Bệnh Nấm móng

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nấm móng là tình trạng nhiễm trùng phổ biến ở nấm móng tay hoặc móng chân. Bệnh có thể được gây ra bởi nhiều loại vi nấm khác nhau, phổ biến nhất là dermatophyte. Những người bị chấn thương thường do mang giày chật, ẩm ướt và hệ thống miễn dịch suy yếu... Tổn thương nấm móng có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm, liệu pháp laser hoặc phẫu thuật loại bỏ móng. 

Tổng quan

Nấm móng (Onychomycosis) là tình trạng móng tay, móng chân bị nhiễm trùng, làm thay đổi màu móng, dày lên và dần tách khỏi lớp móng. Tác nhân gây bệnh là do các loại nấm mốc, nấm men, chúng khởi phát bằng cách tấn công trực tiếp đến móng, sau đó phá hủy hết các chất sừng (protein) có trong da, tóc và móng.

Nấm móng là bệnh lý nhiễm nấm phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào

Trong đó, dạng nấm móng phổ biến nhất là nấm móng dermatophyte, do chủng nấm dermatophyte gây ra. Chúng có khả năng sinh sôi và phát triển mạnh mẽ trong môi trường ẩm và ấm. Vị trí khởi phát đầu tiên là móng chân, sau đó dần lan sang nhiều móng còn lại. Ngoài ra, còn có nhiều loại nấm móng khác như nhiễm nấm Candida hoặc bị nấm móng do các tác nhân khác như chấn thương va đập hoặc tiếp xúc với môi trường ẩm ướt.

Bệnh nấm móng cực kỳ phổ biến, số lượng người mắc bệnh tỷ lệ thuận với tuổi tác, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng cao. Ước tính bệnh ảnh hưởng đến 1/2 dân số thế giới. Tỷ lệ này càng cao hơn ở những người > 60 - 70 tuổi.

Phân loại

Bệnh nấm móng được phân chia làm nhiều loại chính, dựa vào hình thái tổn thương và cách thức xâm lấn vào móng. Bao gồm:

  • Bệnh nấm móng bề mặt;
  • Bệnh nấm móng dưới móng bên và xa;
  • Bệnh nấm móng loạn dưỡng toàn bộ;
  • Bệnh nấm móng endonyx;

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân 

Bệnh nấm móng được gây ra bởi nhiều chủng nấm khác nhau. Chẳng hạn như:

Nấm dermatophyte là tác nhân gây nấm móng phổ biến nhất

  • Nấm Dermatophyte: Là chủng nấm gây nấm móng phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% trường mắc bệnh. Trong đó, khoảng 71% trường hợp là chủng Trichophyton rubrum và khoảng 20% trường hợp là chủng Trichophyton mentagrophytes;
  • Nấm men: Khoảng 5% trường hợp bị nấm móng do nhiễm nấm Candida albicans;
  • Các loại nấm khác: Chiếm khoảng 4% nhiễm nấm móng với các chủng như Aspergillus, Fusarium, Cephalosporium, Scopulariopsi...;

Ngoài nấm móng, những loại nấm này cũng có thể gây ra các bệnh lý khác do nhiễm trùng lây lan như:

  • Nấm ngoài da;
  • Nấm da đầu;
  • Nấm móng chân ở vận động viên;
  • Nhiễm trùng ở da háng hoặc đùi trên;

Yếu tố nguy cơ

Ngoài các chủng nấm gây nấm móng, một số trường hợp mắc bệnh do một số yếu tố rủi ro sau:

Người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ cao mắc bệnh nấm móng

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu, mắc bệnh HIV/AIDS, tiểu đường, bệnh mạch máu ngoại biên hoặc các vấn đề về lưu lượng máu khác;
  • Vệ sinh kém;
  • Đã từng bị chấn thương móng trước đó;
  • Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt như phòng tắm, phòng thay đồ, bể bơi, tắm vòi hoa sen công cộng...;
  • Đi chân trần hoặc mang giày chật;
  • Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh nấm móng cao hơn người trẻ;
  • Tiền sử gia đình bị nấm móng chân;

Xem thêm: Bệnh nấm móng tay, chân và cách điều trị dứt điểm?

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Giai đoạn đầu của nấm móng thường không gây ra triệu chứng nên rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, theo thời gian mức độ nhiễm nấm càng lâu, các triệu chứng nhiễm trùng móng sẽ dần biểu hiện rõ ràng, bao gồm:

Móng thay đổi màu, dày lên và gây đau nhức là những triệu chứng đặc trưng của bệnh nấm móng

  • Thay đổi màu móng: Móng tay hoặc móng chân chuyển sang màu vàng hoặc nâu. Vị trí bắt đầu chuyển màu là ở góc trên cùng của móng tay, sau đó mới lan dần xuống bên dưới lớp biểu bì theo sự phát triển của nấm.
  • Dày móng: Móng tay dày lên bất thường hoặc nổi gồ lên khi nấm tấn công đến lớp giữa móng, dẫn đến biến dạng móng, giòn, dễ vỡ và tách khỏi nền móng, tỏa mùi hôi.
  • Đau nhức: Bị nấm móng gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức. Cơn đau càng nặng hơn khi mang giày, đi bộ gây áp lực và ma sát đến các đầu móng chân. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến viêm nhiễm.
  • Nhiễm trùng lây lan: Trong một số trường hợp nhiễm trùng lây lan sang các vùng da xung quanh móng gây ra cảm giác ngứa rát, nổi mẩn đỏ, đóng vảy...

Chẩn đoán

Chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ nấm móng là yếu tố quan trọng phục vụ công tác điều trị phù hợp. Quá trình chẩn đoán thường kết hợp giữa thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm kiểm tra cận lâm sàng. Cụ thể bao gồm:

  • Sinh thiết móng;
  • Nuôi cấy mẫu móng dưới kính hiển vi;
  • Xét nghiệm KOH (tiếp xúc với kali hydroxit);
  • Xét nghiệm máu nhằm chẩn đoán xác nhận nhiễm trùng;

Biến chứng và tiên lượng

Các chuyên gia khẳng định, bản chất của bệnh nấm móng thường không gây hại. Các triệu chứng nấm móng chân thường phổ biến hơn so với nấm móng tay. Nhiễm nấm móng có thể dễ dàng lây lan sang các vùng da xung quanh móng, gây đau rát, ngứa ngáy, viêm loét và tăng nguy cơ hoại tử cao nếu không điều trị kịp thời, đúng cách.

Các vị trí trên da dễ bị lây nấm móng như da, da đầu, còn được gọi là hắc lào. Hoặc lây từ nấm móng chân gây nhiễm trùng vùng da giữa các ngón chân, vùng bẹn...

Nấm móng khiến móng tay, móng chân đổi màu, mất thẩm mỹ và đau nhức ảnh hưởng đến khả năng đi lại

Bệnh nấm móng tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thể trạng, tinh thần và ngoại hình của người bệnh. Bệnh càng kéo dài lâu ngày càng gây giảm sút chất lượng cuộc sống. Điều trị nấm móng qua đường toàn thân với tỷ lệ hiệu quả khoảng 50 - 80%, tỷ lệ tái phát 15 - 20%/ năm. Do đó, hãy chủ động thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng khó lường về sau.

Điều trị

Nấm móng là bệnh lý nhiễm trùng phổ biến với tỷ lệ mắc cao, tuy nhiên không phải lúc nào cũng cần điều trị y tế. Đôi khi chỉ cần chăm sóc tích cực và áp dụng các loại thuốc không kê đơn là có thể chữa khỏi bệnh.

Trường hợp nấm móng nghiêm trọng bắt buộc phải can thiệp điều trị y tế để ngăn ngừa các biến chứng khó lường. Tùy theo chủng nấm gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Quá trình điều trị có thể kéo dài khoảng vài tháng.

Một số biện pháp điều trị bệnh nấm móng hiệu quả như:

Điều trị bằng thuốc

Đối với bệnh nấm móng, điều trị bằng thuốc chống nấm là phương pháp chữa trị tiêu chuẩn, đem lại hiệu quả cao. Có 2 nhóm thuốc được dùng phổ biến là thuốc uống và thuốc bôi.

Thuốc chống nấm là phương pháp điều trị nấm móng hiệu quả nhất

Thuốc bôi

Điều trị nấm móng tại chỗ bằng các loại thuốc bôi thường được dùng cho móng tay. Chỉ định dùng kéo dài khoảng vài tháng, điển hình là các loại thuốc sau:

  • Penlac (ciclopirox);
  • Jublia (efinaconazole);
  • Curanail (amorolfine);
  • Kerydin (tavaborole);

Nhóm thuốc này thường được chỉ định sử dụng cho những trường hợp nấm móng gây nhiễm trùng nhẹ. Tác dụng chính là ức chế sự phát triển của nấm và cải thiện triệu chứng.

Thuốc chống nấm

Những trường hợp bị nấm móng nặng, ở cả móng tay và móng chân thường được chỉ định dùng thuốc chống nấm. Thuốc có tác dụng tiêu diệt nấm toàn thân, từ trong ra ngoài. Quá trình điều trị dùng thuốc chống thường kéo dài ít nhất khoảng 3 tháng. Được điều chế dưới dạng viên, điển hình với các loại thuốc gồm:

  • Fulvicin (griseofulvin);
  • Diflucan (fluconazole);
  • Lamisil (terbinafine);
  • Sporanox (itraconazole);

Tuy đem lại hiệu quả cao, nhưng nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như tổn thương gan. Người bệnh cần tuân thủ liều dùng do bác sĩ chỉ định để giảm thiểu tối đa các rủi ro ngoài ý muốn.

Liệu pháp laser

Đây là phương pháp điều trị không xâm lấn sử dụng tia laser nhằm tiêu diệt các loại nấm mốc, nấm men gây bệnh nấm móng chân hoặc móng tay. Một số trường hợp có thể được chỉ định điều trị nấm móng bằng laser kết hợp với thuốc chống nấm tại chỗ.

Phương pháp này có thể là sự chọn lựa điều trị thay thế phù hợp với những người không đáp ứng với việc dùng thuốc.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp cắt bỏ phần móng bị nhiễm trùng nghiêm trọng nhằm tạo điều kiện để các mô móng mới khỏe mạnh phát triển thay thế.

Phòng ngừa

Nhiễm trùng nấm móng có thể xảy ra ở bất kỳ ai và việc loại bỏ nhiễm nấm không phải dễ. Do đó, hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp để phòng ngừa sự phát triển của bệnh.

Giữ vệ sinh móng tay, móng chân kỹ lưỡng giúp phòng ngừa bệnh nấm móng

  • Giữ vệ sinh tay, chân, đặc biệt là móng tay, móng chân;
  • Thường xuyên cắt móng tay, móng chân;
  • Không nên đi chân trần trên mặt đất và tránh mang giày chật để giảm nguy cơ nấm móng.
  • Luôn giữ cho bàn chân, bàn tay khô ráo, lau khô sau khi tắm.
  • Bảo vệ móng khỏi các chấn thương vô tình hoặc cắt móng tay quá sát vì chúng có thể khởi phát nấm móng.
  • Thường xuyên làm sạch bấm móng tay, tốt nhất không nên dùng chung bấm móng tay.
  • Tuyệt đối không dùng tay để xé rách móng tay, móng chân.
  • Chọn giày vừa size, ôm trọn bàn chân, không quá chật hoặc quá rộng.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Móng của tôi đột nhiên thay đổi màu sắc, dày lên hoặc bị bóc tách khỏi lớp nền móng là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Lý do tại sao tôi mắc bệnh nấm móng?

3. Mức độ nấm móng của tôi có nghiêm trọng không?

4. Tổn thương nấm móng có chữa trị khỏi hẳn được không?

5. Phương pháp điều trị nấm móng tốt nhất hiện nay?

6. Tôi nên dùng loại thuốc chống nấm nào tốt nhất? Có gây tác dụng phụ không?

7. Nếu không điều trị, bệnh nấm móng có thể tự khỏi không?

8. Bệnh nấm móng có thể tái phát sau khi điều trị không?

Bị nấm móng không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên bệnh nhân bị ảnh hưởng rõ rệt đến ngoại hình, tính thẩm mỹ và sự tự tin của người bệnh. Điều trị nấm móng không quá khó khăn, nên bạn hoàn toàn có thể điều trị sớm để loại bỏ nhiễm trùng và phục hồi móng khỏe mạnh. Đồng thời, chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc móng kỹ lưỡng, tránh tiếp xúc với các tác nhân nguy cơ nhiễm nấm để giảm nguy cơ phát bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Behcet
Bệnh Behcet là chứng rối loạn tự miễn dịch hiếm gặp gây viêm ở nhiều cơ quan, bộ phận của cơ thể như da, mắt, cơ xương khớp, tiêu hóa...…
Bệnh Chốc mép
Chốc mép xảy ra khi vùng khóe miệng bị khô…
Viêm nang lông Bệnh Viêm Nang Lông
Viêm nang lông là bệnh da liễu xảy ra do…
Bệnh Hoại tử mỡ
Hoại tử mỡ là tình trạng lành tính không phải…
Bệnh Ngón tay trắng

Ngón tay trắng là bệnh nhiễm virus herpes simplex gây ra, ảnh hưởng đến ngón tay, ngón chân. Tình trạng…

Bệnh U nang biểu bì

U nang biểu bì là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp. Đa số trường hợp được chẩn…

Chấy Rận (chí rận)

Chấy rận xuất hiện rất phổ biến ở da đầu và nhiều vùng lông khắp cơ thể. Chúng sinh sôi…

Bệnh lang ben Bệnh Lang Ben

Lang ben là bệnh lý về da thường gặp do nhiễm loại nấm Pityrosporum ovale. Bệnh gây những tổn thương…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua