Bệnh Lao Vú

Lao vú là một trong những thể lao ngoài phổi hiếm gặp. Cả nam và nữ giới đều có thể mắc lao vú, nhưng phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, cho con bú, phụ nữ lớn tuổi... Bệnh lý này thường có tiên lượng tốt, chữa khỏi được nhờ phác đồ kháng sinh chống lao phù hợp. 

Tổng quan

Lao vú (Breast tuberculosis) là thể lao ngoài phổi hiếm gặp, do trực khuẩn lao tấn công và xâm nhập vào mô tuyến vú. Tổn thương lao vú đặc trưng bởi khối u trong vú, có thể mềm hoặc cứng, kèm theo hiện tượng tụt núm vú hoặc biểu hiện dưới dạng áp xe lao.

Bệnh lao vú là thể lao ngoài phổi hiếm gặp, xảy ra ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

Hiện nay, số ca mắc trên toàn thế giới khoảng 500 ca, trong đó Việt Nam ghi nhận khoảng 30 ca. Bệnh xảy ra chủ yếu ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, mang đa thai hoặc đang cho con bú. Nam giới cũng có thể mắc lao vú nhưng rất hiếm.

Bệnh lao vú rất dễ nhầm lẫn với áp xe hoặc ung thư biểu mô tuyến vú. Để chẩn đoán chính xác, bắt buộc phải lấy mẫu mô vú tổn thương để làm sinh thiết.

Phân loại

Ổ lao vú có thể là dấu hiệu của một đợt tấn công riêng lẻ hoặc kết hợp với các đợt tấn công của trực khuẩn lao vào hạch, xương khớp hoặc cơ quan sinh dục khác. Dựa vào yếu tố này, có thể chia bệnh lao vú thành 2 dạng chính gồm:

Bệnh lao vú được chia làm 2 dạng chính là thể nguyên phát và thể thứ phát

  • Lao vú nguyên phát (Primary mammary tuberculosis): Là thể lao ban đầu phát triển khu trú ở vú. Đây là thể phổ biến nhất chiếm tỷ lệ 60% trong tổng số các ca mắc.
  • Lao vú thứ phát (Secondary breast tuberculosis): Ít gặp hơn, xảy ra do lây lan trực khuẩn lao từ các vùng khác trong cơ thể như:
    • Đường hạch bạch huyết;
    • Đường máu;
    • Từ núm vú qua ống dẫn sữa trong thai kỳ hoặc đang cho con bú;
    • Lây lan giữa các cơ quan tiếp giáp với da, xương hoặc màng phổi;

Ngoài ra, dựa vào các đặc điểm lâm sàng, lao vú được chia làm 3 dạng gồm:

  • Dạng nốt: Đây là dạng phổ biến nhất, chiếm 76,8% trường hợp mắc. Tổn thương dạng nốt biểu hiện bằng các khối sưng đa dạng kích thước, có hoặc không kèm theo hạch to;
  • Dạng lan tỏa: Chiếm 11.2% trường hợp lao vú. Dạng lan tỏa có xu hướng phát triển thành dạng nốt nếu không được điều trị. Tổn thương là khối u sưng đau, có thể lan rộng toàn bộ tuyến và dính vào da, kèm theo chảy máu, chảy mủ.
  • Dạng xơ cứng: Chiếm 1.4% trường hợp lao vú, thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis là tác nhân gây bệnh lao nói chung và lao vú nói riêng. Chúng lây lan chủ yếu qua đường hô hấp khi người bệnh hít phải không khí ô nhiễm. Thông thường, phổi là cơ quan dễ nhiễm khuẩn lao nhất, nhưng chúng cũng có thể lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ thể (lao ngoài phổi), trong đó có bệnh lao vú.

Bệnh lao vú được gây ra bởi trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis

Ngoài ra, một số yếu tố rủi ro khác làm tăng nguy cơ gây bệnh lao vú như:

  • Mặc áo ngực quá chật, ép vòng 1 gây ngứa ngáy, cào gãi, trầy xước tăng nguy cơ nhiễm trùng lao;
  • Tiếp xúc gần với người nhiễm lao và hít phải giọt bắn, không khí chứa vi khuẩn;
  • Do lây lan nhiễm trùng trực khuẩn lao từ các vùng khác trong cơ thể như lao phổi, màng phổi, xương sườn... thông qua xâm lấn trực tiếp hoặc đường hạch bạch huyết;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Các triệu chứng của lao vú gần giống với các bệnh vú lành tính và ác tính nên rất khó phát hiện sớm. Một số triệu chứng điển hình của bệnh lao vú gồm:

Tổn thương sưng đau loét vú kèm theo sốt, mệt mỏi, sụt cân là dấu hiệu điển hình của lao vú

  • Khối u trong vú;
  • Tụt núm vú;
  • Rò rỉ dịch hoặc loét vùng da quanh vú;
  • Xuất hiện hạch cổ, hạch nách;
  • Các triệu chứng nhiễm trùng như:
    • Sốt;
    • Mệt mỏi;
    • Sụt cân;
    • Chán ăn;

Chẩn đoán 

Bệnh lao vú khó chẩn đoán hơn so với các bệnh lý khác do triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu. Yếu tố quan trọng giúp chẩn đoán lao vú là tìm thấy sự hiện diện của vi khuẩn lao. Bác sĩ thường chỉ định kết hợp nhiều phương pháp chẩn đoán sau:

Sinh thiết mẫu mô vú phát hiện nang lao chẩn đoán chắc chắn bệnh lao vú

  • Siêu âm vú: Giúp phát hiện các tổn thương bất thường trong vú như áp xe, khối u... Tuy nhiên, kết quả này thường không đặc hiệu và ít khi nghĩ đến lao vú.
  • Chụp X quang: Hình ảnh X quang giúp quan sát cấu trúc chi tiết bên trong vú, chẩn đoán lao vú và các tổn thương kèm theo.
  • Chọc hút FNA vú: Chỉ số FNA được đánh giá cao trong việc chẩn đoán các tổn thương viêm nhiễm, hoại tử dạng hạt, bã đậu hoặc đại bào Langhans.
  • Sinh thiết: Giải phẫu bệnh làm sinh thiết mẫu dịch tiết mô vú để tìm kiếm các nang lao điển hình, kết hợp phết mủ tìm phát hiện vi khuẩn lao, chẩn đoán bệnh lao vú.
  • Một số xét nghiệm khác:
    • Nuôi cấy trực khuẩn lao;
    • PCR lao;
    • Kỹ thuật IDR;
    • Nhuộm vi khuẩn kháng axit Ziehl-Neelsen;
    • Phản ứng chuỗi polymerase;
    • Chọc hút ổ dịch áp xe kết hợp soi tìm trực khuẩn lao;

Ngoài ra, chẩn đoán lao vú cần phân biệt với các bệnh lý có biểu hiện tương đồng như:

  • Ung thư vú;
  • Bệnh vú lành tính;
  • Bệnh Paget vú;

Biến chứng và tiên lượng

Lao vú là thể lao ngoài phổi tuy hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Bệnh sẽ có tiên lượng xấu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khối u nhiễm trùng dần lan rộng khắp bầu vú hoặc lan ra thành sau tuyến vú, gây xẹp ngực và tổn thương khoang màng phổi.

Ngoài ra, sự phát triển của trực khuẩn lao còn làm tăng nguy cơ xuất hiện lỗ rò lao mãn tính. Có thể đặc trưng một lỗ hoặc nhiều lỗ, chúng có thể trở nên tím tái và để lại lớp xơ cứng vĩnh viễn, không thể phục hồi.

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp lao vú đều có tiên lượng tốt khi được điều trị sớm và đúng cách. Lao vú thường không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng, mà phụ thuộc vào các vị trí lao khác.

Điều trị

Có 2 phương pháp điều trị bệnh lao vú thường được áp dụng là:

Điều trị bằng thuốc kháng lao

Đa số bệnh nhân mắc bệnh lao vú đều được điều trị bằng phác đồ chống lao từ 6 - 9 tháng. Sử dụng 4 loại thuốc chính gồm: rifampicin, isoniazid, pyrazinamide và ethambutol.  Tùy theo mức độ nhiễm khuẩn lao nặng hay nhẹ, nguy cơ kháng thuốc..., bác sĩ sẽ chỉ định công thức áp dụng dùng thuốc phù hợp.

Điều trị lao vú hiệu quả bằng phác đồ thuốc chống lao

Điều trị lao vú bằng thuốc kháng lao tuy đem lại hiệu quả cao nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như:

  • Buồn nôn, đau bụng;
  • Phát ban ngoài da;
  • Ngứa da;
  • Nước tiểu màu vàng đậm;
  • Vàng da, vàng mắt;

Phẫu thuật 

Phẫu thuật đối với bệnh lao vú rất hiếm khi được chỉ định, vì hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều đáp ứng tốt với thuốc kháng sinh. Nhưng với những trường hợp tổn thương vú nghiêm trọng, sẽ được cân nhắc can thiệp ngoại khoa.

Bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u trong vú (tỷ lệ 39%). Mục tiêu cắt bỏ càng nhiều khối u chứa mô hoại tử và nhiễm trùng càng tốt;
  • Dẫn lưu dịch ổ mủ trong vú (tỷ lệ 23%);
  • Phẫu thuật cắt bỏ vú (< 5%);

Phẫu thuật vú tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ và tham khảo ý kiến tư vấn tối ưu của bác sĩ.

Phòng ngừa

Một số biện pháp tích cực phòng ngừa lao vú chị em cần lưu ý sau:

Chọn áo ngực vừa vặn, thoáng mát và không gây kích ứng ngực, phòng ngừa nhiễm lao vú

  • Bảo vệ đường hô hấp, che chắn cẩn thận khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc gần với người nhiễm vi khuẩn lao.
  • Không nên mặc áo ngực quá chật trong thời gian dài, nhất là khi đang có những tổn thương, trầy xước, vết loét trên quầng vú.
  • Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống, vận động và nghỉ ngơi điều độ, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  • Khám sức khỏe định kỳ, tầm soát các bệnh lý tiềm ẩn về khối u vú, dù lành hay ác tính để sớm điều trị dứt điểm, ngăn ngừa các biến chứng về sau.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị nhiễm trùng, sưng, đau, loét vú là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân tại sao tôi mắc bệnh lao vú?

3. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán lao vú?

4. Bệnh lao vú có nguy hiểm không?

5. Phương pháp điều trị lao vú tốt nhất dành cho tôi?

6. Dùng kháng sinh chống lao lâu ngày có gây tác dụng phụ không?

7. Tôi có nên phẫu thuật cắt bỏ vú khi bị lao vú không?

8. Quá trình điều trị lao vú mất bao lâu thì khỏi hẳn?

9. Chi phí điều trị lao vú tốn bao nhiêu? Có dùng thể BHYT được không?

10. Tôi có thể bị tái phát lao vú sau điều trị không?

Lao vú gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tăng nguy cơ nhiễm trùng lây lan sang các cơ quan khác, thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó, khuyến cáo chị em phụ nữ nên hết sức thận trọng, chủ động thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, ngăn ngừa các biến chứng khó lường về sau.

Có thể bạn quan tâm:

  • Bệnh ho lao là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY
  • Bệnh lao xương là gì, có lây không? Cách điều trị & ăn uống
Chia sẻ:
Bệnh Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus sốt xuất huyết (Dengue) gây ra. Đây là căn bệnh phổ biến ở cả trẻ em lẫn người lớn. Bệnh có…
Bệnh Chân Voi
Bệnh chân voi là bệnh nhiễm ký sinh trùng giun…
Bệnh Do Cryptosporidium
Bệnh Cryptosporidiosis xảy ra khi cơ thể nhiễm ký sinh…
Bệnh AIDS
Bệnh AIDS là bệnh truyền nhiễm do virus HIV gây…
Bệnh Thương hàn

Thương hàn là bệnh lý sốt nhiễm trùng do vi khuẩn Samonella Typhi gây ra. Bệnh thường phổ biến ở…

Bệnh Lậu

Bệnh lậu là căn bệnh nhiễm trùng phổ biến lây truyền qua đường tình dục, bên cạnh các bệnh khác…

Bệnh Sưng hạch bạch bẹn

Sưng hạch bạch bẹn có thể xảy ra đột ngột do nhiều tác nhân như nhiễm trùng, chấn thương hoặc…

Bệnh Sốt mèo cào

Bệnh sốt mèo cào xảy ra rất phổ biến, nhất là ở trẻ em và trẻ vị thành niên từ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua