Bệnh Hẹp môn vị phì đại

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Giám đốc Chuyên môn Đông Phương Y Pháp

Hẹp môn vị phì đại là sự thu hẹp của cơ môn vị làm tắc nghẽn đường dẫn thức ăn ra từ dạ dày vào ruột non. Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, khiến trẻ nôn ói dữ dội sau bú, nặng hơn có thể gây mất nước, suy dinh dưỡng và chậm phát triển cùng nhiều biến chứng khác. Điều trị hẹp môn vị phì đại càng sớm càng tăng tỷ lệ hồi phục. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính đối với căn bệnh này. 

Tổng quan

Hẹp môn vị phì đại (Hypertrophic Pyloric Stenosis - HPS) là tình trạng các cơ môn vị (lỗ thông giữa dạ dày và ruột non) phát triển dày lên, thu hẹp lại không cho thức ăn đi qua để xuống ruột non. Bệnh lý này còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như bệnh hẹp môn vị hoặc chứng tắc nghẽn đường ra của dạ dày.

Hẹp môn vị phì đại xảy ra khi cơ môn vị dày lên và cản trở quá trình vận chuyển thức ăn vào ruột non

Căn bệnh này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và chỉ xuất hiện vào thời điểm sau sinh khoảng vài tuần. Không như nhiều thông tin là bệnh được hình thành trong giai đoạn mang thai. Đa số các trường hợp trẻ phát triển hẹp môn vị phì đại liên quan đến những đợt bệnh viêm dạ dày tá tràng cấp tính.

Hẹp môn vị phì đại gây ra hàng loạt các triệu chứng như dễ nôn ói, đầy bụng, khó tiêu, giãn dạ dày, sụt cân, mất nước... Nếu không điều trị kịp sớm sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ, suy dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ nam mắc bệnh cao hơn trẻ nữ (4:1) và xảy ra ở trẻ da trắng nhiều hơn trẻ da vàng, da đen.

Phân loại

Chứng hẹp môn vị phì đại được phân chia làm 2 dạng là mắc phải và bẩm sinh dựa vào căn nguyên khởi phát. Cụ thể gồm:

  • Thể bẩm sinh: Là thể bệnh xuất hiện ngay từ khi trẻ được sinh ra, do liên quan đến một số yếu tố như di truyền, trọng lượng của trẻ tăng cao hoặc tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
  • Thể mắc phải: Các triệu chứng bệnh thường phát triển muộn nên phổ biến ở người lớn hơn trẻ em. Nhưng tỷ lệ mắc bệnh cũng rất hiếm gặp.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Môn vị là tập hợp các cơ có nhiệm vụ giữ cho thức ăn luôn nằm trong dạ dày, sau đó chuyển xuống tá tràng để tiếp tục quy trình tiêu hóa. Ngoài ra, nhóm cơ này còn giữ chất lỏng và dịch axit bên trong dạ dày cho đến khi chúng được phân giải hết trước khi chuyển đến ruột non.

Và một trong những bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến các cơ môn vị này là chứng hẹp môn vị phì đại. Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra căn bệnh này như:

Nguyên nhân

  • Viêm dạ dày tá tràng cấp tính: Hầu hết các trường hợp phát triển hẹp môn vị phì đại ở người lớn thường liên quan đến các đợt viêm cấp tính do sử dụng rượu nặng hoặc ngộ độc thực phẩm.
  • Ung thư hang môn vị: Đây là bệnh ung thư ác tính đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Sự hình thành và phát triển của khối u bên trong lòng môn vị kèm theo viêm nhiễm khiến quá trình tiêu hóa di chuyển thức ăn xuống ruột bị cản trở do cơ môn vị bị thu hẹp.
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân bệnh lý khác làm tăng nguy cơ tắc nghẽn môn vị trong và ngoài dạ dày, chẳng hạn như:
    • Xảy ra bên trong dạ dày: Chẳng hạn như polyp, sẹo môn vị, khối u hạch Hodgkin, tụt hang vị, sa niêm mạc dạ dày qua lỗ môn vị, tổn thương bỏng gây sẹo dạ dày...;
    • Xảy ra bên ngoài dạ dày: Chẳng hạn như khối u tụy xâm lấn môn vị tá tràng, lạc mô tụy môn vị, biến chứng hậu phẫu túi mật, viêm túi mật gây viêm dính quanh tá tràng...;

Yếu tố nguy cơ

Ngoài các nguyên nhân trên, còn nhiều yếu tố nguy cơ có khả năng phát triển chứng hẹp môn vị phì đại, chẳng hạn như:

Trẻ sinh non có nguy cơ phát triển bệnh hẹp môn vị phì đại cao hơn so với những đứa trẻ sinh đủ tháng

  • Trẻ sinh non: Những đứa trẻ sinh non dưới 37 tuần có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những trẻ sinh đủ tháng.
  • Tiền sử gia đình: Ước tính có khoảng 15% trẻ mắc chứng hẹp môn vị phì đại do di truyền từ gia đình hoặc tiền sử gia đình từng có người mắc chứng bệnh này.
  • Giới tính: Trẻ nam có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với trẻ nữ.
  • Sắc tộc: Trẻ em da trắng, những người gốc châu Âu có tỷ lệ mắc cao hơn người da vàng, da đen.
  • Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá hoặc tiếp xúc/ ngửi khói thuốc lá trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với những đứa trẻ phát triển trong thai kỳ lành mạnh.
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: Những trẻ sơ sinh được cho sử dụng thuốc kháng sinh sớm, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên sau sinh sẽ có nguy cơ cao phát triển chứng hẹp môn vị phì đại hơn những đứa trẻ khác. Một số trường hợp cụ thể chẳng hạn như dùng erythromycin trị ho gà. Hoặc thai phụ dùng kháng sinh trị bệnh trong một số tháng cuối thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ.
  • Trẻ bú bình: Một thống kê cho thấy những trẻ bú bình bằng sữa công thức làm tăng nguy cơ phát triển bệnh hẹp môn vị phì đại cao gấp 4 lần so với những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
  • Một số yếu tố nguy cơ khác

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Trẻ bị hẹp môn vị phì đại thường phát sinh các triệu chứng trong vòng 3 - 5 tuần sau sinh. Còn với người lớn, những triệu chứng thường khởi phát cấp tính không có dấu hiệu báo trước.

Trẻ sơ sinh bị hẹp môn vị phì đại thường xuyên nôn ói sau khi bú, đau bụng, mất nước...

Nhưng nhìn chung, cả người lớn và trẻ em đều có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Trẻ nôn trớ sau khi bú;
  • Nôn ói dữ dội trong vòng 30 phút đến 1 tiếng sau ăn;
  • Luôn có cảm giác đói, thường là sau khi nôn xong;
  • Đau bụng;
  • Mất nước;
  • Đại tiện ít;
  • Sụt cân hoặc trẻ tăng cân chậm;

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh hẹp môn vị phì đại thường kết hợp giữa thăm khám lâm sàng, kiểm tra triệu chứng và kết hợp các kỹ thuật cận lâm sàng để đánh giá mức độ thu hẹp môn vị. Các chuyên gia khuyến cáo, đối với trẻ sơ sinh, việc chẩn đoán nên thực hiện trước khi trẻ được 6 tuổi để cho kết quả chính xác nhất.

Chẩn đoán hẹp môn vị phì đại thông qua khám sức khỏe và các xét nghiệm cận lâm sàng

Các bước chẩn đoán hẹp môn vị phì đại như sau:

  • Khám lâm sàng: Bắt đầu khám sức khỏe tổng quát, thu thập và đánh giá triệu chứng, kiểm tra vùng bụng. Sau đó, khai thác thêm một số thông tin liên quan như tiền sử bệnh cá nhân, gia đình và một số thói quen khác.
  • Khám cận lâm sàng: Để xác nhận chẩn đoán hẹp môn vị phì đại và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ thường yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau:

Biến chứng và tiên lượng

Những ảnh hưởng của bệnh hẹp môn vị phì đại tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị sớm vẫn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như:

  • Trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển;
  • Nôn ói nhiều gây trầy xước, chảy máu niêm mạc;
  • Biến chứng vàng da;

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị hẹp môn vị phì đại đều không quá nghiêm trọng và có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Trẻ có thể nhanh chóng phục hồi chức năng môn vị, ăn uống bình thường trở lại và phát triển thể chất tốt bằng phương pháp phẫu thuật.

Điều trị

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính đối với bệnh hẹp môn vị phì đại. Tùy theo dạng tổn thương và mức độ của tình trạng mà bác sĩ phẫu thuật sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật tạo hình hoặc cắt bỏ môn vị.

Hiện nay, kỹ thuật phẫu thuật hẹp môn vị phì đại được áp dụng phổ biến nhất là phẫu thuật nội soi. Được thực hiện bằng cách sử dụng các thiết bị nội soi đưa vào bên trong cơ thể, tiếp cận gần khu vực môn vị và tiến hành cắt một phần cơ dày lên, có thể kết hợp tạo hình môn vị để phục hồi đường di chuyển cho thức ăn, chất lỏng đi qua dễ dàng.

Phẫu thuật cắt bỏ và tạo hình môn vị là phương pháp điều trị chính đối với bệnh hẹp môn vị phì đại

Một số lưu ý trước, trong và sau phẫu thuật hẹp môn vị phì đại:

Trước phẫu thuật

  • Đảm bảo bổ sung đầy đủ nước cho trẻ thông qua truyền ống tĩnh mạch;
  • Làm xét nghiệm máu nhằm kiểm tra lượng nước trong cơ thể;
  • Ngưng cho trẻ uống sữa ít nhất khoảng 6 giờ trước phẫu thuật để giảm nguy cơ nôn mửa và tắc nghẽn đường thở khi gây mê;

Trong phẫu thuật

  • Trẻ được gây mê toàn thân và ngủ sâu trong suốt quá trình phẫu thuật;
  • Tạo một vết rạch nhỏ ở vùng bụng trái;
  • Tiến hành cắt bỏ và tạo hình môn vị, cho phép thức ăn và chất lỏng dễ dàng di chuyển từ dạ dày xuống ruột;

Quá trình phẫu thuật thường mất ít nhất 1 tiếng đồng hồ hoặc lâu hơn.

Sau phẫu thuật

  • Trẻ có thể được cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức ngay sau khi tỉnh dậy, nhưng chỉ với một lượng nhỏ;
  • Nếu trẻ vẫn bị nôn trớ sau phẫu thuật, cần làm thêm một số xét nghiệm để đưa ra các chỉ định khắc phục phù hợp;
  • Đối với người lớn, sau phẫu thuật 12 - 24 tiếng, có thể ăn uống trở lại bình thường hoặc truyền dịch qua đường tĩnh mạch;

Phẫu thuật là phương pháp chính và đem lại hiệu quả cao trong điều trị hẹp môn vị phì đại. Tuy nhiên, bản chất của phẫu thuật là can thiệp trực tiếp lên cơ thể nên rất dễ gây ra các biến chứng khó lường sau đó, chẳng hạn như:

  • Đau nhức, chảy máu;
  • Nhiễm trùng gây sốt cao;
  • Rỉ dịch mủ tại vết mổ;
  • Tăng nặng các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn ói, táo bón...;

Tốt nhất hãy thông báo rõ với bác sĩ về tình trạng này để có những chỉ định xử lý phù hợp, giúp bệnh nhanh nhanh chóng phục hồi và rút ngắn thời gian xuất viện.

Phòng ngừa

Hẹp môn vị phì đại có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ. Nhưng thật không may khi không có biện pháp nào hiệu quả để giúp phòng ngừa tuyệt đối căn bệnh này. Cách tốt nhất đó là chủ động thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của tình trạng này.

Điều này giúp các triệu chứng được xử lý và khắc phục sớm, ngăn ngừa tối đa nguy cơ biến chứng và các vấn đề sức khỏe khó lường khác.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tại sao con tôi thường xuyên bị nôn ói sau bú, chậm phát triển và suy dinh dưỡng?

2. Nguyên nhân tại sao con tôi mắc bệnh hẹp môn vị phì đại?

3. Chứng hẹp môn vị phì đại có nguy hiểm không?

4. Bệnh gây ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con tôi?

5. Cần làm những xét nghiệm gì để xác nhận chẩn đoán hẹp môn vị phì đại?

6. Bệnh hẹp môn vị phì đại có chữa khỏi được không?

7. Phương pháp điều trị hẹp môn vị phì đại tốt nhất hiện nay?

8. Những điều tôi cần lưu ý trước, trong và sau khi trẻ phẫu thuật?

9. Quá trình phẫu thuật mất bao lâu? Chi phí phẫu thuật như thế nào?

10. Trẻ có thể tái phát hẹp môn vị phì đại sau phẫu thuật hay không?

Hẹp môn vị phì đại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Tình trạng này khiến quá trình tiêu hóa ở trẻ bị cản trở, gây khó khăn trong việc tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất. Hậu quả dễ gây suy dinh dưỡng và chậm phát triển cùng nhiều biến chứng khác. Do đó, khuyến cáo các bậc phụ huynh cần cho trẻ tiếp nhận điều trị càng sớm càng tốt để khắc phục bệnh và ngăn ngừa những rủi ro trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Nhiễm Ấu Trùng Sán Lợn
Nhiễm ấu trùng sán lợn xảy ra khi bạn ăn hoặc uống thực phẩm chứa ấu trùng sán dây lợn. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng tổn thương hệ…
Bệnh Tiểu Đường
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính phổ biến có…
Dị ứng sữa Bệnh Dị Ứng Sữa
Dị ứng sữa là một dạng dị ứng khá phổ…
Bệnh Ung thư hậu môn
Ung thư hậu môn là bệnh ung thư nguy hiểm,…
Bệnh Nhiễm khuẩn Hp dạ dày

Nhiễm khuẩn Hp dạ dày xảy ra vô cùng phổ biến trên thế giới. Bất kỳ ai cũng có thể…

Bệnh Viêm Tuỵ Cấp

Viêm tụy cấp là một dạng rối loạn nghiêm trọng cần cấp cứu nội khoa. Chủ yếu do rượu bia,…

Bệnh Áp xe gan

Áp xe gan là một trong những dạng áp xe nội tạng phổ biến tại Việt Nam, nơi có kiểu…

Nguyên nhân gây hội chứng ruột ngắn Hội chứng ruột ngắn

Hội chứng ruột ngắn là tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng ở ruột non do liên quan đến yếu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Giám đốc Chuyên môn Đông Phương Y Pháp

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua