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát - chẩn đoán và điều trị

Cách phòng ngừa viêm khớp tự phát thiếu niên là phụ huynh cần chủ động đưa con em khám kiểm tra mắt định kỳ. Trẻ mắc bệnh viêm khớp mạn tính cần được bác sĩ nhãn khoa khám, vì tất cả các em đều có nguy cơ viêm màng bồ đào. Đối với trẻ viêm vài khớp, có kháng thể kháng nhân dương tính cần khám và soi đáy mắt mỗi tháng bốn lần, trường hợp âm tính cần khám và soi mỗi tháng sáu lần.

Cần tạo cho bé một lối sống năng động, vui khỏe, vận động vừa đủ và hợp thể trạng, giúp bé có môi trường phát triển tích cực, tham gia các trò chơi ở nhà trường, khu phố.

Phụ huynh cần quan tâm và sắp xếp giờ giấc trong sinh hoạt của trẻ sao cho khoa học, không nên để các tình trạng trì trệ, lười vận động, biếng nhác xảy ra. Tất cả sinh hoạt phải thật vừa đủ, không nên bắt ép trẻ phải vận động quá sức đến lã người, và cần nhất là phải chọn sinh hoạt nào mà trẻ yêu thích để trẻ luôn có tâm trạng vui vẻ;

Để tránh bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên còn cần phải có chế độ ăn uống bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho xương nhưng ở chế độ vừa đủ với trẻ. Tăng cường các loại rau củ quả mang nhiều thành phần hỗ trợ xương, giàu sắt, can xi, vitamin K như giá đỗ, rau bina (rau chân vịt), bắp cải, khoai tây, cà chua, bơ, đậu nành, rau tần ô, hành tây, kinh giới, cải xoong, kiệu, bí đỏ…

Trong quá trình điều trị bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên, có thể tinh thần trẻ sẽ bất an, rối loạn, sợ hãi, phụ huynh nên hết lòng tạo niềm tin cho bé, khích lệ động viên và giúp em vận động cơ thể với tâm trạng tích cực. Tuy nhiên cũng hết sức lưu ý để bé không quá mệt mỏi, và cho bé nghỉ ngơi đúng lúc. Kiên nhẫn từng bước đưa bé trở lại đời sống an tươi, khỏe mạnh.  

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay: Dấu hiệu, điều trị & phòng ngừa
Viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay là bệnh lý rất dễ gặp ở những người có độ tuổi từ 30 - 50, chiếm 1 - 3% dân số trong…
Viêm khớp cùng chậu ở nam giới: Triệu chứng, điều trị

Đau nhức khớp cùng chậu, cứng khớp, giảm khả năng vận động là những triệu chứng bệnh viêm khớp cùng…

Viêm màng bao hoạt dịch khớp gối – Biểu hiện và cách điều trị

Viêm bao hoạt dịch khớp gối là một trong những căn bệnh về xương khá phổ biến hiện nay. Bệnh…

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp hiện nay

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý về xương khớp, gây ra những cơn đau nhức mà người bệnh rất…

Viêm khớp liên cầu Viêm khớp liên cầu là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Viêm khớp liên cầu là một loại tổn thương khớp do trực trùng Gr(-) hoặc do vi khuẩn Escherichia tồn…

cơ chế bệnh sinh viêm khớp dạng thấp Cơ chế bệnh sinh, diễn tiến của viêm khớp dạng thấp

Tìm hiểu cơ chế bệnh sinh viêm khớp dạng thấp sẽ giúp hỗ trợ cho quá trình kiểm soát cũng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua